Kế hoạch 68/KH-UBND lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Tóm lược

Kế hoạch 68/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018 ban hành ngày 14/03/2018

Số hiệu: 68/KH-UBND Ngày ban hành: 14/03/2018
Loại văn bản: Kế hoạch Ngày hiệu lực: 14/03/2018
Địa phương ban hành: Hà Nội Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Văn hóa - Xã hội,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: UBND TP Hà Nội Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 68/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018

Thực hiện Công văn s 7236/BYT-UBQG50 ngày 19/12/2017 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020 và năm 2018; Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND Thành phố về việc Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố năm 2018, như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế), khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

2. Mục tiêu cthể

- 75% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình.

- 60% người nhiễm HIV diện quản lý được điều trị ARV.

- 90% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.

- 100% bệnh nhân điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT).

- 60% bệnh nhân tham gia điều trị ARV được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS từ nguồn quỹ BHYT.

3. Chỉ tiêu

- 80% (9.680) người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình Bơm kim tiêm; 60% (3.280) gái mại dâm được tiếp cận với chương trình Bao cao su; 60% (5.000) nam có quan hệ tình dục (QHTD) đồng giới tiếp cận với chương trình Bao cao su.

- 6.500 người nghiện chích ma túy được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

- 60% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

- Hoàn thành 700 mẫu giám sát trọng điểm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- 30/30 quận, huyện, thị xã triển khai giám sát phát hiện HIV/AIDS, tử vong theo quy định tại Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24/5/2012 của Bộ Y tế.

- 30/30 quận, huyện, thị xã thực hiện thu thập và báo số liệu theo đúng quy định Thông tư số 03/2015/TT-BYT của Bộ Y tế và đảm bảo chất lượng.

- 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV (PCR) và kết nối với điều trị khi trẻ có kết quả dương tính.

- 73 phòng xét nghiệm HIV thực hiện theo Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV.

- 14.000 người nhiễm HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV), trong đó 10.000 người Hà Nội được điều trị ARV; 90% người bệnh HIV/AIDS tiếp tục duy trì điều trị sau 12 tháng; 60% người bệnh HIV/AIDS được xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi điều trị ARV.

- 98% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV; 99% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV tmẹ sang con bằng thuốc ARV.

- 70% người nhiễm HIV mới đăng ký điều trị được dự phòng mắc lao bằng INH và 90% người bệnh HIV mắc lao được điều trị thuốc ARV.

- 18 cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị ARV (do Sở Y tế quản lý) ký hợp đồng cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS t BHYT.

- 100% cán bộ phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018

1. Dự phòng và can thiệp giảm tác hại

a) Thông tin giáo dục truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

- Tăng cường các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS để nâng cao hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt chú trọng đến độ tui t15 đến 49 tuổi, nhóm nữ và người dân ở các huyện ngoại thành.

- Truyền thông đại chúng về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế; quảng bá các dịch vụ HIV bao gồm cả dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV... qua các kênh truyền hình, đài, báo, mạng xã hội, website, Fanpage v.v...

- Truyền thông trực tiếp bằng nhiều hình thức và nội dung phù hợp ti từng nhóm đối tượng.

- Xây dựng các ấn phẩm truyền thông về HIV/AIDS với thông điệp phù hợp.

- Tăng cường truyền thông phòng, chống HIV/AIDS nhân sự kiện, đặc biệt là Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV tmẹ sang con và Tháng hành động Quốc gia và Ngày Thế giới phòng, chng HIV/AIDS.

- Tổ chức cung cấp thông tin tình hình dịch HIV/AIDS và các văn bản chỉ đạo, định hướng về phòng chống HIV/AIDS cho phóng viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương và Thành phố.

- Triển khai các chiến dịch truyền thông lồng ghép kết hợp với cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc và điều trị cho vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng xa trung tâm.

- Lồng ghép truyền thông và cập nhật thông tin về HIV/AIDS trong, các hội nghị, hội thảo, tập huấn của đơn vị, địa phương.

- Tăng cường các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế theo Chỉ thị số 10/CT-BYT ngày 26/12/2017 của Bộ Y tế.

- Tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS, phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể của từng Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Thực hiện phong trào toàn dân phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; Mô hình các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS và các mô hình dựa vào cộng đồng khác.

b) Can thiệp giảm tác hại

(1) Can thiệp giảm tác hại cho nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm, nam có QHTD đồng giới

- Duy trì và mở rộng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng trong nhóm nghiện chích ma túy (bao gồm: người chích ma túy, người sử dụng ma túy có QHTD tập thể...), nhóm phụ nữ mại dâm và nhóm nam QHTD đồng giới để tăng cường khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời, tổ chức giám sát, hỗ trợ các nhân viên tiếp cận cộng đồng và các nhóm tự lực đang thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Hà Nội

- Tiếp tục thực hiện chương trình Bơm kim tiêm, Bao cao su; Bên cạnh hình thức phát miễn phí qua tuyên truyền viên đồng đẳng, các hộp Bơm kim tiêm cố định, cộng tác viên, cơ sở xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS, mở rộng triển khai bán tiếp thị xã hội Bao cao su, Bơm kim tiêm thông qua các kênh phù hợp (nhà thuốc, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nhà nghỉ, khách sạn và qua các tuyên truyền viên đồng đẳng...).

- Tăng cường kết nối, phối hợp và quản lý các cơ quan, tổ chức, các dự án triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chương trình liên quan trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường năng lực cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS, đồng đăng viên, cộng tác viên, tình nguyện viên tại các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn thông qua tập huấn, đào tạo và đào tạo lại về các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV với các thông điệp truyền thông và chiến lược can thiệp mới: các kỹ năng tiếp cận, truyền thông, giới thiệu chuyn gửi khách hàng tiếp cận dịch vụ y tế.

- Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và chương trình can thiệp giảm tác hại trong các cơ sở cai nghiện ma túy của ngành Lao động Thương binh và Xã hội và các Trại giam của Công an Thành phố, Trại giam của Bộ Công an có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Truyền thông trực tiếp cho các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao nhằm tăng cường kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV và chương trình can thiệp giảm tác hại, giới thiệu các dịch vụ xét nghiệm HIV, khám và chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các dịch vụ khác có liên quan.

- Lồng ghép nội dung truyền thông phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống mại dâm, phòng chống ma túy, đặc biệt là vấn đề ma túy tổng hợp.

- Phối hợp các hoạt động dự phòng, điều trị HIV/AIDS với các hoạt động hỗ trợ xã hội khác.

- Nghiên cứu, đánh giá các mô hình can thiệp giảm tác hại, các nghiên cứu về ước tính quần thể đối tượng người nghiện chích ma túy và nghiên cứu xây dựng mô hình phân phát, hướng dẫn sử dụng Bao cao su, chất bôi trơn mới phù hợp với đặc thù của đối tượng can thiệp.

(2) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone

- Duy trì hoạt động của 18 sở điều trị Methadone, tăng cường thu dung bệnh nhân đạt công năng tối thiểu 250 bệnh nhân/cơ sở.

- Mở cơ sở điều trị methadone tại tất cả các quận, huyện, thị xã có t250 người nghiện ma túy trở lên. Các quận, huyện, thị xã ít hơn 250 người nghiện ma túy, căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương để mở cho phù hợp (chỉ tiêu điều trị methadone theo Phụ lục 1 đính kèm).

- Đảm bảo cung ng thuốc cho các cơ sở điều trị methadone.

- Truyền thông cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về chủ trương thu phí dịch vụ, tạo sự đồng thuận về việc thu phí dịch vụ.

- Triển khai thu phí dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND Thành phố và Công văn số 308/SYT-KHTC ngày 24/01/2018 của Sở Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng tiếp nhận người bệnh tại các cơ sở điều trị theo Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

- Nghiên cứu triển khai việc mrộng hoạt động cấp phát thuốc Methadone tại xã, phường, thị trn.

- Huy động y tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ điều trị.

- Đảm bảo cán bộ tham gia tại các sở điều trị Methadone được tập huấn và tập huấn lại.

