Cách tính lương khi có bằng đại học khác gì với bằng cao đẳng?

09:00 - 28/12/2018 Tin pháp luật
Cách tính lương của người lao động có bằng đại học có khác gì so với bằng cao đẳng, trung cấp không là thắc mắc của không ít người lao động. Vậy mức lương khi có bằng đại học có cao hơn bằng cao đẳng khi làm việc tại các cơ quan nhà nước?

Về cách tính lương khi có bằng đại học so với bằng cao đẳng, trung cấp, Tailieuluat xin được giải đáp như sau:

Ngày 22/4/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP.

cách tính lương khi có bằng đại học

Cách tính lương khi có bằng đại học (Ảnh minh họa)

 

Theo đó, yếu tố thời gian hoặc trình độ đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp...) để thực hiện được công việc được quy định cụ thể trong thang điểm xây dựng thang lương, bảng lương của người lao động, cụ thể như sau:

 

I. Thang lương lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh

 

- Tốt nghiệp phổ thông trung học và được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ dưới 03 tháng.

- Được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 03 đến dưới 06 tháng.

12 – 15 điểm

Sơ cấp nghề hoặc được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 6 tháng đến dưới 01 năm

15 – 16 điểm

Trung cấp nghề và tương đương hoặc được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 01 năm đến dưới 18 tháng

16 – 17 điểm

Cao đẳng nghề và tương đương hoặc được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 18 tháng trở lên

17 – 18 điểm

 

II. Bảng lương lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh

 

- Tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề đúng chuyên ngành

- Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đúng chuyên ngành và có thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn công việc

16 – 20 điểm

- Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành

- Tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề đúng chuyên ngành và có thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn công việc

20 – 22 điểm

 

III. Bảng lương chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ

 

Không yêu cầu qua đào tạo

1 – 2 điểm

Trình độ trung cấp và tương đương trở xuống

2 – 10 điểm

Trình độ cao đẳng và tương đương

10 – 12 điểm

Trình độ đại học và tương đương trở lên

12 – 15 điểm

Trình độ đại học và tương đương trở lên, có thêm thời gian bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

15 – 26 điểm

 

Ngoài yếu tố thời gian hoặc trình độ đào tạo thì thang lương, bảng lương còn có 03 yếu tố khác, đó là: Trách nhiệm; Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm; Mức ảnh hưởng của công việc, sản phẩm, quyết định (Xem chi tiết tại Phụ lục kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH).

 

Xem thêm tin liên quan:

>> Bảng lương tối thiểu vùng năm 2019 theo từng địa phương

>> Bảng lương cơ sở năm 2019 của cán bộ, công viên chức

ThanhNT
Chia sẻ