Thông báo 145/TB-VPCP lĩnh vực Bộ máy hành chính, Thể thao - Y tế

Tóm lược

Thông báo 145/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Bộ Y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 18/04/2018

Số hiệu: 145/TB-VPCP Ngày ban hành: 18/04/2018
Loại văn bản: Thông báo Ngày hiệu lực: 18/04/2018
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Y tế - Sức khỏe, Bộ máy hành chính,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Văn phòng Chính phủ Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tùng

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2018

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI BỘ Y TẾ

Ngày 09 tháng 4 năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã làm việc với Bộ Y tế về một số nội dung (Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Thông tư quy định giá dịch vụ y tế; Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế 2018 - 2020; Đàm phán giá thuốc và đấu thầu thiết bị y tế). Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đại diện các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi nghe báo cáo của B trưởng Bộ Y tế, báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ và ý kiến phát biểu của đại diện các cơ quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ kết luận như sau:

I. NHẬN XÉT CHUNG

Quản lý công tác khám, chữa bệnh, bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế, giá thuốc, vật tư y tế là các vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đại bộ phận nhân dân, của người kinh doanh, cơ sở khám, chữa bệnh, ảnh hưởng đến khả năng chi trả, đồng chi trả của người dân; không chỉ là vấn đề trong nước mà còn là hội nhập quốc tế.

Thời gian vừa qua ngành y tế đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tiên phong đi đầu về giá dịch vụ và đạt được nhiều kết quả. Chính phủ cơ bản tán thành quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế; mặc dù đã có những tiến bộ, nhưng so với yêu cầu phục vụ nhân dân vẫn còn khoảng cách; hệ thống pháp luật về y tế còn chưa đồng bộ; việc xây dựng, trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có những vấn đề chưa đủ rõ, còn “vùng xám”.

Trong thời gian tới, Bộ cần phát huy, duy trì những kết quả đã đạt được của giai đoạn vừa qua, trong khâu tổ chức thực hiện không được chủ quan, cần theo đúng quy định pháp luật.

II. VỀ CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế: để hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ với nguyên tắc bảo đảm hài hòa quyền lợi của tất cả các bên (người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội); việc đưa ra chính sách phải căn cứ vào khả năng của các bên liên quan và thực lực của nền kinh tế; không vì quyền lợi riêng của các bộ, ngành. Việc điều chỉnh mệnh giá bảo hiểm y tế cần cân nhắc khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Thống nhất với các quan điểm, nội dung trong báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ trình bày tại cuộc họp vì đã đáp ứng được các yêu cầu trên.

Căn cứ ý kiến của các cơ quan tại cuộc họp này, yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 105/2014/NĐ-CP sớm trình Chính phủ.

2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 của liên bộ Y tế - Tài chính quy định mức giá khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thống nhất giữa các hạng bệnh viện trong toàn quốc: đồng ý với đề nghị của các cơ quan (Y tế, Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam) về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC nêu trên cần chia 2 giai đoạn.

a) Giai đoạn 1: Bộ Y tế chịu trách nhiệm thống nhất với các cơ quan về các nội dung cần sm được sửa đổi để bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia bảo hiểm y tế, nhưng không quá cầu toàn.

Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện để ban hành theo thẩm quyền trước ngày 15 tháng 5 năm 2018.

b) Giai đoạn 2: Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 5 năm 2018 về lộ trình, kế hoạch sửa đổi, bổ sung giai đoạn 2 (bao gồm kế hoạch khảo sát tổng thể trong nước, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước) để xây dựng giá dịch vụ y tế theo hướng phân loại để giảm bớt số lượng giá dịch vụ y tế hiện nay (trên 18 nghìn dịch vụ), sắp xếp lại theo nguyên tắc thuận lợi cho quản lý, dễ thực hiện cho các cơ sở y tế và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế; làm căn cứ để ban hành định mức, xây dựng giá của các dịch vụ này.

c) Xác định số ngày điều trị nội trú: đồng ý với kiến nghị của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng theo hướng số ngày điều trị nội trú giữa các trường hợp phải chuyển tuyến (bao gồm chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên hoặc chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới hoặc chuyển sang cơ sở khác) và các trường hợp còn lại là khác nhau.

