Thông tư liên tịch 09-TT-LB Bộ Y tế và Bộ Lao động ban hành

Tóm lược

Thông tư quy định những công việc không được sử dụng lao động nữ

Số hiệu: 09-TT-LB Ngày ban hành: 29/08/1986
Loại văn bản: Thông tư Ngày hiệu lực: 02/09/1986
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực: 28/01/1994
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Lao động - Tiền lương,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Bộ Lao động Đào Thiện Thi
Bộ Y tế
Notice: Undefined offset: 1 in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/web/views/article/detail.phtml on line 116

Notice: Undefined offset: 1 in /var/www/sv_111/web.tailieuluat.com/app/templates/web/views/article/detail.phtml on line 116
Đặng Hồi Xuân

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-TT-LB

Hà Nội , ngày 29 tháng 8 năm 1986

 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - Y TẾ SỐ 09-TT-LB NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 1986 QUY ĐỊNH NHỮNG CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ

------------------

Căn cứ Nghị quyết số 176a-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 24-12-1984 về việc "phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" và Thông tư số 287-BT ngày 31-12-1984 của Bộ trưởng tổng thư ký, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 176a-HĐBT sau khi lấy ý kiến của các ngành có liên quan, của Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổng công đoàn Việt Nam; liên bộ Lao động - Y tế ban hành thông tư "quy định những công việc không được sử dụng lao động nữ" để thay thế phần I "Những công việc có nhiều yếu tố độc hại, những công việc quá nặng nhọc không được sử dụng lao động nữ" trong Thông tư Q5/TT.LB ngày 01-06-1968 của Liên bộ Lao động - Y tế.

I- ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ:

Căn cứ vào đặc điểm cơ thể và yếu tố sinh lý, tâm lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ, liên bộ quy định không được sử dụng lao động nữ trong các điều kiện lao động sau đây :

1- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh.

2- Thường xuyên làm việc trong điều kiện vật lý không bình thường như:

a) Trực tiếp với nguồn nhiệt có nhiệt độ không khí trong nhà xưởng từ 45o C trở lên về mùa hè, từ 40oC trở lên về mùa đông; chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao.

b) Làm công việc phải chịu áp suất cao hơn áp suất khí quyển.

c) Làm việc trong môi trường có độ rung ồn, quá lớn.

d) Tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở.

e) Làm việc trong tư thế gò bó, thiếu dưỡng khí.

g) Làm việc dưới lòng đất.

3- Làm các công việc cheo leo nguy hiểm, hoặc những công việc không phù hợp với thần kinh, tâm sinh lý phụ nữ.

4- Thường xuyên làm công việc quá nặng nhọc mà mức tiêu hao năng lượng vượt quá 5 Kcal/phút, nhịp tim lớn hơn 120/phút.

5- Thường xuyên làm công việc ngâm mình dưới nước bẩn, dễ gây nhiễm trùng nguy hiểm đối với cơ thể phụ nữ.

Căn cứ vào các điều kiện lao động nói trên, liên bộ quy định danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ, ban hành kèm theo thông tư này (16 ngành nghề, 106 công việc).

II- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1- Các trường lớp dạy nghề nhất thiết không được tuyển chọn, đào tạo phụ nữ làm những nghề, những công việc quy định không được sử dụng lao động nữ.

Đối với các nữ sinh đang theo học những nghề, những công việc đã quy định không được sử dụng lao động nữ, thì nhà trường phải chuyển họ sang học nghề khác, việc khác.

2- Cơ sở (xí nghiệp, công trường, hợp tác xã, cơ quan...) không được bố trí lao động nữ làm bất kỳ công việc nào đã được liệt kê trong toàn bộ bản danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ (không kể cơ sở đó thuộc ngành nào).

Đối với những người đang làm những công việc đó, thì cơ sở có trách nhiệm chuyển họ sang làm công việc khác thích hợp hơn.

3- Trong trường hợp cơ sở gặp khó khăn, chưa thể chuyển ngay người lao động nữ sang làm việc khác như đã nói ở điểm 2 trên đây thì có thể chậm lại, nhưng không được kéo dài quá 1 năm, kể từ ngày thông tư này có hiệu lực. Những người đang có thai, hoặc đang trong thời kỳ cho con bú phải chuyển ngay sang làm việc khác.

Trong thời gian chưa chuyển được người lao động nữ sang làm việc khác thích hợp, cơ sở phải thực hiện các chế độ sau đây :

a) Tăng thêm 1/2 định suất bồi dưỡng hiện vật mà người đó đang được hưởng.

b) Giảm bớt 1 giờ làm việc trong ngày mà vẫn được hưởng lương : giờ giảm bớt này được tính trả lương theo thời gian. Nếu do yêu cầu dây chuyển sản xuất, không thể bớt giờ được, thì giờ đó được tính trả thêm 50% lương thời gian.

c) Tăng thêm 2 ngày nghỉ phép hằng năm.

4- Các bộ, các uỷ ban Nhà nước, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương cần tiến hành các việc sau đây :

a) Hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ việc sắp xếp sử dụng lao động nữ ở các cơ sở thuộc quyền, nếu nơi nào không chấp hành đúng các quy định trong thông tư này thì cần phải xử lý thích đáng.

b) Có kế hoạch cải thiện điều kiện lao động để bảo vệ tốt sức khoẻ và kéo dài tuổi nghề của người lao động nữ.

c) Đối với bản danh mục kèm theo thông tư này, nếu nơi nào nhận thấy còn có những công việc không được sử dụng lao động nữ, thì báo cáo với liên bộ để bổ sung.

d) Xét quyết định các trường hợp thuộc diện thực hiện điểm 3 mục II cho các cơ sở thuộc quyền và gửi văn bản đến liên bộ để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.

5- Ban Thanh tra kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động thuộc Bộ Lao động, Vụ Vệ sinh phòng dịch thuộc Bộ Y tế và hệ thống tổ chức thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động của ngành lao động nữ cũ như hệ thống tổ chức vệ sinh phòng dịch của ngành y tế cần có kế hoạch thanh tra việc thực hiện thông tư này ở tất cả các cơ sở, các ngành và địa phương. Qua thanh tra, nếu có trường hợp vi phạm quy định trong thông tư này, thì xử lý hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền hình thức xử lý những người vi phạm.

Thông tư này áp dụng đến với tất cả các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi hình thức sở hữu, kể cả các đơn vị thuộclực lượng vũ trang nhân dân và có hiệu lực thi hành từ ngày 02-09-1986.

 

Đặng Hồi Xuân

(Đã ký)

Đào Thiện Thi

(Đã ký)

 

*Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Tải về

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
29/08/1986
Văn bản được ban hành
09-TT-LB
02/09/1986
Văn bản có hiệu lực
09-TT-LB
28/01/1994
Văn bản hết hiệu lực
09-TT-LB

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

T

Thông tư liên tịch 09-TT-LB Bộ Y tế và Bộ Lao động ban hành

Thông tư quy định những công việc không được sử dụng lao động nữ

Ban hành: 29/08/1986
Hiệu lực: 02/09/1986
Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