Kế hoạch 83/KH-UBND 2018 lĩnh vực Thương mại

Tóm lược

Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2018 lĩnh vực Thương mại về việc phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018 ngày ban hành 05/04/2018

Số hiệu: 83/KH-UBND Ngày ban hành: 05/04/2018
Loại văn bản: Kế hoạch Ngày hiệu lực: 05/04/2018
Địa phương ban hành: Hà Nội Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Thương mại,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: UBND TP Hà Nội Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2018

Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tưng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của UBND Thành phphê duyệt Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố năm 2018 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển dịch vụ logistics nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế và thương mại điện tử.

2. Phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại; đưa Hà Nội trở thành một đầu mối logistics quan trọng của vùng, cả nước và khu vực.

3. Thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3 (3PL), mức độ 4 (4PL); hướng đến mức độ 5 (5PL), logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển hoạt động logistics:

- Rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu và các Quy hoạch ngành (công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch) cũng như các Kế hoạch triển khai quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, tích hợp sâu dịch vụ logistics trong chiến lược phát triển ngành.

- Rà soát quy định phân công, phân cấp công tác quản lý hoạt động logistics trên địa bàn đảm bảo rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thành lập T công tác liên ngành thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng logistics, đôn đốc và tham mưu Thành phố chỉ đạo, điều hành, giải quyết khó khăn vướng mắc.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, giải quyết các thủ tục hành chính (mức độ 3, 4) nhanh chóng, thuận tiện ở tất cả các khâu, trọng tâm là các lĩnh vực: công thương, hải quan, thuế, giao thông vận tải.

2. Phát triển hạ tầng dịch vụ logistics:

- Cụ thể hóa Quy hoạch các Trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn; tập trung chỉ đạo, đôn đc tiến độ 14 dự án hạ tầng dịch vụ logistics đã có chủ đầu tư/ nhà đầu tư và tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đối với các dự án hạ tầng dịch vụ logistics khác theo quy hoạch (Danh mục các dự án tại Phụ lục kèm theo).

- Nghiên cứu xây dựng Phương án định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội theo nguyên tắc ưu tiên dành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tng logistics; tiếp tục xây dựng các trung tâm logistics quy mô nhỏ hơn (trên các tuyến đường vành đai Thành phố, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng tại các khu vực tập trung sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, khu công nghiệp); chú trọng phát triển hệ thống kho bãi chuyên dụng, kho lạnh.

3. Phát triển dịch vụ logistics:

- Tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm, tập huấn về khuyến khích sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (3PL, 4PL, 5PL), sử dụng những dịch vụ giá trị gia tăng trong quá trình lưu thông sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

- Tạo điều kiện để các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề (như: Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam VSA, Hiệp hội đại lý môi giới hàng hải Việt Nam Visaba, Hiệp hội cảng biển Việt Nam VPA, Hiệp hội vận tải ô tô...) phát huy vai trò thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

- Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương lân cận trong vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với các tỉnh/thành phố trong cả nước và Với các tỉnh/thành phố của Trung Quốc để khai thông luồng hàng phía Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn về thành phố Hà Nội, luồng hàng quá cảnh từ Hà Nội đi các nước Lào, Campuchia; tạo thuận lợi cho sự giao lưu vận chuyn phân phối hàng hóa của Thành phố với các địa phương.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logictics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa; kết hợp kiểm tra với hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình, điều kiện kinh doanh đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

4. Phát triển nguồn nhân lực logistics:

- Thúc đẩy liên kết giữa các Viện, Trường Đại học, doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp logistics (bao gồm cả đào tạo tại chỗ).

- Thành phố phối hợp các Viện, Trường Đại học xây dựng chương trình, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; Phổ biến, tuyên truyền về các tập quán, luật pháp quốc tế, các điều khoản Hiệp định thương mại quốc tế liên quan đến logistics; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố năm 2018 bao gồm:

- Nguồn kinh phí ngân sách: kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo theo quy định.

- Nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ, huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn huy động hp pháp khác.

2. Các Sở, ngành và chính quyền địa phương chủ động cân đối bố trí kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dự toán năm 2018 đã giao cho các cơ quan, đơn vị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương (cơ quan chủ trì):

- Đề xuất thành lập Tổ công tác liên ngành về logistics.

