Xử lý tài chính khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bằng cách nào?

15:41 - 01/06/2018 Tin pháp luật
Thông tư 41/2018/TT-BTC hướng dẫn cụ thể 9 nguyên tắc xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

 

Thông tư 41/2018/TT-BTC được ban hành vào ngày 04/05/2018 và có hiệu lực vào ngày 18/06 tới đây.

Có 9 nguyên tắc để xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Ảnh: VOV

 

Về 9 nguyên tắc xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa có thể kể đến như sau:

-  Căn cứ danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải chủ động thực hiện xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định hiện hành;

-  Khi nhận được quyết định cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải thực hiện tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản, nguồn vốn và xử lý các vấn đề về tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định

-  Quá trình xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa phải đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

-  Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về tài chính trong quá trình cổ phần hóa theo quy định

-  Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp lập báo cáo tài chính và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định

-.....

Trích dẫn Thông tư 41/2018/TT-BTC:

Kiểm kê, phân loại tài sản
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; phối hợp với Tổ chức tư vấn (nếu có) thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản.
2. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lập bảng kê xác định đúng số lượng, hiện trạng thực tế, chất lượng và giá trị của tài sản hiện có do doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng; xác định tài sản, tiền mặt thừa, thiếu so với sổ kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu và trách nhiệm của những người có liên quan, xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản đã kiểm kê được phân loại theo các nhóm sau:
a) Tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
b) Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, chậm luân chuyển, tài sản chờ thanh lý.
c) Tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (nếu có).
 

....

Chia sẻ