- Đảm bảo các sở điều trị Methadone được giám sát, kiểm tra quy trình chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.

- Đảm bảo các cơ sở điều trị Methadone được chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ sở, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở mở mới trong giai đoạn khám đánh giá ban đầu, khởi liều, dò liều và hội chẩn ca bệnh khó thường quy theo đúng quy định của Bộ Y tế.

2. Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS

a) Tăng cường phát hiện mới người nhiễm HlV và kết nối với điều trị HIV

- Nâng cao năng lực cho cán bộ sở y tế khám chữa bệnh thực hiện công tác tư vấn xét nghiệm HIV theo đúng hướng dẫn quy định tại Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV, hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV; Thông tư số 01/2015/TT-BYT ngày 27/02/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế.

- Triển khai các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp về lợi ích của xét nghiệm sớm HIV.

- Tăng cường chất lượng, hiệu quả tư vấn xét nghiệm HIV ở cả cộng đồng và trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát hiện mới người nhiễm HIV, chuyn gửi thành công các trường hợp dương tính tham gia điều trị ARV.

- Phối hợp với các dự án, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, cơ sở y tế quận, huyện, thị xã triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV tại các quận, huyện trọng điểm HIV. Tập huấn nâng cao năng lực, giám sát hỗ trợ kỹ thuật về tư vấn, xét nghiệm HIV chuyển gửi người nhiễm HIV, theo dõi sau chuyển gửi.

- Khuyến khích cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV trong hệ thống y tế tư nhân.

- Xây dựng quy trình kết nối chuyển gửi và phản hồi giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV với cơ sở điều trị và theo dõi quản lý ca bệnh nhằm đảm bảo tất cả người nhiễm HIV được phát hiện đều được chuyển tiếp thành công đến cơ sở điều trị HIV/AIDS. ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chuyển gửi người nhiễm HIV dương tính.

- Phát triển và phân phối các loại tài liệu truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích xét nghiệm HIV sớm, xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng và tự xét nghiệm HIV.

(Chỉ tiêu phát hiện người nhiễm HIV theo Phụ lục 2 đính kèm)

b) Công tác xét nghiệm HIV

- Mở rộng phòng xét nghiệm khẳng định HIV tại các địa phương trọng điểm về HIV, có nhu cầu xét nghiệm khng định lớn hoặc xa trung tâm. Cải cách các thủ tục hành chính t ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm HIV.

- Phát triển kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu giúp tăng cường chất lượng giám sát dịch và điều trị HIV/AIDS (xác định nhim mới HIV, xét nghiệm tải lượng vi rút...).

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tư vấn, xét nghiệm HIV cho các tuyến từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn.

- Kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật các phòng xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế theo Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 /7/2016 của Chính phủ.

- Triển khai nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống phòng xét nghiệm HIV trên địa bàn Thành phố.

c) Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS

- Triển khai các hoạt động giám sát phát hiện, giám sát trọng điểm, giám sát trọng đim lng ghép hành vi tại thành phố Hà Nội theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo 100% cỡ mu được thực hiện theo quy định.

- Thực hiện báo cáo giám sát dịch HIV/AIDS theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Phân tích đánh giá khả năng phát hiện HIV tại các đơn vị, khu vực để có hướng tìm kiếm ca nhiễm mới hiệu quả.

Nâng cao năng lực cho cán bộ giám sát, theo dõi, đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường chất lượng số liệu chương trình phòng chống HIV/AIDS tại các cơ sở theo quy định.

- Thực hiện ước tính dự báo kích thước quần thể nguy cơ cao tại thành phố làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và triển khai các can thiệp.

3. Điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Duy trì và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú (PKNT) điều trị HIV/AIDS, các cơ sở cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Trại giam Bộ Công an trên địa bàn Hà Nội.

- Mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các quận, huyện, thị xã nhằm tăng số người nhiễm HIV được tiếp cận với điều trị thuốc ARV. Thực hiện lồng ghép quản lý, cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS và điều trị lao tại tuyến huyện, xã.

- Kiện toàn và củng cố mạng lưới điều trị HIV/AIDS các tuyến đáp ứng điều kiện khám chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT. Các cơ sở điều trị ARV ký hợp đồng và được thanh toán dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ BHYT.