- Chủ trì, phối hợp Sở Quy hoạch Kiến trúc, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Phương án định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội. Phối hợp các địa phương rà soát, thiết lập các khu hoạt động logistics quy mô nhỏ, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng.

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics.

- Phát triển hoạt động thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử; tạo điều kiện thuận lợi cho thuê ngoài dịch vụ logistics và logistics điện tử phát triển.

- Chủ trì, phối hợp Cục Thống kê Hà Nội điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động logistics.

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về logistics cho các đối tượng; liên kết, hợp tác giữa các địa phương, giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh phân phối đkhuyến khích, thúc đẩy phát triển sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài, logistics chuyên nghiệp.

- Đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ hoặc theo yêu cầu của UBND Thành phố.

2. Sở Giao thông vận tải:

- Chủ trì triển khai các Quy hoạch, Kế hoạch phát triển và tái cơ cấu ngành giao thông vận tải; Tổ chức kết nối vận tải đa phương thức, liên kết các hình thức vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt và thúc đẩy phát triển Sàn giao dịch logistics đhỗ trợ phát triển thị trường đảm bảo đồng bộ, phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ phát triển logistics của Thành phố.

- Chủ trì triển khai đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc giao thông; ứng dụng điều hành quản lý giao thông thông minh; tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, giảm thời gian lưu chuyển hàng hóa.

- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý và khai thác hiệu quả các tuyến vận tải đường thủy, đường sắt, đường không. Phối hợp các cơ quan liên quan đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hỗ trợ dịch vụ logistics phát triển.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ lập, triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics, cung cấp thông tin về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Chủ trì các hoạt động đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực.

- Chủ trì rà soát, tích hp các điểm phát triển logistics trên địa bàn Thành phố vào Quy hoạch chung của Thành phố theo Luật Quy hoạch mới ban hành.

- Nghiên cứu, đề xuất, triển khai các cơ chế, giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistiscs và dự án kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên địa bàn Thành phố.

4. Các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp/nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn vướng mắc và giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng, sử dụng đất của các dự án đầu tư phát triển hạ tng logistics đảm bảo tiến độ và quy định, chủ trương của Nhà nước và Thành phố.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Chủ trì triển khai các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí trong lĩnh vực hoạt động logistics. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin thành phố Hà Nội đã được phê duyệt. Phối hợp Sở Công Thương hướng dẫn doanh nghiệp logistics đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng, kinh doanh dịch vụ logistics.

- Chỉ đạo, định hướng, phối hợp Sở Công Thương cung cấp thông tin cho hệ thống truyền thanh cơ sở, các cơ quan báo chí của Thành phố và Trung ương tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chủ trương, chính sách và quy định của Trung ương và Thành phố về đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và cơ giới hóa nhằm giảm tn thất trong quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ, vận chuyn.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội; hỗ trợ kết nối và hình thành các kênh logistics, các chuỗi sản xuất, phân phối nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố.

- Hỗ trợ tích hp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, thương mại điện tử nông sản an toàn; kết nối chủ hàng, nguồn hàng hóa nông sản thực phẩm đến giao dịch, trung chuyển qua trung tâm logistics, tổng kho hàng hóa tại địa bàn Hà Nội.

8. Cục Hải quan Hà Nội:

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, công khai, minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp nhằm giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa; Triển khai các biện pháp thu hút nguồn hàng, tạo thuận lợi cho chủ hàng đến thông quan tại các điểm kiểm tra tập trung, cảng cạn ICD trên địa bàn, tạo lợi thế cho ngành dịch vụ logistics Hà Nội.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để triển khai Đề án “Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội” đảm bảo đưa vào khai thác đúng tiến độ, hiệu quả.

- Tiếp tục vận hành hiệu quả “Hệ thống thông quan tự động và một cửa quốc gia VNACCS/VCIS” để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Phối hợp với Tổng cục Hải quan và các đơn vị kinh doanh kho bãi, cảng để thực hiện trao đổi, kết nối thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

- Tiếp tục triển khai mở rộng thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử.

9. Cục Thống kê Hà Nội:

Tổng hợp và định kỳ công bố, cung cấp thông tin thống kê, chỉ tiêu thống kê liên quan đến lĩnh vực hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố.

10. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội:

Chủ trì thực hiện Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 23/02/2018 của UBND Thành phố triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018-2020. Hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán phát triển các giải pháp thanh toán điện tử và tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các hình thức, phương tiện thanh toán dịch vụ logistics không dùng tiền mặt (như: thanh toán trực tuyến, thanh toán qua ứng dụng điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc, thanh toán trường gần trên di động (NFC)...)

11. Công an Thành phố:

Duy trì an ninh, trật tự giao thông; phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình lưu thông, vận chuyển, kinh doanh và lưu giữ hàng hóa đảm bảo môi trường an toàn, ổn định và thuận lợi để phát triển dịch vụ logisctics trên địa bàn Thành phố.

12. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố:

Hướng dẫn, tạo điều kiện bố trí các khu vực cung ứng dịch vụ logistics tại các khu công nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tích cực sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài do các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp trong khu cung cấp; góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng dịch vụ logistics 3PL, 4PL, 5PL.

13. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố:

Đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ theo Quy hoạch và các hoạt động xúc tiến thương mại; tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quảng bá, giới thiệu năng lực dịch vụ logistics của Hà Nội trong và ngoài nước.

14. UBND các quận, huyện, thị xã:

- Tăng cường quản lý, sắp xếp, kiểm tra hệ thống kho, bãi đang hoạt động, phục vụ phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường.

- Phối hợp các sở ngành chức năng cung cấp thông tin quy hoạch, địa điểm quy hoạch cho nhà đầu tư quan tâm và phối hợp chặt chẽ chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án hạ tng logistics; hỗ trợ người có đất thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.

15. Đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội, hội trên địa bàn:

- Các doanh nghiệp dịch vụ logistics chú trọng cung cấp dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL; triển khai, cung cấp các dịch vụ logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và giao dịch điện tử để hướng đến cung cấp dịch vụ logistics trọn gói 5PL. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics chuyên nghiệp nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn. Chủ động nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về các cam kết quốc tế liên quan đến dịch vụ logistics để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh, quy mô hoạt động.

- Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics tập trung nguồn lực để triển khai hiệu quả dự án, đưa công trình vào vận hành và khai thác bảo đảm tiến độ và chất lượng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu tình hình thực hiện dự án đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương trước ngày 30 hàng tháng.

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh; tích cực sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài, giảm dần việc tự đầu tư và tổ chức vận tải, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục liên quan đến sản phẩm, hàng hóa.

- Các hiệp hội, hội hoạt động trên địa bàn phối hợp các Sở, ngành, đơn vị triển khai các nội dung, chương trình của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên về chủ trương, định hướng, cơ chế, giải phát triển dịch vụ logisctics của Nhà nước và Thành phố; là đầu mối kết nối, nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp, chủ động đề xuất UBND Thành phố giải pháp hỗ trợ kịp thời. Phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, sử dụng dịch vụ logistics giữa các hội viên của hiệp hội, hội.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố năm 2018. Các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các công việc nêu trên; nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (để b/cáo);
- Thường trực Thành ủy (để b/cáo);
- Thường trực HĐND TP (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND TP (để b/cáo);
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- VPUB: CVP, P.CVP T.V.Dũng, KT, ĐT, TKBT;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội;
- Lưu: VT, KT Hương
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Doãn Toản

* Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
05/04/2018
Văn bản được ban hành
83/KH-UBND
05/04/2018
Văn bản có hiệu lực
83/KH-UBND

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Công điện 07/CĐ-UBND của Hà Nội nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để lây lan dịch bệnh ra diện rộng trên địa bàn

Công điện 07/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để lây lan dịch bệnh ra diện rộng trên địa bàn

Ban hành: 18/08/2020
Hiệu lực: 18/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 3906/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19

Công văn 3906/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19

Ban hành: 14/08/2020
Hiệu lực: 14/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 3827/UBND-ĐT bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19

Công văn 3827/UBND-ĐT của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và khai giảng năm học mới 2020-2021

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Chỉ thị 13/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiêp trung học phổ thông năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chỉ thị 13/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiêp trung học phổ thông năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Ban hành: 29/07/2020
Hiệu lực: 29/07/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