Doanh nghiệp FDI là gì? Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp FDI

23:29 - 14/01/2019 Tin pháp luật
Tìm hiểu khái niệm FDI, doanh nghiệp FDI là gì. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI cùng vai trò đối với sự phát triển kinh tế, liên hệ với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Khái niệm FDI

 

FDI là viết tắt của "Foreign Direct Investment" được dịch sang tiếng Việt Nam với sát nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài khi đó sẽ xảy ra trường hợp chủ đầu tư từ một quốc gia nhất định mang vốn, tài sản của  mình tới 1 một nước khác thành lập tổ chức kinh tế và chịu trách nhiệm và quyền lợi về số vốn, tài sản đó.

 

Doanh nghiệp FDI là gì?

 
Doanh nghiệp FDI hiểu theo nghĩa tiếng Anh chính là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này là chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của mình. (FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment).
 
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
 
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
 
 
Thông thường, doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp FDI khi có góp vốn từ nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
 
Doanh nghiệp FDI là gì? Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp FDI 1
Những điều cần biết về doanh nghiệp FDI (Ảnh minh họa)

 

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

 

Một số đặc điểm của doanh nghiệp FDI có thể kể đến như sau.
 
1. Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư
2. Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư
3. FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia
4. Thể hiện quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa
5. Luôn luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế
 
Theo quy định của Luật đầu tư 2014, các doanh nghiệp FDI sẽ được thành lập theo các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
 

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

 

Tại Việt Nam, thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta đã tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử và một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước.
 
Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo ra sự cạnh tranh sôi động ngay tại thị trường trong nước, thúc đẩy từng doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp các kinh doanh hiện đại. Và, bộ phận doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp không nhỏ đối với sự tăng trưởng nền kinh tế Việt nam trong những năm qua.
 

Vai trò của các doanh nghiệp FDI

 
Như chúng tôi đã đề cập, ngoài việc góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của khu vực, quốc gia thì các doanh nghiệp FDI còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc hình thành và vận hành những mô hình, đường lối kinh tế mới.
 
Doanh nghiệp FDI là gì? Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp FDI 2
 
Một số tác động tích cực của doanh nghiệp FDI:
 
- Do nguồn đầu tư là người nước ngoài điều hành và quản lí vốn của doanh nghiệp nên họ có trách nhiệm cao, mô hình quản lý chuyên nghiệp.
 
- Đảm bảo được hiệu quả của nguồn vốn FDI
 
- Với mô hình hoạt động của FDI, họ có thể khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân công dồi dào cùng với lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có –> mở rộng quy mô sản xuất, khai thác được lợi thế kinh tế của quy mô.
 
- Nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm được giảm xuống phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng
 
- Tránh được hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư
 
- Thông qua FDI, chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng nước thì hành chính sách bảo hộ.
 
- Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ ngoài nước, lưu thông tiền tệ
 
- Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp FDI có thể tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm quản lí kinh doanh của họ.
 
- Tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.
 
- Khuyến khích doanh nghiêp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
 

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

>> Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam hiện nay

>> Tính pháp lý của con dấu tròn, con dấu vuông của doanh nghiệp

ThanhNT
Chia sẻ