ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 347/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 01 tháng 02 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH NĂM 2018 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20/6/2017;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 12/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Quyết định 1478/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số 288/STC-TCHCSN3 ngày 23/01/2018 của Sở Tài chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 09/TTr-STP ngày 25/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch năm 2018 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ngành: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH NĂM 2018
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 347/QĐ-UBND ngày 01 tháng 2 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
Để tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh đồng bộ, có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch năm 2018 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh nhằm tạo bước chuyển biến mới trong việc nâng cao chất lượng vụ việc cũng như nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là người được trợ giúp pháp lý về quyền được trợ giúp pháp lý và vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý để từ đó có sự quan tâm và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, nhất là nâng cao chất lượng vụ việc, năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý, chú trọng vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên, hướng tới bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
- Thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông về Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các hoạt động trợ giúp pháp lý khác liên quan trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động trong Kế hoạch phải được tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, bám sát nội dung của Chiến lược, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh, đồng thời gắn kết với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý năm 2018.
- Xác định rõ trách nhiệm và tiến độ thực hiện; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý; thực hiện vụ việc tố tụng, đại diện ngoài tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức phổ biến và truyền thông về luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành
1.1. Tổ chức biên soạn tài liệu, phổ biến Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân tỉnh, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I - IV
1.2. Tiếp tục tăng cường truyền thông về các hoạt động trợ giúp pháp lý.
Biên soạn, in ấn, phát hành tờ gấp, cẩm nang pháp luật và các sản phẩm truyền thông khác về trợ giúp pháp lý.
Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, các chuyên trang, chuyên mục, truyền thông về trợ giúp pháp lý trên báo, đài, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, chú trọng đến các đối tượng trợ giúp pháp lý đặc thù như người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, nạn nhân bị mua bán, người dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV,...
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện; cấp xã; cơ quan báo, đài và các cơ quan liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
2. Rà soát người thực hiện trợ giúp pháp lý, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
3. Cập nhật, công bố danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn; niêm yết các thủ tục hành chính theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành
Công bố, cập nhật danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý; niêm yết các văn bản, thủ tục hành chính về trợ giúp pháp lý do Trung ương và địa phương ban hành nhằm phục vụ việc liên hệ, tra cứu của cơ quan, tổ chức và cá nhân người được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị thực hiện: Phòng Bổ trợ tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý; tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trợ giúp pháp lý; tiếp tục trợ giúp pháp lý ở cơ sở
4.1. Thực hiện các vụ việc theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý cùng với việc triển khai trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn, đại diện ngoài tố tụng.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
4.2. Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trợ giúp pháp lý có hiệu quả: Tổ chức tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và các văn bản pháp luật liên quan; Cung cấp tờ gấp, tài liệu pháp luật; niêm yết Bảng thông tin, Tờ thông tin, Hộp tin trợ giúp pháp lý, danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng để người dân liên hệ khi có nhu cầu.
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý và các ngành thành viên
- Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
4.3. Tổ chức các Hội nghị trợ giúp pháp lý tại các xã, phường, thị trấn, chú trọng nơi có thôn, bản điều kiện đặc biệt khó khăn, cách xa trụ sở của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước (có danh sách cụ thể kèm theo).
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II-IV.
5. Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý
5.1. Tổ chức khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV.
5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức, quản lý và cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý; Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo tiếp nhận và xử lý kịp thời yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV.
6. Kiểm tra, đánh giá, báo cáo việc triển khai việc thực hiện Chiến lược
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Theo dõi, đánh giá, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Chiến lược; Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2018 triển khai thực hiện Chiến lược.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này;
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh và bộ Tư pháp.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý.
4. Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng có hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
5. Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng Tư pháp và các phòng, ban, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
PHỤ LỤC
HỘI NGHỊ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI CƠ SỞ NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số: 347/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Thời gian |
Địa bàn trợ giúp pháp lý |
Cơ quan thực hiện |
Cơ quan phối hợp |
Tháng 4 |
Tại TP Cẩm Phả |
Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước) (STP-TT TGPLNN) |
UBND |
Tháng 4 |
Tại huyện Đầm Hà |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Đầu tháng 5 (Từ 01-11) |
Tại TX Đông Triều |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Cuối tháng 5 |
Tại huyện Ba Chẽ |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Đầu tháng 6 |
Tại huyện Hoành Bồ: |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Cuối tháng 6 |
Tại huyện Hải Hà |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Đầu tháng 7 |
Tại huyện Vân Đồn |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Cuối tháng 7 |
Tại huyện Tiên Yên |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Tháng 8 |
Tại TP Uông Bí |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Đầu tháng 9 |
Tại huyện Bình Liêu |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Cuối tháng 9 |
Tại TX Quảng Yên |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Đầu tháng 10 |
Tại huyện Cô Tô |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
Cuối tháng 10 |
Tại TP Móng Cái |
STP-TT TGPLNN |
UBND |
* Các địa phương có trách nhiệm thông báo, triệu tập người được trợ giúp pháp lý tại địa phương, bố trí địa điểm và trang trí khánh tiết. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm về nội dung chương trình trợ giúp pháp lý.