Nơi tạm trú, nơi thường trú, nơi lưu trú khác nhau như thế nào?

11:11 - 23/10/2020 Tin pháp luật
Nơi tạm trú, nơi thường trú, nơi lưu trú là những cụm từ khá phổ biến và gặp rất nhiều trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong các văn bản pháp luật. Vậy chúng khác nhau như thế nào?

Nơi tạm trú, nơi thường trú, nơi lưu trú khác nhau như thế nào? (Ảnh minh họa)

Căn cứ:

 

- Luật Cư trú số 81/2006/QH11;

 

- Luật sửa đổi Luật Cư trú số 36/2013/QH13;

 

- Nghị định số 31/2014/NĐ-CP;

 

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

 

Thì tạm trú, thường trú, lưu trú có thể hiểu và phân biệt như sau:

 

 

Nội dung

 

Nơi thường trú

Nơi tạm trú

Nơi lưu trú

1. Khái niệm

Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

 

Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

 

Là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.

2. Bản chất

Sinh sống thường xuyên, lâu dài tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn.

Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn.

 

Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi… trong thời gian ngắn.

 

3. Thời gian cư trú

 

Không có thời hạn

Có thời hạn

Thời hạn ngắn, mang tính nhất thời

4. Điều kiện đăng ký

- Đăng ký thường trú tại tỉnh: Có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì đăng ký thường trú tại tỉnh đó;

 

- Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương: Thuộc một trong các trường hợp sau:

 

+ Có chỗ ở hợp pháp;

 

+ Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình;

 

+ Được điều động, tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

 

+ Trước đây đã đăng ký thường trú, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

Đáp ứng 02 điều kiện:

 

+ Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn;

 

+ Không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó, thì trong 30 ngày kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

 

- Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23h, nếu người đến lưu trú sau 23h thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.

5. Nơi đăng ký

- Công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương;

 

- Công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu.

Công an xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú.

 

Công an xã, phường, thị trấn.

 

6. Thời gian thực hiện

- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới;

 

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu;

 

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh.

- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới;

 

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu;

 

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh.

Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau

 

7. Kết quả đăng ký

 

Được cấp Sổ hộ khẩu hoặc nhập tên vào Sổ hộ khẩu.

Được cấp Sổ tạm trú hoặc nhập tên vào Sổ tạm trú.

Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

 

Tóm lại, có thể phân biệt một cách đơn giản đơn giản như sau:

 

- Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, có tính ổn định, lâu dài, không có thời hạn;

 

- Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên, nhưng có thể không ổn định, có thời hạn, ngoài nơi thường trú;

 

- Nơi lưu trú chỉ là nơi ở tạm thời, trong một thời gian ngắn nhất định.

Tailieuluat
Chia sẻ