3. Lộ trình, kịch bản điều chỉnh giá dịch vụ y tế 2018 - 2020: giao Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan đánh giá tình hình, xây dựng lộ trình, kịch bản điều chỉnh giá dịch vụ y tế bảo đảm nguyên tắc thị trường, giảm dần sự bao cấp của nhà nước, phù hợp với khả năng chi trả của người dân và ngân sách.

4. Đấu thầu thuốc, thiết bị y tế

a) Đu thầu và đàm phán giá thuốc

- Đàm phán giá: Bộ Y tế cần khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện đầy đủ các căn cứ pháp lý theo thẩm quyền được giao tại Luật đấu thầu để bảo đảm hành lang pháp lý chặt chẽ trước khi tiến hành đàm phán giá.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá lại sự phù hợp của các quy định pháp luật (giữa Thông tư, Nghị định số với Luật), làm rõ các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi (nếu có) trên tinh thần Luật quy định chi tiết, mạch lạc, bảo đảm công khai, minh bạch, rõ thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm, mang lại lợi ích cao nhất (hài hòa lợi ích) cho cả nhà nước, cơ sở khám, chữa bệnh, người bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trên cơ sở kết quả đấu thầu thuốc năm 2017 của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2018 tiếp tục thực hiện đấu thầu tập trung tại Bộ Y tế và tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bộ Y tế khẩn trương có văn bản trả lời Bảo hiểm xã hội Việt Nam về danh mục thuốc đấu thầu tập trung năm 2018 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

b) Đấu thầu vật tư, thiết bị y tế:

Đấu thầu vật tư, thiết bị y tế bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, đặt chất lượng lên hàng đầu với giá hợp lý, sức khỏe bệnh nhân là quan trọng nhất.

Bộ Y tế cần tăng cường chỉ đạo, rà soát, chấn chỉnh công tác đấu thầu của các địa phương.

Trên cơ sở các loại thiết bị, vật tư y tế theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất phương án đấu thầu tập trung thiết bị y tế (trước mắt thực hiện trong phạm vi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế), báo cáo Chính phủ vào kỳ họp tháng 5 năm 2018.

c) Về Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật dược.

- Giao Bộ Y tế trong tháng 4 năm 2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ:

+ Việc đánh giá, rà soát sự phù hợp của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và quá trình xây dựng các Thông tư của Bộ Y tế trên tinh thần: thực hiện đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, mở cửa phải có lộ trình, phân phối thuốc không chỉ là vấn đề kinh doanh mà còn là vấn đề đạo đức, nhân đạo và liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Khâu phân phối thuốc hiện Việt Nam đang là độc quyền, nhưng không ngăn cấm các công ty nước ngoài phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam đ thực hiện việc này, đầu mối là các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Đề xuất phương án xử lý đối với một số trường hp doanh nghiệp nước ngoài đã xây dựng cơ sở, kho bảo quản thuốc trước thời điểm Nghị định số 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực.

- Giao Bộ Tư pháp tiến hành đánh giá độc lập về sự phù hợp của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật dược với các luật liên quan và các cam kết quốc tế của Việt Nam, có đề xuất cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2018.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: YT, TC, TP, KHĐT, LĐTBXH;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN Nguyễn V
ăn Tùng, Nguyễn Sỹ Hiệp; Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, PL, QHQT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX (2).LT.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Tùng

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
18/04/2018
Văn bản được ban hành
145/TB-VPCP
18/04/2018
Văn bản có hiệu lực
145/TB-VPCP

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản bị thay thế (0)
Văn bản thay thế (0)
Văn bản được căn cứ (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 8305/VPCP-NC về việc tràn lan video có nội dung nhảm nhí nhằm kiếm tiền

Công văn 8305/VPCP-NC của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý tình trạng mạnag xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền

Ban hành: 05/10/2020
Hiệu lực: 05/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông báo 326/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19

Thông báo 326/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19

Ban hành: 13/09/2020
Hiệu lực: 13/09/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông báo 262/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về phòng, chống dịch COVID-19

Thông báo 262/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19

Ban hành: 29/07/2020
Hiệu lực: 29/07/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