Quyết định 667/QĐ-UBND lĩnh vực Bộ máy hành chính

Tóm lược

Quyết định 667/QĐ-UBND lĩnh vực Bộ máy hành chính về Kế hoạch công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Quảng Nam ban hành ngày 09/02/2018

Số hiệu: 667/QĐ-UBND Ngày ban hành: 09/02/2018
Loại văn bản: Quyết định Ngày hiệu lực: 09/02/2018
Địa phương ban hành: Quảng Nam Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Bộ máy hành chính,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: UBND Tỉnh Quảng Nam Phó Chủ tịch Trần Đình Tùng

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 667/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 09 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CÁC KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012;

Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 05/TTr-STP ngày 17/01/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành các Kế hoạch về công tác tư pháp năm 2018, bao gồm:

1. Kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp.

2. Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

3. Kế hoạch triển khai công tác hòa giải ở cơ sở; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh.

4. Kế hoạch triển khai công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

5. Kế hoạch công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Đối với việc triển khai công tác bồi thường của Nhà nước năm 2018, thực hiện theo Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 17/01/2018 của UBND tỉnh.

Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quy định của các Kế hoạch; kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các Kế hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT TU, HĐND
, UBND tỉnh;
- Các S
ở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CPVP;

- Lưu VT, TH, KTN, KTTH, VX, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Đình Tùng

 

KẾ HOẠCH

TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Năm 2018 là năm giữa nhiệm kỳ, toàn tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Tình hình kinh tế, xã hội của đất nước và của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn. Trong bối cảnh đó, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác Tư pháp, góp phần tích cực vào bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, xã hội bn vững của tỉnh, UBND tỉnh ban hành kế hoạch trọng tâm công tác Tư pháp năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các ngành và địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2018 trên địa bàn tỉnh, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện, sâu sắc về chất lượng và hiệu quả công tác tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp

- Tăng cường công tác chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ công tác tư pháp một cách toàn diện, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

2. Yêu cầu

- Công tác tư pháp phải có bước phát triển mới, đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục “hướng về cơ sở”, tạo sự chuyển biến đồng bộ từ cơ sở, địa phương và tổ chức pháp chế các Sở, Ban, ngành nhằm thực hiện tốt vai trò cơ quan tham mưu giúp UBND các cấp chỉ đạo, điều hành theo pháp luật các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tăng cường phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp. Đcao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đu cơ quan, đơn vị trong hoạt động chỉ đạo, điều hành.

- Đảm bảo các nhiệm vụ công tác tư pháp phải được triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát chương trình, kế hoạch đề ra.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018

1. Công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đng nhân dân tỉnh Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định danh mục quyết định của UBND tỉnh và trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Tập trung triển khai hiệu quả Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng quy trình lập, đề nghị xây dựng chính sách của HĐND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các Sở, ngành khác có liên quan thực hiện thẩm định 100% văn bản QPPL do các Sở, Ban, ngành dự thảo gửi đến, kể cả các dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành. Nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý các dự thảo văn bản QPPL, chú trọng vào đảm bảo tính khả thi của văn bản.

- Tổ chức tập huấn chuyên sâu và bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản QPPL cho công chức pháp chế các Sở, ngành; Lãnh đạo Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện; Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

b) Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

Tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ thứ hai ( 2014 - 2018) theo chỉ đạo tại văn bản số 6244/BTP-KTrVB ngày 23/11/2017 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ (2014 - 2018); tiếp tục tổ chức rà soát văn bản phục vụ việc triển khai thi hành các văn bản Luật mới ban hành như: Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Luật Bán đấu giá tài sản 2016 và các lĩnh vực pháp luật có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và có liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức như: Hình sự, đất đai, hộ tịch, ban hành văn bản QPPL; tổ chức chính quyền địa phương...

Tăng cường hiệu quả và chất lượng công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; triển khai các phương thức kiểm tra văn bản theo thẩm quyền và tự kiểm tra văn bản; đánh giá hiệu quả và tiếp tục triển khai phương thức kiểm tra văn bản theo chuyên đtại cơ quan ban hành văn bản.

Tổ chức tự kiểm tra 100% văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành; kiểm tra theo thẩm quyền 100% văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành gửi đến Sở Tư pháp để kiểm tra; văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp xã ban hành gửi đến phòng Tư pháp đkiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.

Đẩy mạnh công tác rà soát thường xuyên văn bản QPPL tại các huyện thị xã, thành phố và các Sở, ngành, đồng thi cập nhật vào cơ sở dữ liệu Hthống văn bản quy phạm pháp luật quốc gia

Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL tại các ngành, địa phương về công tác kiểm tra, xử lý văn bản; rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL.

c) Công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp

Phối hp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó trọng tâm là công bố và cập nhật thường xuyên các thủ tục hành chính, các văn bản QPPL liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; mở hộp thư điện tử đtiếp nhận và trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp; phân công công chức tiếp nhận yêu cầu và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp; tiếp tục triển khai kế hoạch hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.

d) Công tác pháp chế

Theo dõi, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế cho đội ngũ công chức pháp chế tại các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Tư pháp về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu.

2. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

a) Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính năm 2018, trong đó trọng tâm là tập trung theo dõi, kiểm tra việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhất là đối với đối tượng là người chưa thành niên; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực “nóng” như: đất đai, xây dựng, đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng, khai thác khoáng sản……

- Tập trung tổ chức thực hiện Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Chuẩn bị các điều kiện về nội dung và phương tiện để triển khai cơ sở về dữ liệu quốc gia xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh sau khi được Thtướng Chính phủ phê duyệt và Bộ Tư pháp triển khai.

b) Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Tiếp tục chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật gắn với công tác xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL; năm 2018 Ngành Tư pháp Quảng Nam tập trung tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp lut vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân như: Thi hành Bộ Luật dân sự, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật Đu giá tài sản. Các Sở, Ban, ngành thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về cải cách thủ tục hành chính cho người dân và tổ chức liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao; UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy tình hình thực tiễn tại địa phương chọn một đến hai lĩnh vực gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 phù hợp với điều kiện địa phương.

- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và tổ chức tại các ngành và địa phương; kịp thời phát hiện những quy định chng chéo, bất hợp lý, gây khó khăn cho việc áp dụng đkiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi.

3. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).

- Tiếp tục triển khai thi hành có hiệu quả Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật và Đán đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021. Triển khai đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021” sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Tham mưu Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh mới được Quốc hội khóa XIV thông qua năm 2017 và năm 2018 đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật gắn với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương, chú trọng những vấn đề dư luận xã hội quan tâm như: vấn đề khởi nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm....; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.

- Tiếp tục triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở để kịp thời giải tỏa các mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng dân cư gắn với áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng và việc Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Thường xuyên rà soát để củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên, tập trung bồi dưỡng về kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và nhiệm vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Triển khai các hoạt động hưởng ứng gắn với tổng kết 5 năm mô hình “Ngày Pháp luật Việt Nam”, ngày 09/11/2018.

4. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước.

a) Công tác hộ tịch, chứng thực, quốc tịch, nuôi con nuôi,

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực, trong đó chú trọng tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2024; tổ chức sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ công chức Phòng Tư pháp và công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã.

- Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của liên Bộ Tư pháp, Công an và Y tế.

- Tổ chức sơ kết 3 năm việc triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan giải quyết tốt vấn đề hộ tịch, quốc tịch cho người Lào di cư tự do và kết hôn không giá thú ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào tại hai huyện Nam Giang và Tây Giang trong giai đoạn gia hạn.

- Triển khai hiệu quả Chỉ thị về tăng cường công tác nuôi con nuôi trong tình hình mới; thực hiện tốt quy chế phối hợp liên ngành giữa Sở Tư pháp, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

b) Công tác lý lịch tư pháp

- Đẩy mạnh việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, đảm bảo thông tin lý lịch tư pháp được kiểm tra, phân loại, lập lý lịch tư pháp, cập nhật bổ sung và đưa vào lưu trữ kịp thời. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân trong đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính; tiếp tục trin khai hiệu quả giải pháp ng dụng công nghệ thông tin trong công tác tra cứu, xác minh thông tin cấp phiếu lý lịch tư pháp bảo đảm tuân th đúng trình tự thủ tục, thời hạn và ci cách hành chính trong việc cấp phiếu.

- Các ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bn hưng dn thi hành.

c) Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước

- Tổ chức triển khai thi hành hiệu quả Luật Trách nhiệm bi thưng của nhà nước năm 2017 trên địa bàn tỉnh. Theo dõi giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh; giải đáp vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyn yêu cầu bi thường; hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bi thường đúng pháp luật; tham mưu xử lý kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bồi thường nhà nước.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký giao dịch bảo đảm (thực hiện cung cấp dịch vụ công cấp độ 3 hướng đến cấp độ 4); thực hiện kiểm tra định kỳ các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

5. Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý

Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại địa phương về hoạt động bổ trợ tư pháp thông qua hoạt động kiểm tra, nắm tình hình, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực Luật sư, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sn, cụ thể như sau:

a) Công tác công chứng

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Công chứng năm 2014, Kế hoạch 3546/KH-UBND ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh vQuy hoạch tổng thể các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020; hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động công chứng cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh. Ban hành Quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh; tổ chức ký kết Quy chế phối hợp hoạt động giữa Sở Tư pháp với Hội Công chứng tỉnh.

b) Công tác luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại.

- Triển khai có hiệu quả Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư; Kế hoạch số 2956/KH-UBND ngày 29/8/2013 của UBND tỉnh về triển khai chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo Đoàn Luật sư chuẩn bị các nội dung và điều kiện Đại hội nhiệm kỳ 2018 - 2022. Sơ kết 5 năm thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; tổng kết 10 năm triển khai thi hành Luật Luật sư.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các quy định của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật về tư vấn pháp luật.

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 4452/KH-UBND ngày 22/8/2017 của y ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

- Thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực trọng tài thương mại khi có phát sinh và theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.,

- Tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 1427/KH-UBND ngày 26/4/2012 và Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 09/4/2015 của UBND tỉnh về triển khai Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh. Rà soát, bổ nhiệm Giám định viên tư pháp trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu giám định của cơ quan tố tụng nhằm giải quyết vụ án được kịp thời, chính xác.

c) Công tác bán đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản, thừa phát lại.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 2574/KH-UBND ngày 24/5/2017 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản; phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát các quy định quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản do UBND tỉnh ban hành có mâu thuẫn, chồng chéo với Luật đấu giá tài sản để ban hành văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của Luật Đấu giá tài sản hiện hành; rà soát, hướng dẫn các tổ chức đấu giá tài sản đăng ký hoạt động đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản thành lập trước ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành và đề nghị cấp Thẻ đấu giá viên theo quy định.

- Triển khai thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP.

d) Công tác Trợ giúp pháp lý

- Tập trung nguồn lực triển khai có hiệu quả các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành; Kế hoạch số 5386/KH-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 4140/QĐ-UBND ngày 22/11/2016 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý giai đoạn 2016-2020.

- Tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và năng lực của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trong đó chú trọng việc hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng

- Giám đốc Sở Tư pháp tiếp nhận, xử lý và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành mình; quyết định thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành nhất là trong các lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, Hành chính tư pháp

- Chú trọng công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng tại các đơn vị trực thuộc Sở, thực hiện tốt Luật tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Công tác tổ chức xây dựng ngành

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực công chức, viên chức ngang tầm với nhiệm vụ được giao, căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tư pháp năm 2018;

- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu về xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý, rà soát thường xuyên văn bản QPPL; theo dõi thi hành pháp luật; quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; đăng ký và quản lý hộ tịch, trợ giúp pháp lý....

