Bị tạm giữ xe máy do gây tai nạn giao thông phải làm sao?
08:38 - 05/09/2018
Tin pháp luật
Trường hợp tạm giữ phương tiện khi gây tai nạn giao thông thường nhằm mục đích để xác minh tình tiết, để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Do đó, sau khi đạt được những mục đích trên thì phương tiện đang bị tạm giữ sẽ được trả lại.
Những quy tắc cần nắm rõ của Luật Giao thông đường bộ
Bỏ trốn khi gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt nặng thêm tội
Cách xử lý khi có tai nạn giao thông với người quản lý công trình đường bộ
Theo quy định tại Khoản 1; Khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”
Như vậy, trường hợp tạm giữ phương tiện khi gây tai nạn giao thông thường nhằm mục đích để xác minh tình tiết, để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Do đó, sau khi đạt được những mục đích trên thì phương tiện đang bị tạm giữ sẽ được trả lại.
Hình ảnh minh họa: Bị tạm giữ xe máy do gây tai nạn giao thông
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012, thời hạn tạm giữ phương tiện như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Như vậy, thông thường thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày, trong một số trường hợp phức tạp cần tiến hành xác minh thì thời hạn tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp gia hạn thì thời hạn gia hạn không quá 30 ngày.
Chia sẻ