Kế hoạch 63/KH-UBND lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Tóm lược

Kế hoạch 63/KH-UBND lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường về thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 ban hành ngày 13/03/2018

Số hiệu: 63/KH-UBND Ngày ban hành: 13/03/2018
Loại văn bản: Kế hoạch Ngày hiệu lực: 13/03/2018
Địa phương ban hành: Hà Nội Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: UBND TP Hà Nội Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018

Thực hiện: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010; Quyết định số 2148/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành: Quyết định số 5815/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 về việc phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 về việc tăng cường tiết kiệm điện; Quyết định số 8586/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2018 của thành phố Hà Nội; Kế hoạch hành động số 242/KH-UBND ngày 13/12/2017 thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bn vững. Căn cứ kết quả thực hiện năm 2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố, phát huy sức mạnh cộng đồng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia gn với phát triển bn vững và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

2. Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi trang thiết bị có hiệu suất cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng; Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh đnâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế thế hệ mới.

3. Xây dựng mô hình điển hình sử dụng năng lượng hiệu quả, thúc đẩy phổ biến cho doanh nghiệp xây dựng chỉ số hiệu quả năng lượng, áp dụng công nghệ “công nghiệp thế hệ 4.0” trong quản lý, vận hành đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả, tăng cường tiết kiệm điện trong sản xuất kinh doanh theo Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội.

4. Thực hiện có hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo Chương trình hành động số 242/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND Thành phố, xác định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những ưu tiên hàng đầu của Thành phố; Phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng năm 2018 từ 2% - 3% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu, hệ số đàn hồi năng lượng/GDP năm 2020 đạt 0,95.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường

- Công tác tuyên truyền: Xây dựng chương trình truyền thông để phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, lồng ghép có hiệu quả chương trình tiết kiệm năng lượng của Thành phố trong chiến dịch giờ trái đất 2018 với thông điệp “Hôm nay tôi sống xanh hơn”; tổ chức tuyên truyền thông qua các hình thức: Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình, báo viết, báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng; Phổ biến, phát hành clip, treo băng rôn, áp phích, phát hành tờ rơi, sản phẩm truyền thông tuyên truyền tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tại các xã, phường, thị trấn, các trường học, đến từng hộ gia đình để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý năng lượng cho các cơ sở công nghiệp và toà nhà.

- Hoạt động của Ban chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội: Điều phối, hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố năm 2018; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các cơ sở sử dụng năng lượng, dự án đầu tư nhiêu năng lượng tuân thủ, thực hiện quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định; Tổ chức Hội nghị, hội thảo để phổ biến, hướng dẫn cơ chế, chính sách quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tham dự một số hội nghị, hội thảo về tiết kiệm năng lượng do Bộ Công Thương chủ trì.

2. Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp

- Phổ biến phương pháp, công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng, xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp, chỉ số tiết kiệm điện trên một đơn vị sản phẩm cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tổ chức hội chợ triển lãm thương mại quốc tế "Mạng lưới các nhà công nghiệp chế tạo Hà Nội 2018" nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu trong công nghiệp hỗ trợ Thành phố, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong công nghiệp chế tạo, tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế (nội dung này đã được UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch tổ chức tại văn bản s 6503/UBND-KT ngày 21/12/2017).

- Phổ biến giải pháp phát triển trang thiết bị hiệu suất cao trong vận hành cơ sở bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội; giải pháp tiết kiệm điện trong tòa nhà cơ quan, trụ sở làm việc theo Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội: Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng.

- Phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở sử dụng năng lượng theo tiêu chí của thành phố Hà Nội.

- Vận động các hộ gia đình tham gia phong trào sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và lồng ghép các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất trong phong trào Hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.

- Phổ biến giải pháp và công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng, tính toán chỉ shiệu quả năng lượng cho: hệ thống lò Tuynel thuộc nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm trong các tòa nhà xây dựng; hệ thống bơm tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

3. Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất, phân phối điện năng

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hoài Đức: Đánh giá tình hình sử dụng năng lượng trên địa bàn huyện; Thực hiện hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho 05 cơ sở; Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng nhằm thúc đy, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hệ thống quản lý năng lượng để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đảm bảo chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng ít nhất 1% trên một đơn vị sản phẩm.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành: logistic, sản xuất giấy, sản xuất bia - rượu - nước giải khát trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đánh giá tình hình sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp; Thực hiện hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho một số cơ sở doanh nghiệp; Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) nhằm thúc đẩy, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

4. Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các Khách sạn 3 sao, trường đại học trên địa bàn thành phố: Đánh giá các yếu tảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng; Đánh giá hiệu quả năng lượng; Mô phỏng tối ưu năng lượng; Xây dựng công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng theo quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD ứng dụng công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hà Đông bằng phương pháp đánh giá thiết kế kiến trúc xây dựng, hệ thống trang thiết bị tiêu thụ năng lượng dùng chung trên địa bàn quận: Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng năng lượng; Hỗ trợ kiểm toán năng lượng hệ thống trang thiết bị; Đánh giá thiết kế kiến trúc xây dựng bằng phương pháp mô phỏng năng lượng; Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà đa năng trên địa bàn Thành phố: Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng năng lượng; Hỗ trợ kiểm toán năng lượng; Mô phỏng năng lượng; Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; Đề xuất giải pháp hiệu quả sử dụng năng lượng.

