Khái niệm Luật hành chính Việt Nam, đối tượng và phương pháp điều chỉnh

09:48 - 18/06/2018 Tin pháp luật
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh, đơn phương.

1. Khái niệm Luật hành chính

 
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề do pháp luật qui định.
 

2. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

 
Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Những quan hệ này gọi là quan hệ quản lý hành chính nhà nước hay quan hệ chấp hành – điều hành. Nội dung của chúng thể hiện:
 
- Hoạt động quản lý các công tác xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh chính trị trong cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành.
 
- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện pháp luật của cơ quan đó.
 
- Xử lý hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.
 
- Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc và hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước ...
 
các quan hệ quan hệ quản lý được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh rất đa dạng, đó là các quan hệ quản lý được hình thành trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp hành – điều hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Chúng bao gồm các quan hệ điển hình:
 
a, Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc mà đặc biệt là những cơ quan hành chíng cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp.
 
b, Giữa cơ quan cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thhẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
 
c, Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ quan hành chíng nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới nhằm thực hiện chức năng theo pháp luật.
 
d, Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
 
e, Giữa cơ quan hành chíng nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó.
 
g, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị trực thuộc.
 
h, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
 
i, Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội.
 
k, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân và người không quốc tịch, người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt nam.
 
Ngoài ra còn có một số quan hệ không điển hình, giữa cơ quan hành chính nhà nước với đối tượng quản lý của nó.
 
Bên cạnh những quan hệ quản lý kể trên, Luật hành chính còn điều chỉnh một số quan hệ quản lý khác như: các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan, nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình; các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật qui định.
 

3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

 
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh, đơn phương. Phương pháp này được xây dựng trên các nguyên tắc:
 
- Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính, một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những mệnh lệnh ấy.
 
- Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyết định công việc một cách đơn phương, xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, xã hội trong phạm vi quyền hạnh của mình để chấp hành pháp luật.
 
- Quyết định đơn phương của bên sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt bộc thi hành đối với các bên hữu quan và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
 
Xem thêm tin liên quan:
 
Chia sẻ