Thông báo 55/TB-VPCP lĩnh vực Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị

Tóm lược

Thông báo 55/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 của ngành Xây dựng do Văn phòng Chính phủ ban hành 08/02/2018

Số hiệu: 55/TB-VPCP Ngày ban hành: 08/02/2018
Loại văn bản: Thông báo Ngày hiệu lực: 08/02/2018
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Xây dựng, Bộ máy hành chính,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Văn phòng Chính phủ Phó Chủ nhiệm Nguyễn Cao Lục

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2018

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2017 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2018 CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

Ngày 16 tháng 01 năm 2017, tại Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 của ngành Xây dựng. Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Phạm Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bùi Văn Cường - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại diện Lãnh đạo một số Bộ, ngành, các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các thành phố và đại diện các hội, hiệp hội nghề nghiệp, một số doanh nghiệp.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng về kết quả công tác năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018; ý kiến phát biểu của đại diện một số Bộ, ngành và địa phương, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận, chỉ đạo như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được

Năm 2017, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội trong nước chuyển biến tích cực và đạt kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong thành công chung của cả nước có đóng góp quan trọng của ngành Xây dựng. Bộ Xây dựng đã chủ động quán triệt, triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp thực hiện cụ thể, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành nỗ lực phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào kết quả chung của cả nước, các kết quả nổi bật là:

- Tốc độ tăng trưởng của Ngành khá cao đạt 8,7%, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp vào GDP cả nước. Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở đều tăng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng có chuyển biến tích cực. Chất lượng công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng của các chủ thể được nâng cao, góp phần chống thất thoát, lãng phí đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, kịp thời ngăn ngừa các rủi ro về chất lượng đảm bảo an toàn công trình. Năm 2017, công tác thẩm định dự án, dự toán, thiết kế đã giúp cắt giảm khoảng 2,33% tổng mức đầu tư; khoảng 4,3% so với dự toán, ước tính bước đầu đã giúp tiết kiệm cho ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng.

- Sản lượng sản xuất xi măng đứng đầu ASEAN và đứng thứ 10 toàn thế giới, trong đó riêng Tổng công ty Xi măng Việt Nam chiếm sản lượng 37%; một số sản phẩm khác đã tạo được uy tín, thương hiệu quốc tế và có tỷ trọng xuất khẩu cao. Bộ Xây dựng đã kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp bình ổn giá cát xây dựng và việc xuất khu các loại cát; sử dụng tro xỉ của các ngành sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng.

- Công tác quản lý quy hoạch và phát triển đô thị ngày có nền nếp:

+ Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tiếp tục được nâng cao, trong đó đã hoàn thành phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn đạt trên 99%. Nhiều nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch cấp vùng và liên vùng, quy hoạch khu chức năng đặc thù và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được lập và phê duyệt.

+ Công tác rà soát, điều chỉnh các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật theo hướng phù hợp với thực tiễn và đáp ứng các điều kiện yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển xanh đã được quan tâm, đẩy mạnh.

- Công tác xây dựng thể chế được tăng cường và thu được kết quả tích cực:

+ Bộ Xây dựng đã chủ trì soạn thảo và trình các cấp ban hành nhiều cơ chế chính sách quan trọng của ngành như: Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó đã phân cấp mạnh cho các địa phương và Bộ, ngành trong việc thẩm định dự án, thiết kế, qua đó giảm 75% số lượng hồ sơ phải thẩm định tại Bộ Xây dựng; giải quyết căn bản các vướng mắc trong thực tiễn về thực hiện thủ tục xây dựng góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư.

+ Bộ Xây dựng là một trong những cơ quan đi đầu trong rà soát, cắt giảm mạnh các ngành nghề, điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính. Bộ đã chủ động đề xuất đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính; bãi bỏ 5/17 ngành nghề kinh doanh có điều kiện; bãi bỏ 41,3%, đơn giản hóa 47,3% và chỉ còn giữ nguyên 15% số lượng các điều kiện đầu tư kinh doanh; giải quyết căn bản các vướng mắc trong thực tiễn về thực hiện thủ tục xây dựng, góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư.

- Công tác thanh tra xây dựng được tăng cường thêm một bước, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư xây dựng, qua đó, số lượng công trình phải xử lý sai phép, không phép giảm so với năm 2016.

- Kiểm soát tốt và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định; có nhiều nỗ lực trong việc đề xuất và thực thi các giải pháp thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo ở nông thôn, phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân, sinh viên, thu được nhiều kết quả quan trọng như số liệu thống kê được nêu trong Báo cáo tổng kết.

- Công tác đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh hơn. Bộ Xây dựng đã nghiêm túc thực hiện phương án tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc được Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2016-2020.

- Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ xây dựng được đẩy mạnh; đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp xây dựng đủ khả năng làm tổng thầu, có công nghệ quản lý, công nghệ thi công tiên tiến mang tầm quốc tế, đủ sức đảm đương các công trình có quy mô đặc biệt lớn trong và ngoài nước.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực, những kết quả quan trọng mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Xây dựng đã đạt được trong năm qua.