- Triển khai Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; cải tiến lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thực hiện nghiêm quy định không uống rượu bia trong giờ làm việc và các Chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức Ngành Tư pháp. Nâng cao chất lượng chế độ báo cáo, thống kê trong toàn ngành. Triển khai sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động chỉ đạo, điều hành đối với Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, hạn chế tối đa việc sử dụng văn bản giấy trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy trình ISO trong hoạt động của cơ quan Sở Tư pháp theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001 - 2008 vào hoạt động cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

8. Công tác cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính theo Quyết định số 5139/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020; thường xuyên rà soát để kiến nghị cấp có thẩm quyền thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành nhưng phức tạp, rườm rà gây khó khăn cho tổ chức và công dân trong quá trình giải quyết công việc; kiểm soát thủ tục hành chính nội bộ của ngành Tư pháp.

- Tiếp tục phát huy hiệu quả phần mềm một cửa điện tử, đăng ký cấp phiếu Lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính và đăng ký cấp phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến;

- Nâng cấp và triển khai hiệu quả phần mềm Q-office quản lý điều hành công việc; thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, trao đi thông tin, nghiệp vụ qua mạng internet; sửa đổi, bổ sung quy trình QLCL tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008; duy trì hoạt động hiệu quả cổng thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật mà Sở Tư pháp là thành viên thường trực; hoàn thiện phần mềm nhập thông tin dữ liệu các bản án gửi đến.

9. Công tác thi đua khen thưởng

Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực phong trào thi đua “Toàn ngành Tư pháp đi mới lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao năm 2018”, gắn kết với các phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”, “Cán bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016 - 2020 và các phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề khác do UBND tỉnh và Bộ Tư pháp phát động nhằm tạo động lực thúc đẩy toàn Ngành thực hiện tốt những nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2018 của Ngành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2018; kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.

2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành: Căn cứ Kế hoạch này, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện tại đơn vị; chỉ đạo công chức pháp chế phối hợp với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế tại đơn vị, nhất là việc phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lập, đề nghị xây dựng chính sách trước khi tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết có quy định chính sách; kịp thời kiến nghị những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đxuất giải pháp, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp đtổng hợp) theo quy định.

3. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ Kế hoạch này, ban hành Kế hoạch triển khai công tác Tư pháp năm 2018 và chỉ đạo thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Phòng Tư pháp trong việc triển khai Kế hoạch tại địa phương.

4. Đề nghị Văn phòng HĐND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định danh mục Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.

5. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí, bảo đảm triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2018; đồng thời, hướng dẫn các đơn vị, địa phương bố trí ngân sách, kinh phí đảm bảo triển khai công tác tư pháp ở địa phương đạt kết quả.

Trên đây là Kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 của UBND tỉnh, yêu cầu các ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xử lý./.

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Để triển khai có trọng tâm, chất lượng công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ.

- Xem xét, đánh giá đúng thực trạng thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Phát hiện những vướng mc, bất cập trong việc thực thi các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

2. Yêu cầu

- Triển khai đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh; thực hiện đầy đủ các nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ.

- Xác định rõ nội dung, biện pháp, phân công trách nhiệm cho các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc tham mưu thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo Kế hoạch này và theo Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2003/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh.

- Chú trọng công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, gắn với công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và các lĩnh vực được xác định trọng tâm theo Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính

a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) và các văn bản pháp luật có liên quan, trọng tâm là Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP cho đội ngũ công chức được giao thực hiện nhiệm vụ này ở các ngành, địa phương.

+ Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên môn phụ trách lĩnh vực nào thì chủ trì, phổ biến các quy định của pháp luật về XL VPHC trong lĩnh vực đó; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phổ biến các quy định của pháp luật về XLVPHC tại địa phương mình.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2018.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật XLVPHC

+ Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên môn phụ trách lĩnh vực nào thì chủ trì, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ XLVPHC trong lĩnh vực đó.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2018

Riêng đối với các lớp tập huấn chuyên sâu về XLVPHC do Bộ Tư pháp tổ chức, Sở Tư pháp có trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các địa phương cử cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu, thực hiện công tác XLVPHC tham gia tập huấn.

- Hướng dẫn, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.

+ Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có liên quan

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu hoặc theo kiến nghị của các ngành, địa phương.

b) Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2003/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

- Thời gian thực hiện: Quý II/2018

c) Kiểm tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC

- Kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực đất đai; khai thác khoáng sản.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

+ Thời gian thực hiện: Quý III/2018

- Kiểm tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC theo chuyên đề, địa bàn

+ Cơ quan chủ trì: Cơ quan trực tiếp XLVPHC đối với lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC tại địa phương mình.

+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2018

- Kiểm tra đột xuất việc thực hiện pháp luật về XLVPHC

Khi có kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân, báo chí về vic áp dụng quy định pháp luật về XLVPHC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyn, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Chtịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra cho Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.

d) Báo cáo công tác thi hành pháp luật về XLVPHC

Các Sở Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng, hàng năm công tác thi hành pháp luật về XLVPHC theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Khoản 31, 33, Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

e) Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

2. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Tiếp tục phổ biến, quán triệt Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Thông tư s 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ.

- Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

- Thời gian thực hiện: Năm 2018.

b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Sở, Ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

c) Lĩnh vực trọng tâm năm 2018 được xác định theo Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018 của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, UBND tỉnh chọn lĩnh vực trọng tâm để thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong năm 2018 là tình hình thi hành pháp luật về bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh

Các Sở, Ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chọn 01 hoặc 02 lĩnh vực trọng tâm, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội và các lĩnh vực được xác định trọng tâm theo Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh; để thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại đơn vị, địa phương mình.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Các Sở, Ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2018

d) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

- UBND tỉnh thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực trọng tâm tại một số ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi, trách nhiệm và lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

e) Tiếp tục duy trì chuyên mục phản ánh tình hình thi hành pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh và các Trang thông tin điện tử của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên

g) Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Tiếp nhận, thu thập, phân loại phản ánh, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có) về tình hình thi hành pháp luật; xem xét, nghiên cứu, kiểm tra lại phản ánh, kiến nghị; xử lý hoặc kiến nghị xử lý thông tin được phản ánh.

- Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên

h) Theo dõi, đánh giá chung về tình hình thi hành pháp luật

Trên cơ sở kết quả thu thập, xử lý thông tin; hoạt động quản lý hành chính, hoạt động kiểm tra, rà soát, hệ thng hóa văn bản QPPL; từ báo cáo của các ngành, địa phương; tổng hợp xây dựng báo cáo Bộ Tư pháp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyn, th xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn tại Thông tư s10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ Tư pháp; gửi về Sở Tư pháp theo đúng thời gian quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 10 Quyết định số 2003/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam.

i) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật” theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Kinh phí thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính: thực hiện theo Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức chi đảm bảo hoạt động cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 3148/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số Đ"> 22/2017/NQ-HĐND.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Tư pháp

- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tại các đơn vị, địa phương theo Kế hoạch; xây dựng báo cáo kết quả công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo đúng thời gian quy định.

- Xây dựng, quản lý và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

2. Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện các nội dung được giao tại mục II Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, chất lượng.

- Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình, trong đó lựa chọn nội dung trọng tâm phù hợp vi chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; gửi Kế hoạch về Sở Tư pháp trước ngày 01/3/2018 để theo dõi.

- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình thực thi pháp luật và triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về xlý vi phạm hành chính thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý; gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo./.

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC XÂY DỰNG, KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÔNG TÁC PHÁP CHẾ, HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đtriển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 06 tháng 7 năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nhằm triển khai thực hiện công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a) Đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng văn bản QPPL, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.

b) Kịp thời phát hiện những nội dung trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp của văn bản với quy định của pháp luật hiện hành, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản QPPL bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

c) Nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực chuyên môn của các Sở, Ban, ngành và địa phương trong công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý.

d) Kịp thời cập nhật một cách đầy đủ và chính xác các văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

e) Tiếp tục củng cố đội ngũ công chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ công tác pháp chế quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế và các văn bản có liên quan theo hướng kiêm nhiệm ổn định. Qua đó, tăng cường năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Việc xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

b) Công tác kiểm tra, rà soát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện, khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định. Các văn bản do HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh ban hành đều phải được kiểm tra và xử lý kịp thời.

c) Hoạt động hệ thống hóa phải được tiến hành định kỳ, kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản QPPL còn hiệu lực.

d) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả.

e) Xác định rõ nội dung hoạt động, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan để các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

II. NỘI DUNG

1. Công tác xây dựng văn bản QPPL

a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng HĐND tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định danh mục nghị quyết năm 2018 của HĐND tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Chủ tịch UBND tỉnh danh mục quyết định của UBND tỉnh năm 2018 về quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thưng vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng HĐND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm

b) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan khác được giao chủ trì soạn thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh phải tổ chức soạn thảo văn bản QPPL theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP Đồng thời, phải đảm bảo đúng theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 289/UBND-NC ngày 17/01/2017 chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và văn hướng dẫn thi hành; Công văn số 5992/UBND-NC ngày 01/11/2017 về việc triển khai Công văn số 1362/TTg-PL ngày 08/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: Các Sở, Ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện được UBND tỉnh giao chủ trì xây dựng văn bản QPPL trình UBND tỉnh hoặc được UBND tỉnh giao trách nhiệm chuẩn bị dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2018.

2. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL:

a) Tổ chức tự kiểm tra 100% văn bản QPPL do UBND các cấp trên địa bàn tỉnh ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, kịp thời phát hiện và chủ động sửa đổi, bổ sung khắc phục những những sai sót, hạn chế trong các văn bản QPPL.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp; Công chức tư pháp - hộ tịch.

- Cơ quan phối hợp: UBND các cấp; các Sở, Ban, ngành thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm

b) Kiểm tra theo thẩm quyền đối với 100% văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành gửi đến Sở Tư pháp để kiểm tra; văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp xã gửi đến Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố để kiểm tra; kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.

- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các cấp; các Sở, Ban, ngành thuộc UBND tỉnh và cơ quan, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm

c) Tổ chức kiểm tra tại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL và tình hình ban hành, tham mưu ban hành văn bản QPPL, việc khắc phục các sai sót trong công tác này (nếu có).

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.

- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cơ quan, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2018.

d) Kiểm tra văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành gửi đến hoặc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: UBND các cấp; các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

e) Đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra văn bản đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản thực hiện, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: UBND các cấp; các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

3. Công tác rà soát văn bản QPPL:

a) Công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2018, tính đến thời điểm ngày 31/12/2018 (kể cả trường hợp văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc đối tượng của kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố (nếu có)) theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; Công chức Hộ tịch - Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: UBND các cấp; các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trước ngày 30 tháng 01 năm 2019.

b) Chủ động rà soát văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới để triển khai thi hành các văn bản QPPL của cấp trên mới được thông qua hoặc ban hành.

- Cơ quan thực hiện: Các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện rà soát, báo cáo kết quả rà soát cho UBND tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

c) Rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực: Tổ chức rà soát các văn bản do HĐND và UBND tỉnh ban hành theo các chuyên đề, lĩnh vực mà các Bộ yêu cầu.

- Cơ quan thực hiện: Các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện rà soát, báo cáo kết quả rà soát cho UBND tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

4. Công tác hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018:

Công tác hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND kỳ 2014 - 2018 là nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.

Sở Tư pháp tham mưu, triển khai công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh phục vụ cho công tác hệ thống hóa kỳ 2014-2018 theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 6244/BTP-KTrVB ngày 23 tháng 11 năm 2017 với những nội dung cụ thể như sau:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018 trên phạm vi cả nước).