- Hướng dẫn các cơ sở điều trị thực hiện điều trị ARV cho người nhiễm HIV theo các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện điều trị ARV sớm cho tất cả các trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện.

- Cải tiến chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú và thực hiện lồng ghép hoạt động cải tiến chất lượng chăm sóc điều trị vào hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện.

- Thực hiện đo tải lượng HIV thường quy cho bệnh nhân đang điều trị ARV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các cơ sở y tế nhằm loại trhình thức lây truyền này ở trẻ em. Xây dựng quy trình kết nối chuyn gửi, phản hồi giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản với cơ sở điều trị HIV/AIDS và theo dõi quản lý ca bệnh, cặp mẹ - con nhằm đảm bảo tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ sau sinh đều được chuyển tiếp thành công đến cơ sở điều trị HIV/AIDS. Triển khai Tháng hành động quốc gia về Dự phòng lây truyền HIV tại địa phương, tập trung vào việc phát hiện và điều trị ARV sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ.

- Tăng cường công tác tư vấn, vận động người nhiễm tham gia BHYT; Huy động kinh phí từ các nguồn để mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV, đảm bảo 100% người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV có thẻ BHYT.

- Cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh HIV qua BHYT, lồng ghép quy trình khám chữa bệnh HIV/AIDS vào quy trình khám chữa bệnh của Bệnh viện, Phòng khám đa khoa; sử dụng hệ thống quản trị mạng trong việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS.

- Các cơ sở Y tế thực hiện đúng quy trình xử lý tai nạn rủi ro nghề nghiệp, chuyển gửi cán bộ bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đến các cơ sở điều trị HIV/AIDS để được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.

(Chỉ tiêu điều trị ARV theo Phụ lục 3 đính kèm)

4. Tăng cường năng lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.

a) Đào tạo, tập huấn

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến Thành phố và tuyến huyện.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, mạng lưới người nhiễm HIV, các nhóm tự lực, các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, cộng tác viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng... thông qua đào tạo theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, tập trung đào tạo liên tục cho cán bộ hệ thống y tế tuyến quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn về các lĩnh vực chuyên môn (can thiệp, xét nghiệm, điều trị, giám sát, truyền thông...).

- Tổ chức cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tham gia các hội nghị, hội thảo, các chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước phù hợp với vị trí công tác và chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật; tài liệu chuyên môn, kỹ thuật; các hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ...cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

b) Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Tiếp tục tìm kiếm các nguồn hợp tác quốc tế, huy động các nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, đảm bảo tính hiệu quả, tránh chng chéo và tăng cường tính chủ động trong đầu tư, sử dụng các nguồn viện trợ.

- Thực hiện việc lồng ghép triệt để các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn bao gồm các dự án viện trợ, dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế dân số nhằm tăng tính hiệu quả, đảm bảo tính bn vững của chương trình.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước để ứng dụng các biện pháp mới và hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá công tác phòng, chống HIV/AIDS cấp bộ, cấp cơ sở.

c) Quản lý, kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật

- Kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

- Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin và tài liệu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- ng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý ca bệnh điều trị HIV/AIDS.

- Xác định nhu cầu nhân lực và đào tạo cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS thông qua các bộ công cụ tính toán nhân lực.

- Phát triển mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật về các lĩnh vực chuyên môn.

d) Cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật dụng y tế

- Xây dựng nhu cầu thuốc điều trị ARV, Methadone và sinh phẩm hàng năm theo quy định của Bộ Y tế.

- Triển khai thực hiện các quy trình dự trù, sử dụng và cấp phát thuốc ARV theo quy định của Bộ Y tế.

- Triển khai quy trình quản lý, điều phối và thanh toán thuốc ARV từ Quỹ BHYT theo quy định tại Thông tư số 28/TT-BYT ngày 28/6/2017 của Bộ Y tế Quy định về quản lý thuốc ARV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc ARV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu.

- Kinh phí ngân sách cấp Thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã.