- Thực hiện việc sử dụng đèn LED trong chiếu sáng công cộng và công trình xây dựng; Nâng cấp, mở rộng phạm vi điều khiển Trung tâm điều khin hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng (GSM/GPRS); Tăng số lượng trạm đèn được lắp đặt các bộ điều khiển đóng ngắt, giám sát bằng công nghệ truyền thông qua mạng (GSM/GPRS) để nâng cao hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.

5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải

- Đầu tư hạ tầng giao thông vận tải, phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng đảm bảo thuận tiện, chất lượng; Thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức giao thông, duy tu, duy trì; Đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo hướng văn minh, hiện đại góp phần giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; Giảm tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; Phổ biến sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5).

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tuyến xe buýt công cộng: Đánh giá hiện trạng tiêu thụ năng lượng, xây dựng các giải pháp vận hành, đổi mới trang thiết bị công nghệ tiết kiệm năng lượng; Kiểm toán năng lượng, phổ biến các trang thiết bị có hiệu suất cao cho các tuyến vận tải công cộng; Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI); Phổ biến sử dụng năng lượng dầu diesel hiệu quả cho các đơn vị hoạt động trong ngành giao thông vận tải công cộng.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về huy động và sử dụng kinh phí

Huy động các nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật, trong đó nguồn vốn ngân sách nhằm hỗ trợ, kích thích các nguồn vn khác. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

Nguồn ngân sách Thành phố: Tập trung nhiệm vụ tuyên truyền sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường; Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu sut cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp; Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất điện năng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải.

2. Giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ và đào tạo

- Hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng năng lượng ứng dụng phương pháp công cụ mô phỏng, xây dựng các chỉ số hiệu quả năng lượng cho các hệ thống sử dụng năng lượng lớn (SEU); Xã hội hóa công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tiết kiệm năng lượng tại cơ sở.

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp; cán bộ chuyên trách tại các đơn vị khai thác hạ tầng, dịch vụ của Khu công nghiệp và chế xuất, cụm công nghiệp.

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng. Phổ biến, thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng trang thiết bị, kỹ thuật hiệu suất cao chủ động, khai thác có hiệu quả cơ hội công nghệ công nghiệp thế hệ 4.0.

3. Giải pháp về quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

- Kiểm tra, rà soát, cập nhật danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp thông tin của các báo cáo và kế hoạch sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

4. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ và tổ chức tư vấn. Tổ chức đoàn cán bộ đi đào tạo, tham dự hội thảo tại nước ngoài về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước trong hợp tác quốc tế thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực về tiết kiệm năng lượng.

5. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 là 11.600 triệu đồng (Mười một tỷ, sáu trăm triệu đồng) từ nguồn ngân sách Thành phố; Danh mục các nhiệm vụ thuộc Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 tại Phụ lục kèm theo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Sở Công Thương là cơ quan thường trực của Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Thành phố; Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện Chương trình; Điều phối, giám sát, kiểm tra hoạt động và kết quả của từng nhiệm vụ triển khai; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ hoạt động của Chương trình; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) và theo yêu cầu về triển khai Chương trình với UBND Thành phố, Bộ Công Thương; Tham mưu UBND Thành phố tổ chức tổng kết, xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2018.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Thông tư 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012 của Bộ Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị, tổ chức liên quan ban hành Kế hoạch: triển khai Phong trào Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018; tổ chức hội nghị, hội thảo; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia Chương trình Thành phố theo quy định.

2. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, quản lý đầu tư phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố; rà soát Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 quy định tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng trong xây dựng mới và cải tạo lại các tòa nhà có quy mô lớn; triển khai áp dụng các giải pháp, công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà.

- Chủ trì đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng; hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về chiếu sáng công cộng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội theo Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường tiết kiệm điện.