2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành tích đạt được, ngành Xây dựng vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế nhu được nêu trong Báo cáo Tổng kết của Bộ Xây dựng và các tham luận tại Hội nghị. Đề nghị toàn Ngành tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế được nêu, đặc biệt là một số tồn tại, hạn chế sau:

- Mặc dù năm 2017, mức tăng trưởng toàn Ngành đạt 8,7%, nhung còn thấp so với mức tăng trưởng 10% của năm 2016. Trong bối cảnh tốc độ xây dựng vẫn lớn như hiện nay, mức tăng trưởng giảm của năm 2017 cần được phân tích thấu đáo để tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm tiếp theo.

- Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về xây dựng đã đạt được những kết quả tích cực nhưng một số công việc cụ thể còn chậm so với yêu cầu. Công tác theo dõi, đánh giá tác động của cơ chế, chính sách, xử lý vướng mắc phát sinh từ thực tiễn còn bị động, chưa kịp thời, vẫn còn tồn tại các vấn đề thể chế gây bức xúc cần tiếp tục tháo gỡ.

- Chất lượng một số đồ án quy hoạch còn thấp, chưa đảm bảo về tầm nhìn và chưa phù hp các điều kiện thc tiễn; có đồ án quy hoạch phải điều chỉnh quy hoạch ngay sau khi mới được phê duyệt.

Một số đô thị còn tình trạng điều chỉnh quy hoạch xây dựng tùy tiện, không tuân thủ trình tự, thủ tục của quy định pháp luật; vẫn còn tồn tại tình trạng xin cho trong lập và điều chỉnh quy hoạch xây dựng. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng, tổ chức đầu tư phát triển đô thị còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, với những vấn đề nổi cộm như: phát triển thiếu kiểm soát các công trình cao tầng, phát triển đô thị thiếu đồng bộ về hạ tầng và thiếu tính kết nối liên vùng gây quá tải hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, ngập úng, ùn tắc giao thông...

- Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng còn xảy ra nhiều, đặc biệt tại một số đô thị lớn.

- Việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả tích cc, tuy nhiên, công tác quản lý thực hiện quy hoạch và quản lý xây dựng khu vực nông thôn còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng xây dựng lộn xộn, tùy tiện còn diễn ra phổ biến.

- Cơ cấu hàng hóa bất động sản tuy đã được điều chỉnh nhưng còn chưa hợp lý, dư thừa sản phẩm nhà ở phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở phân khúc giá rẻ và trung bình. Các chương trình phát triển nhà ở xã hội chưa được quan tâm đúng mức, kết quả đạt được chưa được như mong muốn và còn khoảng cách lớn so với nhu cầu thực tế.

- Việc phát triển vật liệu xây dựng còn một số hạn chế, bất cập:

+ Chương trình phát triển vật liệu xây không nung chưa được quan tâm đúng mức tại một số phương, tiến độ thực hiện chậm và kết quả còn hạn chế.

+ Phát triển vật liệu xây dựng với ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường chưa hiệu quả; xử lý chất thải rắn, khí thải tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất diễn ra phổ biến, trong cả khâu vận chuyển; công tác đảm bảo an toàn trong khai thác vật liệu xây dựng chưa được quan tâm đúng mức.

+ Việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp còn chậm, trong khi các công trình xây dựng thiếu các vật liệu để san lắp mặt bằng, làm vật liệu xây không nung; nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu xây dựng thay thế vật liệu xây dựng thông thường như cát xây dựng, cát san nền còn chậm.

- Công tác cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư tại một số Tổng công ty thuộc Bộ đã thu được những kết quả tích cực nhưng còn chậm so với kế hoạch đề ra.

Đây là những tồn tại, hạn chế cần được Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có các giải pháp khắc phục có hiệu quả trong thời gian tới.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ

Cơ bản nhất trí với nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Báo cáo Tổng kết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Bộ Xây dựng. Yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục đổi mới, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong chỉ đạo điều hành hoạt động của Ngành, trong đó tập trung cho một số trọng tâm sau:

1. Tạo chuyển biến thực chất, rõ nét trong cơ cấu lại ngành Xây dựng. Yêu cầu Bộ Xây dựng bám sát nội dung Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng giai đoạn 2014-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt giá trị tăng trưởng khu vực xây dựng năm 2018 là 9,8% cùng với hoàn thành một số nhiệm vụ cụ thể:

- Đến năm 2020, đảm bảo khả năng xây dựng được hầu hết các công trình xây dựng thiết yếu, bảo đảm chất lượng, thẩm mỹ, có giá thành cạnh tranh; khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, tham nhũng, lợi ích nhóm trong đầu tư xây dựng, nhất là các dự án sử dụng vốn nhà nước; hạn chế tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, tiến độ xây dựng.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại, đặc biệt là các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, tiến độ xây dựng. Đầu tư thích đáng cho ứng dụng công nghệ mới trong quản lý đầu tư xây dựng, kỹ thuật thi công, vật liệu...; việc quy hoạch, phát triển ngành vật liệu xây dựng phải gắn với thị trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Bổ sung các giải pháp thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng không nung; khuyến khích sử dụng tro xỉ, phụ phẩm của các ngành sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng đsớm giải quyết khi lượng lớn tro xỉ công nghiệp phát sinh đang gây nhiều bức xúc hiện nay.

- Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng pháp luật, tối đa hóa lợi ích nhà nước, lợi ích người lao động.

2. Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế - công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng:

- Tiếp tục rà soát các luật nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản... Hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư xây dựng.. để làm cơ sở quản lý đầu tư xây dựng, hạn chế thất thoát, lãng phí.

- Hoàn thành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 của Ngành đã được Chính phủ giao. Trong đó, khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành Luật Quản lý phát triển đô thị, đảm bảo nghiên cứu thận trọng, thấu đáo, hướng vào giải quyết các vấn đề về phát triển đô thị như: bảo đảm có sức cạnh tranh cao, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ đất đai, từ phát triển không gian đô thị; tổ chức đô thị hợp lý, văn minh, xanh, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu; có bản sắc Việt Nam...

3. Kiểm soát chặt chẽ tiến trình đô thị hóa phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển hệ thống đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch, Bộ Xây dựng cần triển khai một số việc sau:

- Xây dựng Đề án “Đổi mới công tác lý luận, phương pháp luận về phát triển đô thị, quy hoạch đô thị” trong đó nghiên cứu, đổi mới toàn diện tư duy về xây dựng, quy hoạch và phát triển đô thị, đảm bảo tính khoa học, hội nhập và phù hợp với yêu cầu phát triển cả trước mắt và dài hạn

- Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh các Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2020-2030 và Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa còn đang ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn như hiện nay, tiến tới phát huy tối đa nguồn lực từ khu vực đô thị, đặc biệt là hiệu quả sử dụng đất và các nguồn thu từ đất.

- Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành Đề án về phát triển đô thị thông minh, trong đó chú trọng xây dựng các khung hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể về đô thị tăng trưởng xanh, công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng; có giải pháp để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng và bảo đảm quá trình thực hiện quy hoạch theo đúng quy định pháp luật.

Yêu cầu Bộ Xây dựng thực hiện ngay nhóm giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch như đề cập nêu trên, trước mắt triển khai ngay một số việc:

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy định pháp luật về xây dựng có liên quan, bảo đảm phù hợp với Luật Quy hoạch.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, tầm nhìn của Quy hoạch cũng như các điều kiện thực hiện cần thiết để đảm bảo tính khả thi.

Bộ Xây dựng dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng theo hướng tăng cường công tác quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt, đặc biệt là tại các đô thị lớn và các đô thị ven biển; từng bước điều chỉnh, hạn chế tối đa và tiến tới không phân cấp ủy quyền trong lập và điều chỉnh quy hoạch xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã.

- Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại thủ đô Hà Nội đến năm 2030 để làm cơ sở việc di dời, xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan Trung ương.

5. Tiếp tục đổi mới, chấn chỉnh các hoạt động xây dựng, bảo đảm nâng cao chất lượng công trình, hiệu quả đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền hợp lý, vừa đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi và sự chủ động tối đa cho các địa phương; đề xuất giải pháp bổ sung để đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.

- Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là đối với một số vụ việc dư luận quan tâm và bức xúc.

6. Đặc biệt quan tâm kiểm soát thị trường bất động sản, không để xảy ra biến động bất thường, bong bóng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Sớm hoàn thành Đề án “Đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh”, trước mắt tham mưu ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mnh, hiệu quả, đặc biệt đxuất các công cụ điều tiết có hiệu quả về đất đai, quy hoạch, thuế, tín dụng, nguồn lực...

7. Tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong cải cách thủ tục hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương và làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo phương châm hành động của Chính phủ.

Tập trung làm tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính: Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian và chi phí cấp phép xây dựng cho doanh nghiệp, người dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo các nội dung cải cách thủ tục hành chính đi vào thực tiễn cuộc sống, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các vi phạm.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Lao động-Thương binh và Xã hội,
- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, KTTH, NN, QHĐP, TKBT;
- Lưu: VT, CN (2b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM





Nguyễn Cao Lục

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
08/02/2018
Văn bản được ban hành
55/TB-VPCP
08/02/2018
Văn bản có hiệu lực
55/TB-VPCP

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản bị thay thế (0)
Văn bản thay thế (0)
Văn bản được căn cứ (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 8305/VPCP-NC về việc tràn lan video có nội dung nhảm nhí nhằm kiếm tiền

Công văn 8305/VPCP-NC của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý tình trạng mạnag xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền

Ban hành: 05/10/2020
Hiệu lực: 05/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông báo 326/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19

Thông báo 326/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19

Ban hành: 13/09/2020
Hiệu lực: 13/09/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông báo 262/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về phòng, chống dịch COVID-19

Thông báo 262/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19

Ban hành: 29/07/2020
Hiệu lực: 29/07/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