- Kinh phí tài trợ của các tổ chức quốc tế; Kinh phí từ nguồn thu dịch vụ; Kinh phí tnguồn BHYT; Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS có trách nhiệm tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; theo dõi việc giám sát thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết, giao ban định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Y tế, UBND Thành phố và Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo 138 Thành phố) theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã hướng dẫn đôn đốc các ngành, đoàn thể (thành viên) và Ban Chỉ đạo các cấp sở, các cơ sở y tế trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Phối hợp với các ngành chức năng, chỉ đạo triển khai thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone trên địa bàn Thành phố và quận, huyện, thị xã theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bng thuốc thay thế Methadone và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đi với đối tượng chính sách được hưởng theo quy định tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kinh phí chi tiết Chương trình phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND thành phố Hà Nội về việc Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.

- Thường xuyên cung cấp thông tin, văn bản chỉ đạo điều hành về phòng, chống HIV/AIDS cho các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn Thành phố.

- Tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng, ban hành các văn bản mới về phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố phù hợp tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong tình hình mới. Phân bổ nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 cho các đơn vị tổ chức thực hiện, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí có hiệu quả.

- Phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Thành phố hướng dẫn các đơn vị có cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện việc khám, chữa bệnh và thanh toán dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ BHYT.

2. Công an Thành phố

- Thực hiện tốt vai trò cơ quan Thường trực về lĩnh vực phòng, chống ma túy của Ban Chỉ đạo 138 Thành phố. Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn Thành phố theo quy định.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp các cơ sở y tế cùng cấp thường xuyên trao đi thông tin, cập nhật, rà soát, trao đi danh sách bệnh nhân điều trị tại cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện để theo dõi, quản lý tại nơi cư trú.

- Tổ chức triển khai, thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho can phạm, phạm nhân trong các Trại tạm giam của Công an Thành phố (theo chỉ đạo của Bộ Công an); định kỳ kiểm tra, thanh tra, báo cáo tình hình triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở phối hợp các cơ sở điều trị Methadone đóng trên địa bàn đảm bảo an ninh, trật t trong và xung quanh sở điều trị; kịp thời hỗ trợ cơ sở điều trị giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự.

- Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ khi có yêu cầu; định kỳ phối hợp kiểm tra về công tác bảo vệ tại các sở điều trị; kịp thời hỗ trợ lực lượng giải quyết các vn đan ninh trật tự tại các cơ sở điều trị Methadone.

3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với phòng, chống tệ nạn ma túy trong các sở cai nghiện ma túy của Thành phố.

- Tiếp tục triển khai hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động xã hội theo chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2495/LĐTBXH-PCTNXH ngày 26/6/2015 về việc tổ chức điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho học viên cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện.

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức hướng dẫn chuyên môn, quy trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ Y tế đến các cơ sở thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.

- Phối hợp với Sở Y tế trong việc hướng dẫn chuyển tiếp điều trị ARV cho người nhiễm HIV.

- Phối hợp với Công an Thành phố giữ gìn an ninh trật tự khu vực trong và ngoài các cơ sở điều trị Methadone trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong công tác thông tin, giáo dục truyền thông triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

- Định kỳ kiểm tra, thanh tra, báo cáo, thống kê việc triển khai thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở điều trị thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế phân bổ nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước; kêu gọi xã hội hóa; vận động tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác để triển khai các hoạt động thuộc Kế hoạch.

5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND thành phố đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo Kế hoạch được duyệt.

6. Bảo hiểm xã hội Thành phố: Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị có cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện việc khám, chữa bệnh và thanh toán dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ BHYT.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.

8. Các Sở, ban, ngành, đoàn th: Căn cchức năng, nhiệm vụ của đơn vị triển khai và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch này, đảm bảo đúng quy định.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố: Chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên phối hợp với chính quyền tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân khu dân tích cực tham gia “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”.

10. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Tuyên giáo các ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã tham mưu cho đảng ủy ngành, thường trực quận, huyện, thị ủy tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến đảng viên, cán bộ chủ chốt cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời, tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 trong phạm vi hoạt động của đơn vị.

