Tổ chức trung gian thanh toán phải báo cáo về phòng chống rửa tiền
Tổ chức trung gian thanh toán phải báo cáo về phòng chống rửa tiền. Ảnh minh họa.
Theo đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã:
- Bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Sửa đổi, bổ sung tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo (các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kinh doanh trò chơi có thưởng,...) để phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và theo khuyến nghị của tổ chức quốc tế.
Bên cạnh đó Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 cũng đã quy định cụ thể hơn về thông tin nhận biết khách hàng; bổ sung quy định đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định pháp luật để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.
Đồng thời Luật mới cũng sửa đổi các quy định về nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba trên cơ sở hoạt động kinh doanh qua giới thiệu quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 và quy định xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua việc thuê tổ chức khác.
Các đối tượng báo cáo phải ban hành chính sách, quy định để nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới và áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về rửa tiền.
Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2023.