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét việc bố trí kinh phí, nhân lực và các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kỳ hệ thống hóa văn bản QPPL.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố việc tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018;

- Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện, báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa cho UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo kế hoạch.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

5. Thu thập, cập nhật văn bản QPPL trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

Tiếp tục được triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 5385/KH-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Quyết định số 4103/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy chế phối hợp cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng HĐND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

6. Công tác pháp chế và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cần bám sát các chương trình, kế hoạch của Bộ, ngành và nội dung cụ thể tại Kế hoạch số 37/KH-STP ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Sở Tư pháp về công tác pháp chế giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 23/KH-STP ngày 03/5/2017 của Sở Tư pháp về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2021 để xây dựng Kế hoạch pháp chế, Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của cơ quan, đơn vị mình đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Tư pháp

a) Thực hiện việc góp ý, thẩm định đối với đề nghị xây dựng nghị quyết do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh và các dự thảo văn bản QPPL do các ngành liên quan được giao chủ trì soạn thảo gửi đến Sở Tư pháp theo quy định.

b) Là cơ quan đầu mối giúp Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra các văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành và kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cp huyện, thị xã, thành phố ban hành trong năm 2018. Định kỳ 06 tháng, 01 năm tổng hợp báo cáo kết quả cho UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.

c) Có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra văn bản; xây dựng kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

d) Giúp UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này, kịp thời báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

2. Các Sở, Ban, ngành liên quan

a) Chủ động soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến, gửi Sở Tư pháp thẩm định, trình UBND tỉnh đề nghị xây dựng nghị quyết và các dự thảo văn bản QPPL được giao soạn thảo theo quy định của pháp luật

b) Kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức tự kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thng hóa văn bản QPPL thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý. Phối hợp với Ban Pháp chế - HĐND tỉnh thực hiện tự kiểm tra văn bản QPPL do ngành mình tham mưu soạn thảo, định kỳ 06 tháng, 01 năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp).

d) Về công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp tổng hợp) kết quả công tác pháp chế hng năm trước ngày 10 tháng 12 và kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Trên cơ sở kế hoạch này, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai cụ thể công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát thường xuyên văn bản QPPL và Kế hoạch hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014 - 2018 tại địa phương.

b) Định kỳ 06 tháng, một năm báo cáo tình hình soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát thường xuyên văn bản QPPL và tiến độ hệ thống hóa văn bản QPPL tại địa phương về Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.

c) Thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, lĩnh vực. Tập trung kiểm tra văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp xã ban hành.

d) Thực hiện nghiêm túc việc gửi văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành về Sở Tư pháp để kiểm tra theo quy định.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện công tác xây dựng văn bản QPPL thực hiện theo Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thng pháp luật; công tác kiểm tra văn bản được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và các quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn./.

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; Nghị quyết liên tịch số U"> 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

Để hoạt động hòa giải ở cơ sở và công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Định hướng nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương về thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các thôn, khối phố.

b) Tiếp tục kiện toàn các tổ hòa giải ở cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ hòa giải viên, đảm bảo đáp ứng được việc xử lý tốt các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong nội bộ dân cư ở các địa bàn cơ sở.

2. Yêu cầu

a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở thôn, khối phố phải gắn liền với việc thực hiện đầy đủ các cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc bảo đảm kinh phí hoạt động cho các tổ hòa giải.

b) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên trong việc phối hợp với chính quyền, mà đặc biệt là ở cấp cơ sở, để cho hoạt động hòa giải ở cơ sở cùng với hương ước, quy ước trở thành phương tiện giúp người dân giải quyết tại chỗ các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ địa bàn sinh sống của mình.

c) Gắn kết chặt chẽ công tác hòa giải ở cơ sở với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (trước hết thông qua hoạt động thực hiện đề án tại các địa bàn cơ sở), đánh giá tiếp cận pháp luật, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của tỉnh.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác hòa giải ở cơ sở

a) Kiện toàn các tổ hòa giải ở cơ sở bảo đảm về cơ cấu thành phần, tiêu chuẩn, số lượng và chất lượng; khắc phục tình trạng tổ hòa giải có số lượng hòa giải viên nhiều hơn quy định nhưng hoạt động không đem lại hiệu quả thực tế.

- Cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo: Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp;

- Cơ quan tổ chức thực hiện: UBND, UBMTTQVN xã, phường, thị trấn;

- Thời gian thực hiện: Quý I + II năm 2018.

b) Cung cấp tài liệu, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các tổ hòa giải ở cơ sở tổ chức sinh hoạt tổ theo định kỳ hằng tháng để trao đổi kinh nghiệm và thường xuyên nắm bắt quy định pháp luật mới.

- Cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo: UBND, UBMTTQVN xã, phường, thị trấn;

- Cơ quan tổ chức thực hiện: Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, Ban nhân dân, Ban công tác mặt trận thôn, khối phố.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

c) Tiếp tục triển khai, quán triệt Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, bổ sung kiến thức pháp luật mới cho tất cả hòa giải viên ở cơ sở và những người có trách nhiệm liên quan đến hoạt động hòa giải ở cơ sở trong cơ quan Nhà nước, tổ chức Mặt trận các cấp.

- Cơ quan chủ trì thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: UBMTTQVN cấp huyện và các tổ chức thành viên.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

d) Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với hòa giải viên.

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: UBND, UBMTTQVN cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Trong quý II và đầu quý III.

e) Xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ báo cáo viên; tổng kết kinh nghiệm chung và chia sẻ, hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương.

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: UBMTTQVN tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

2. Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước

a) Nghiên cứu xây dựng (sửa đổi, bổ sung) hương ước mẫu phù hợp với điều kiện sinh hoạt của dân cư ở các thôn, quy ước mẫu phù hợp với điều kiện sinh hoạt của dân cư ở các khối phố, nhằm tạo cơ sở hướng dẫn cho thôn, khối phxây dựng hương ước, quy ước phù hợp với từng cộng đồng dân cư; giảm dần tình trạng sao chép, nặng hình thức, kém hiệu quả.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

b) Tổ chức triển khai hướng dẫn, vận động nhân dân ở thôn, khối phố tham gia xây dựng hương ước, quy ước phù hợp với điều kiện sinh hoạt của khu dân cư; tự giác chấp hành tốt nội dung hương ước, quy ước do mình đặt ra. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tộc họ, tổ, nhóm dân cư (địa bàn nhỏ hơn thôn, khối phố) xây dựng tộc ước, quy ước phù hợp điều kiện sinh hoạt của mình và tự giác vận động cùng nhau thực hiện.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBMTTQVN tỉnh và UBMTTQVN các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phi hp: Sở Văn hóa- Ththao và Du lịch, Phòng Văn hóa- Thông tin huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

c) Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, đề nghị Sở Tư pháp, UBMTTQVN tỉnh và các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện những công việc đã được xác định cụ thể, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

2. Kinh phí thực hiện, Sở Tư pháp chủ động cân đối sử dụng trong khoản kinh phí hoạt động được giao cho cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh năm 2018 và thanh quyết toán theo Nghị quyết số 116/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 và Nghị quyết số 169/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.

UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã bố trí kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở cấp xã để công tác này thực hiện có hiệu quả trên thực tế.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có vấn đề mới phát sinh đề nghị phản ánh kịp thời với Sở Tư pháp để hướng dẫn hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý./.

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đng bào vùng dân tộc thiu svà miền núi giai đoạn 2017 - 2021”; Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021”; Quyết định số 1163/QĐ-BTP ngày 24/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021;

Căn cứ Kế hoạch số 4567/KH-UBND ngày 25/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Trên cơ sở yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Tư pháp; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, được cụ thể hóa bởi các Quyết định số 705/QĐ-TTg và 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đã nêu trên) để giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ và nhân dân có điều kiện tiếp cận pháp luật ngày càng tt hơn.

b) Định hướng nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành, địa phương mà trước hết là Sở Tư pháp trong việc tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tnh về thực hiện công tác phbiến, giáo dục pháp luật và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2018.

2. Yêu cầu

a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, sử dụng linh hoạt các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn cơ sở phải gắn với đối thoại, tư vn pháp luật, phản ứng chính sách.

b) Phát huy vai trò tham mưu của Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, bộ phận pháp chế của các S, Ban, ngành, đoàn thể để triển khai nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.

c) Tiếp tục chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường và cho các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.

d) Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của tỉnh giao cho các địa phương đê thực hiện chủ trương hướng mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở theo mô hình “Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí - cấp huyện tổ chức thực hiện - cấp xã tiếp nhận kết quả”.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện

- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp phối hợp với các cơ quan thành viên của Hội đồng phối hợp tỉnh, huyện để tham mưu Chủ tịch UBND cùng cấp rà soát bổ sung thay thế kịp thời các thành viên Hội đồng phối hợp tỉnh, huyện đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác;

- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chuẩn bị tốt các điều kiện và tham mưu kịp thời cho Chủ tịch Hội đồng phối hợp cùng cấp tổ chức cuộc họp Hội đồng bảo đảm đúng định kỳ theo Quy chế hoạt động của Hội đồng (với ít nhất 02 kỳ họp/ năm), nhằm phát huy cao nhất vai trò tư vấn cho UBND trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.

2. Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện và đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã

a) Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và cơ quan nhà nước khác của tỉnh rà soát lại đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh theo định kỳ để kịp thời trình Chủ tịch UBND tỉnh miễn nhiệm đối với những trường hợp được quy định tại Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng thời đề nghị bổ sung, thay thế những người có đủ điều kiện vào danh sách báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện nhiệm vụ củng c, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện; tham mưu Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn Chủ tịch UBND cấp xã trong việc củng cố, kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố;

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Quý I - II, năm 2018;

- Kết quả, sản phẩm: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố về miễn nhiệm, công nhận báo cáo viên pháp luật; văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với cấp xã về củng cố, kin toàn đôi ngũ tuyên truyền viên pháp luật.

b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; biên soạn, cung cấp tài liệu cho đội ngũ những người làm công tác ph biến, giáo dục pháp luật

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tham mưu Chủ tịch UBND cùng cấp;

- Thời gian thực hiện: trong quý II + quý III;

- Kết quả, sản phẩm: Tài liệu tập huấn; Hội nghị tập huấn; các lớp bồi dưỡng.

3. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 của Chính phủ theo Kế hoạch số 4567/KH-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh

a) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh thực hiện trách nhiệm tổ chức quán triệt các văn bản pháp luật chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, người lao động trong cơ quan, đơn vị; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, người lao động trong cơ quan, đơn vị được tiếp cận, nắm bắt các quy định của pháp luật chung mà mọi người dân cần phải biết.

- Chủ trì thực hiện: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, cơ quan, đơn vị liên quan

- Thời gian thực hiện: Cả năm

b) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Xây dựng kế hoạch chi tiết tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo”, tại địa bàn các xã: Xã Tân Hiệp (thành phố Hội An); Tam Hải, Tam Quang, Tam Hòa, Tam Tiến (huyện Núi Thành); Bình Hải, Bình Minh, Bình Dương (huyện Thăng Bình); Đắc Tôi, Đắc Pre, Đc Pring, La Dêê, La Êê, Chơ Chun (huyện Nam Giang); Ga Ri, Ch’Ơm, A Xan, Tr’Hy, Lăng, A Tiêng, A Nông, Bha Lêê (huyện Tây Giang).

- Nội dung, hình thức thực hiện: Theo đxuất của UBND các xã thuc đa bàn và Phòng Tư pháp của huyện liên quan;

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Tư pháp huyện liên quan;

- Thời gian thực hiện: Trong quý II và quý III năm 2018.

c) Sở Tư pháp:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng đim về vi phạm pháp luật”, tại địa bàn các xã: Xã Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ); xã Cm Hà (thành phố Hội An); Điện Thọ, Điện Dương, Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn); Tam Nghĩa, Tam Hiệp (huyện Núi Thành); Quế Trung (huyện Nông Sơn); Tam Dân, Tam Lãnh (huyện Phú Ninh); Tiên Cảnh (huyện Tiên Phước); Bình Nam (huyện Thăng Bình); Bình Lâm (huyện Hiệp Đức); Quế Xuân 1, Hương An (huyện Quế Sơn); Duy Nghĩa, Duy Hải (huyện Duy Xuyên); Đại Lãnh, Đại Hiệp (huyện Đại Lộc); Phước Đức (huyện Phước Sơn); Trà Đông (huyện Bắc Trà My); xã Ba (huyện Đông Giang).

+ Nội dung, hình thức thực hiện: Theo đề xuất của UBND các xã thuộc địa bàn và Phòng Tư pháp của huyện liên quan;

+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, Công an huyện và Phòng Tư pháp huyện liên quan;

+ Thời gian thực hiện: Trong quý II và quý III năm 2018.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện Đề án “Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021” theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng kế hoạch chi tiết tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, với những nội dung: (i) Tổ chức Cuộc thi trên mạng internet tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học sinh trung học cơ sở; (ii) 2. Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh trung học phổ thông dưới hình thức sân khấu hóa.