11. Ban Thi đua khen thưởng Thành phố: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND Thành phố đánh giá, đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

12. UBND các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung của Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố năm 2018 phù hợp với định hướng kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch Thành phố giao.

- Chủ động đầu tư, bố trí ngân sách, huy động sự đóng góp của xã hội, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp... thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch Thành phố giao trên địa bàn và theo các mục tiêu đã xác định tại địa phương ngoài nguồn ngân sách được phân bổ thông qua Sở Y tế.

- Tổ chức việc kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Kế hoạch trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và Ban Chỉ đạo các địa phương chỉ đạo các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2018; đồng thời, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo định kỳ quý, 06 tháng, 01 năm gửi Sở Y tế (Thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS của BCĐ 138 Thành phố) tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy (để b.cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để b.cáo);
- Bộ Y tế (Cục Phòng, chống AIDS) (để b.cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để b.cáo);

- Phó Chủ tịch UBND Thành phố:
Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý;
- Ủy ban MTTQ Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP P.C.Công, Phòng KGVX, NC, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX(T
uc).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC 1:

GIAO CHỈ TIÊU ĐIỀU TRỊ METHADONE NĂM 2018 CHO CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ VÀ CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
(Kèm theo Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 14/3/2018 của UBND Thành phố)

TT

Quận, huyện, thị xã

Số bệnh nhân đang điều trị Methadone tính đến hết 31/12/2017

Chỉ tiêu bệnh nhân điều trị Methadone năm 2018

Theo quận, huyện, thị xã

Theo cơ sở điều trị Methadone

Theo quận, huyện, thị xã

Theo sở điều trị Methadone

 

Tổng

4.871

4.871

6.500

6.500

1

Ba Đình

219

 

196

 

2

Ba Vì

229

188

309

250

3

Bắc Từ Liêm

146

 

185

 

4

Cầu Giấy

74

 

100

 

5

Chương Mỹ

69

85

275

250

6

Đan Phượng

135

165

172

250

7

Đông Anh

126

186

338

250

8

Đông Đa

486

543

733

550

9

Gia Lâm

101

 

150

 

10

Hà Đông

166

Cơ sở điều trị Methadone thuộc TTYT Hà Đông: 300 Cơ sở điều trị Methadone thuộc TTYT DP Hà Nội: 224

290

Cơ sở điều trị Methadone thuộc TTYT Hà Đông: 320 Cơ sở điều trị Methadone thuộc TTYT DP Hà Nội: 250

11

Hai Bà Trưng

573

585

523

600

12

Hoài Đức

53

 

147

 

13

Hoàn Kiếm

215

 

176

 

14

Hoàng Mai

335

431

416

450

15

Long Biên

216

401

383

430

16

Mê Linh

30

 

86

 

17

Mỹ Đức

119

 

116

 

18

Nam Từ Liêm

118

Cơ sở điều trị Methadone thuộc TTYT Nam Từ Liêm: 418

116

Cơ sở điều trị Methadone thuộc TTYT Nam Từ Liêm: 450

 

 

 

Cơ sở điều trị Methadone thuộc cơ sở cai nghiện ma túy số 5: 109

 

Cơ sở điều trị Methadone thuộc cơ sở cai nghiện ma túy số 5: 250

19

Phú Xuyên

62

168

129

250

20

Phúc Thọ

86

 

84

 

21

Quốc Oai

7

 

61

 

22

Sóc Sơn

61

 

188

 

23

Sơn Tây

127

Cơ sở điều trị Methadone thuộc TTYT Sơn Tây: 253

182

Cơ sở điều trị Methadone thuộc TTYT Sơn Tây: 300

 

 

 

Cơ sở điều trị Methadone thuộc cơ sở cai nghiện ma túy số 7: 4

 

Cơ sở điều trị Methadone thuộc cơ sở cai nghiện ma túy số 7: 250

24

Tây Hồ

167

363

174

400

25

Thạch Thất

31

 

86

 

26

Thanh Oai

101

 

158

 

