Người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông sẽ bị xử lý hình sự

14:47 - 18/09/2018 Tin pháp luật
Từ ngày 1/2/ 2016, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67, Công an Hà Nội) đã ra quân xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông như đi không đúng làn đường, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường …
 
Căn cứ điều 9 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: Nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với từng mức phạt tương ứng.
 
Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
 
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
 
a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
 
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
 
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
 
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
 
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
 
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
 
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
 
3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
 
Căn cứ điều 203 Bộ luật Hình sự 1999: Nếu người đi bộ sai luật mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của  người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với mức độ vi phạm.

Người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông sẽ bị xử lý hình sựHình ảnh minh họa: Người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông sẽ bị xử lý hình sự

 
Điều 203.Tội cản trở giao thông đường bộ
 
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của  người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
 
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
 
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
 
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
 
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
 
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
 
e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
 
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
 
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
 
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến  hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
HươngPT
Chia sẻ