- Nội dung cuộc thi, hội thi: Các quy định pháp luật mà ngành Giáo dục đã đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa, ngoại khóa và quy định pháp luật khác cần khuyến khích thanh thiếu niên, học sinh trong độ tuổi tìm hiểu học tập.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn.

- Thời gian thực hiện: Trong quý II, III và tháng 10, 11/2018.

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng kế hoạch chi tiết tiếp tục thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp”: (i) Tổ chức đối thoại chính sách với người lao động (04 cuộc); (ii) Tuyên truyền pháp luật cho người lao động tại cơ sở, doanh nghiệp (20 lớp).

- Nội dung thực hiện: Trên cơ sở khảo sát nhu cầu của người lao động.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, các chủ doanh nghiệp liên quan;

- Thời gian thực hiện: Trong quý II và quý III năm 2018.

g) Ban Dân tộc tỉnh: Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” (phần nhiệm vụ năm 2018).

- Nội dung thực hiện: Phối hợp với các cơ quan để tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc cho cán bộ, nhân dân các xã thuộc các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Phòng Dân tộc các huyện liên quan;

- Thời gian thực hiện: Trong quý II và quý III năm 2018.

h) Công an tỉnh: Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2017 - 2021” (phần nhiệm vụ năm 2018).

- Phạm vi, đối tượng, nội dung thực hiện: Theo Đề án được ban hành kèm theo Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Công an tỉnh căn cứ tình hình và khả năng thực tế của đơn vị để xác định nhiệm vụ công việc thực hiện trong năm 2018.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

i) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ hoạt động khởi nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”.

- Phạm vi, đối tượng, nội dung thực hiện: Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Sở LĐ-TB&XH, Tỉnh đoàn;

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

k) Hội Luật gia tỉnh: Xây dựng kế hoạch chi tiết tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”.

- Nội dung, hình thức, đối tượng thực hiện: Tổ chức đi thoại - nghe phản ứng chính sách của người dân tại các địa phương có dự án phát triển kinh tế - xã hội đang được bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc đang gây bức xúc về vn đmôi trường.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý), Sở LĐ-TB&XH, Đoàn Luật sư tỉnh;

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

l) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 của địa phương;

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương phối hợp tích cực với các cơ quan, đơn vị của tỉnh được giao chủ trì thực hiện các đề án ph biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn;

- Trên cơ sở nguồn kinh phí của tỉnh giao về UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý đtăng cường các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở theo mô hình “Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí - cấp huyện tổ chức thực hiện - cấp xã tiếp nhận kết quả”, giao cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân tại các xã (được ghi cụ thể trong phụ lục phân bổ kinh phí), theo hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Tư pháp.

m) Một số nội dung cần lưu ý:

- Hoạt động tuyên truyền trực tiếp các luật, pháp lệnh cần có trọng tâm, trọng điểm, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, vùng, miền; kết hợp lồng ghép quán triệt, giới thiệu nội dung liên quan trong Hiến pháp năm 2013, trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; kết hợp định hướng dư luận xã hội đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái xuyên tạc chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng địa bàn, nhóm đối tượng và nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương. Kết hợp nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiệm vụ xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là trong tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, sử dụng mạng xã hội để tư vấn, đối thoại chính sách pháp luật, bình luận, đánh giá các sự kiện mà xã hội quan tâm; tiếp tục cải tiến, nâng cấp Cổng thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và các chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật trên các trang thông tin của các Sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020”.

4. Về xây dựng, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Kiện toàn Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng; hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện các nghiệp vụ về tự đánh giá tiếp cận pháp luật theo quy định của Bộ Tư pháp.

- Cơ quan chủ trì: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố;

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

b) Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tự kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật theo quy định của Bộ Tư pháp, tại các xã đăng ký về đích nông thôn mới trong năm 2018.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;

- Cơ quan phối hợp: Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý II + III/ 2018.

d) Tổ chức tự đánh giá; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018.

- Cơ quan chủ trì: Chủ tịch UBND xã, phường, thị trn; Chủ tch UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: Tháng 12/2018 + 01/2019

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của đơn vị, địa phương gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước 01/3/2018; tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã ban hành (trong đó mỗi Sở, ngành phải tổ chức hội nghị ph biến văn bản pháp luật mới ít nhất 02 lần/ năm); báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng đu năm (trước ngày 02/6), kết quả năm (trước ngày 15/11) cho UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp).

2. Giao Sở Tư pháp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 của tỉnh và Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo, theo quy định tại đim 1, mục III Kế hoạch s4567/KH-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Chủ trì và cùng với các thành viên thực hiện tốt vai trò điều hành của Ban Chỉ đạo để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Chương trình trong năm 2018 và các năm tiếp theo.

3. Giao Sở Tư pháp thực hiện vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp tỉnh làm đầu mối tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch này; kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh để báo cáo UBND tỉnh có hướng chỉ đạo, xử lý.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Đối với các Sở, ngành không chủ trì Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, được bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, người lao động thuộc quyền quản lý. Khoản kinh phí này được bố trí vào kinh phí hoạt động thường xuyên cho mỗi đơn vị, với hạn mức cụ thể dựa trên quy mô về tổ chức và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị; do Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định (trong quý I/2018).

2. Đối với các đơn vị được phân bổ kinh phí thực hiện các Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021, thực hiện năm 2018 (gồm: Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh), tại Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo khoản kinh phí đã phân bổ.

3. Đối với các đơn vị: Công an tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp; trên cơ sở đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng dự toán chi tiết để thực hiện và đề nghSở Tài chính phân bkinh phí trong khoản kinh phí dự phòng cho các đơn vị thuộc tỉnh, theo Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND tỉnh (trong quý I/2018).

4. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Nguồn kinh phí được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 07/12/2017, theo danh mục các xã được triển khai thực hiện đề án, là nguồn kinh phí của cấp tỉnh giao để thực hiện chủ trương hướng mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở theo mô hình “Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí - cấp huyện tổ chức thực hiện - cấp xã tiếp nhận kết quả”. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố giao nguồn kinh phí này cho Phòng Tư pháp để phối hợp tổ chức triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật tại các xã đã được xác định cụ thể, dưới sự hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tư pháp.

- Ngoài phạm vi nguồn kinh phí nêu trên, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đánh giá tiếp cận pháp luật tại địa phương, ít nht bng mức btrí của năm 2017.

Các nhiệm vụ chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đánh giá tiếp cận pháp luật thực hiện theo Nghị quyết số 116/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có vấn đề mới phát sinh gây vướng mắc, đề nghị các Sở, ngành, địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời với Sở Tư pháp để hướng dẫn hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý./.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
09/02/2018
Văn bản được ban hành
667/QĐ-UBND
09/02/2018
Văn bản có hiệu lực
667/QĐ-UBND

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản bị thay thế (0)
Văn bản thay thế (0)
Văn bản được dẫn chiếu (0)
Văn bản số hiệu Nghị định 77/2008/NĐ-CP tư vấn pháp luật Văn bản số hiệu Luật lý lịch tư pháp 2009 28/2009/QH12 Văn bản số hiệu Nghị định 61/2009/NĐ-CP tổ chức hoạt động thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh Văn bản số hiệu Thông tư liên tịch 122/2011/TTLT-BTC-BTP kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm Văn bản số hiệu Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Văn bản số hiệu Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật luật sư Văn bản số hiệu Nghị định 135/2013/NĐ-CP tổ chức hoạt động Thừa phát lại thí điểm Hồ Chí Minh Văn bản số hiệu Luật tiếp công dân 2013 Văn bản số hiệu Hiến pháp năm 2013 Văn bản số hiệu Nghị định 221/2013/NĐ-CP chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính cơ sở cai nghiện bắt buộc Văn bản số hiệu Quyết định 19/2014/QĐ-TTg quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 hệ thống hành chính nhà nước Văn bản số hiệu Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật Văn bản số hiệu Luật Công chứng 2014 Văn bản số hiệu Nghị quyết 116/2014/NQ-HĐNĐ mức chi thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật Quảng Nam Văn bản số hiệu Luật Hộ tịch 2014 Văn bản số hiệu Thông tư 01/2015/TT-BTP chức năng nhiệm vụ quyền hạn các tổ chức pháp chế Văn bản số hiệu Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản Văn bản số hiệu Nghị định 23/2015/NĐ-CP ấp chứng thực bản sao từ bản chính chứng thực chữ ký chứng thực hợp đồng Văn bản số hiệu Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT thủ tục khai sinh cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi Văn bản số hiệu Luật ngân sách nhà nước 2015 Văn bản số hiệu Nghị quyết 169/2015/NQ-HĐND mức chi thực hiện công tác hòa giải cơ sở Quảng Nam Văn bản số hiệu Thông tư 10/2015/TT-BTP báo cáo quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Văn bản số hiệu Bộ luật dân sự 2015 Văn bản số hiệu Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Văn bản số hiệu Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi 111/2013/NĐ-CP áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục xã phường Văn bản số hiệu Thông tư 10/2016/TT-BTP báo cáo viên pháp luật tuyên truyền viên pháp luật Văn bản số hiệu Chỉ thị 26/CT-TTg tăng cường kỷ luật kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp 2016 Văn bản số hiệu Luật đấu giá tài sản 2016 Văn bản số hiệu Thông tư 338/2016/TT-BTC lập dự toán kinh phí ngân sách xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Văn bản số hiệu Luật Trợ giúp pháp lý 2017 Văn bản số hiệu Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND chi hoạt động thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính Quảng Nam Văn bản số hiệu Thông tư 07/2017/TT-BTP tính điểm chỉ tiêu tiếp cận pháp luật Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật Văn bản số hiệu Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính 2016 Văn bản số hiệu Công văn 6244/BTP-KTrVB 2017 tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được căn cứ (0)
Văn bản số hiệu Nghị định 66/2008/NĐ-CP hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Văn bản số hiệu Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ má Văn bản số hiệu Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 Văn bản số hiệu Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Văn bản số hiệu Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật Văn bản số hiệu Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 Văn bản số hiệu Nghị định 15/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật hòa giải ở cơ sở Văn bản số hiệu Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp hòa giải ở cơ sở Văn bản số hiệu Nghị định 52/2015/NĐ-CP Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật Văn bản số hiệu Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 Văn bản số hiệu Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Văn bản số hiệu Quyết định 619/QĐ-TTg 2017 xây dựng xã phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Văn bản số hiệu Quyết định 705/QĐ-TTg 2017 Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật 2017 2021 Văn bản số hiệu Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Văn bản số hiệu Quyết định 1163/QĐ-BTP 2017 Kế hoạch Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật 2017 2021 Văn bản số hiệu Quyết định 1163/QĐ-TTg 2017 Đẩy mạnh phổ biến pháp luật vận động đồng bào dân tộc thiểu số Văn bản số hiệu Quyết định 2045/QĐ-TT 2017 giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 3033/QĐ-UBND lĩnh vực Bộ máy hành chính, Bất động sản

Quyết định 3033/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành ngày 10/10/2018

Ban hành: 10/10/2018
Hiệu lực: 10/10/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 2980/QĐ-UBND lĩnh vực Doanh nghiệp

Quyết định 2980/QĐ-UBND về Kế hoạch xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Nam năm 2019 ban hành ngày 03/10/2018

Ban hành: 03/10/2018
Hiệu lực: 03/10/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 2955/QĐ-UBND lĩnh vực Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước

Quyết định 2955/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục, lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn tỉnh được Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Nam bảo lãnh tín dụng, giai đoạn 2018-2020 ban hành ngày 02/10/2018

Ban hành: 02/10/2018
Hiệu lực: 02/10/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 2956/QĐ-UBND lĩnh vực Bộ máy hành chính, Thể thao - Y tế

Quyết định 2956/QĐ-UBND công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Y tế Quảng Nam ban hành ngày 02/10/2018

Ban hành: 02/10/2018
Hiệu lực: 02/10/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