27

Thanh Trì

242

Cơ sở điều trị Methadone thuộc Bệnh viện 09: 150

245

Cơ sở điều trị Methadone thuộc Bệnh viện 09: 250

28

Thanh Xuân

134

 

140

 

29

Thường Tín

161

 

134

 

30

ng Hòa

190

298

211

350

31

Tỉnh/Thành phố khác

92

 

 

 

32

Cơ sở điều trị Methadone mở mới

 

 

 

400

 

PHỤ LỤC 2:

CHỈ TIÊU PHÁT HIỆN NGƯỜI NHIỄM HIV PHÂN BỔ CHO CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ
(Kèm theo Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 14/3/2018 của UBND Thành phố)

TT

Quận, huyện, thị xã

Số người nhiễm HIV còn sống theo các quận, huyện, thị xã đến 31/12/2017

Số người nhiễm HIV cần được phát hiện năm 2018

 

Tổng

19.639

2.000

1

Ba Đình

1913

76

2

Ba Vì

690

76

3

Bắc Từ Liêm

598

69

4

Cầu Giấy

784

52

5

Chương Mỹ

391

37

6

Đan Phượng

174

30

7

Đông Anh

745

89

8

Đống Đa

2398

234

9

Gia Lâm

886

39

10

Hà Đông

419

52

11

Hai Bà Trưng

1815

157

12

Hoài Đức

182

22

13

Hoàn Kiếm

1077

118

14

Hoàng Mai

1301

108

15

Long Biên

1267

103

16

Mê Linh

155

57

17

Mỹ Đc

391

46

18

Nam Từ Liêm

472

96

19

Phú Xuyên

155

27

20

Phúc Thọ

268

44

21

Quốc Oai

124

20

22

Sóc Sơn

331

64

23

Sơn Tây

302

34

24

Tây Hồ

721

84

25

Thạch Thất

144

20

26

Thanh Oai

155

46

27

Thanh Trì

347

54

28

Thanh Xuân

893

69

29

Thường Tín

187

44

30

ng Hòa

354

32

 

MỤC LỤC 3:

CHỈ TIÊU ĐIỀU TRỊ ARV PHÂN BỐ CHO CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ ARV
(Kèm theo Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 14/3/2018 của UBND Thành phố)

TT

Cơ sở điều trị ARV

Số người nhiễm HIV đang điều trị ARV đến 31/12/2017

Số người nhiễm HIV được điều trị ARV năm 2018

 

Tổng

7.929

10.000

1

Trung tâm Y tế quận Ba Đình

194

260

2

Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì

375

450

3

Trung tâm Y tế huyện Đông Anh

855

1150

4

Trung tâm Y tế quận Đống Đa

351

400

5

Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

1099

1300

6

Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm

103

150

7

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

701

850

8

Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng

254

350

9

Bệnh viện Phi Hà Nội

375

530

10

Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai

753

830

11

Trung tâm Y tế quận Long Biên

344

400

12

Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm

1.067

1.420

13

Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn

63

120

14

Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây

227

280

15

Trung tâm Y tế quận Tây Hồ

335

400

16

Bệnh viện 09

567

650

17

Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân

156

200

18

Bệnh viện Vân Đình

110

160

19

Trung tâm Y tế quận Bắc Từ Liêm

0

50

20

Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ Nam

0

50

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
14/03/2018
Văn bản được ban hành
68/KH-UBND
14/03/2018
Văn bản có hiệu lực
68/KH-UBND

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản bị thay thế (0)
Văn bản thay thế (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Công điện 07/CĐ-UBND của Hà Nội nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để lây lan dịch bệnh ra diện rộng trên địa bàn

Công điện 07/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để lây lan dịch bệnh ra diện rộng trên địa bàn

Ban hành: 18/08/2020
Hiệu lực: 18/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 3906/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19

Công văn 3906/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19

Ban hành: 14/08/2020
Hiệu lực: 14/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 3827/UBND-ĐT bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19

Công văn 3827/UBND-ĐT của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và khai giảng năm học mới 2020-2021

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Chỉ thị 13/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiêp trung học phổ thông năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chỉ thị 13/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiêp trung học phổ thông năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Ban hành: 29/07/2020
Hiệu lực: 29/07/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