- Chủ trì, hướng dẫn các chủ đầu tư lắp đặt, sử dụng các loại đèn LED đảm bảo chất lượng, hiệu quả, có kinh phí đầu tư hợp lý và giảm điện năng tiêu thụ trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cải tạo chỉnh trang, duy tu, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng; tổ chức lập và thực hiện các biện pháp cần thiết để tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng công cộng của Thành phố. Nâng cấp, mở rộng phạm vi điều khiển Trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng (GSM/GPRS); Tăng số lượng trạm đèn được lắp đặt các bộ điều khin đóng ngắt, giám sát bằng công nghệ truyền thông qua mạng (GSM/GPRS) để nâng cao hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.

3. SKhoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, tổ chức liên quan trong việc xây dựng các đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ thường niên trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trình UBND Thành phố phê duyệt để đăng báo tuyn chọn các tổ chức cá nhân có đủ năng lực tham gia.

- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc giới thiệu, tuyên truyền các mô hình, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành thực hiện sử dụng năng lượng hiệu quả liên quan đến môi trường.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp môi trường có liên quan đến sử dụng tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Thành phố.

5. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết kiệm năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải.

- Nghiên cứu, hợp lý hóa mạng lưới giao thông Thành phố nhằm tối ưu năng lực giao thông vận tải, hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường phương tiện vận tải hành khách công cộng; đưa vào hoạt động ổn định vận tải khối lượng lớn BRT; Phổ biến sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5).

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương tham mưu cho UBND Thành phố cơ chế, giải pháp huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các cơ sở, tổ chức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố; kêu gọi nguồn tài trợ từ các dự án nước ngoài về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

- Phối hợp các Sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra việc tuân thủ thực hiện tiêu chí về quy mô công suất, tiêu hao năng lượng, công nghệ và thiết bị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư theo Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Sở Tài chính

Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức có liên quan triển khai sử dụng hầm biogas kết hợp sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong hộ gia đình và sản xuất nông nghiệp.

9. Sở Du lịch

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở lưu trú.

- Thực hiện các dịch vụ du lịch “xanh” trong mô hình cơ sở lưu trú, khách sạn.

10. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông

- Chủ động phối hợp Sở Công Thương, các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện thông tin, tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng. Hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền đến từng cơ sở sản xuất, hộ gia đình và người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Các cơ quan báo chí Hà Nội: báo Hà Nội mới, báo Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,... chủ động phối hợp Sở Công Thương xây dựng các chuyên đề giới thiệu các biện pháp, mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chuyên mục thông tin trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.

11. Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất thành phố Hà Nội

Phối hợp Sở Công Thương hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao chỉ số hiệu quả năng lượng năng lực cho các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp và chế xuất, cụm công nghiệp.

12. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

- Phối hợp các Sở, ngành, tổ chức liên quan thực hiện phân phối, bán lẻ và sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện quản lý nhu cầu điện năng phù hợp với các khả năng cung cấp (giờ cao điểm, thấp điểm); đáp ứng đầy đủ điện năng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hiệu quả.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp (quản lý, kiểm tra, nghiên cứu ứng dụng giải pháp...) nhằm giảm tổn thất điện trong khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh điện.

- Vận động các cơ sở sử dụng điện tiết kiệm. Hướng dẫn khách hàng sử dụng điện theo biểu đồ phụ tải tối ưu để hệ thống điện vận hành đạt hiệu quả.

- Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, vận động Hộ gia đình thực hiện tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.

13. Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

Đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội phối hợp các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cấp trực thuộc tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

14. UBND các quận, huyện, thị xã

Ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn năm 2018, giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung triển khai nhiệm vụ tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình; tiết kiệm điện tại trụ sở làm việc của các cơ quan trên địa bàn theo Chỉ thị s 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường tiết kiệm điện.

UBND Thành phố yêu cầu: Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức liên quan căn cứ vào Kế hoạch này tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án gắn với sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; định kỳ 6 tháng, năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội;
- Đoàn TNCS HCM thành phố Hà Nội;
- VPUB: CVP, các PCVP; KT, VX, ĐT, TKBT;
- Lưu: VT, KTV
ân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Toản

 
* Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.
BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
13/03/2018
Văn bản được ban hành
63/KH-UBND
13/03/2018
Văn bản có hiệu lực
63/KH-UBND

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản được căn cứ (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Công điện 07/CĐ-UBND của Hà Nội nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để lây lan dịch bệnh ra diện rộng trên địa bàn

Công điện 07/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để lây lan dịch bệnh ra diện rộng trên địa bàn

Ban hành: 18/08/2020
Hiệu lực: 18/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 3906/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19

Công văn 3906/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19

Ban hành: 14/08/2020
Hiệu lực: 14/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 3827/UBND-ĐT bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19

Công văn 3827/UBND-ĐT của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và khai giảng năm học mới 2020-2021

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Chỉ thị 13/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiêp trung học phổ thông năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chỉ thị 13/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiêp trung học phổ thông năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Ban hành: 29/07/2020
Hiệu lực: 29/07/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