Kế hoạch 341/KH-UBND lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Tóm lược

Kế hoạch 341/KH-UBND thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” tỉnh Quảng Bình ban hành ngày 16/03/2018

Số hiệu: 341/KH-UBND Ngày ban hành: 16/03/2018
Loại văn bản: Kế hoạch Ngày hiệu lực: 16/03/2018
Địa phương ban hành: Quảng Bình Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Văn hóa - Xã hội,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: UBND Tỉnh Quảng Bình Phó Chủ tịch Nguyễn Tiến Hoàng

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 341/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 16 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018 - 2025” TỈNH QUẢNG BÌNH

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật bình đẳng giới, ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”;

Thực hiện Công văn số 39/UBDT-DTTS ngày 16/01/2018 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898 QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ thực trạng hoạt động bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” như sau:

II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

Tạo sự chuyển biến nhanh, thực chất về bình đẳng giới và nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số. Thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các nội dung của hoạt động trong Kế hoạch cần cụ thể, khả thi, bám sát các quy định pháp luật, nội dung, nhiệm vụ Đề án và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

- Lồng ghép, kết hợp các hoạt động thực hiện Đề án với các chương trình, Đề án khác có liên quan đảm bảo không chồng chéo, tiết kiệm và hiệu quả.

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và phân công cụ thể.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy.

2. Đối tượng: Đồng bào các dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản, cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung.

IV. NỘI DUNG

1. Xây dựng triển khai mô hình điểm tại xã Hóa Sơn

Lựa chọn, xây dựng và triển khai mô hình điểm tại xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm và nhận rộng tại các địa bàn khác thuộc phạm vi thực hiện Đề án

* Nội dung cụ thể:

- Tổ chức tập huấn tuyên truyền đảm bảo bình đẳng giới trong từng hộ gia đình, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

- Xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực, thu hút sự tham gia tích cực của nam giới vào các hoạt động này; hướng dẫn các thành viên câu lạc bộ tuyên truyền trong cộng đồng dân cư.

- Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại các thôn, bản thuộc xã Hóa Sơn.

* Thời gian thực hiện: Từ năm 2018-2020.

2. Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới

* Nội dung:

- Tổ chức tuyên truyền, phố biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của các vùng có đồng bào dân tộc sinh sống tập trung; lồng ghép các nội dung hoạt động của Đề án vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực trong các trường học, nhất là các trường, lớp bán trú, Trường dân tộc nội trú và các cơ sở đào tạo nghề có đông học sinh dân tộc thiểu số tham gia học tập.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các tiểu phẩm tuyên truyền về pháp luật bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và các nội dung liên quan đến yếu tố giới, chú trọng các đối tượng tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế kém phát triển thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại các cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong các trường học, các tổ, đội, nhóm.

- Tuyên truyền biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại các vùng dân tộc thiểu số và các cơ sở giáo dục.

* Thời gian thực hiện: Từ năm 2018-2025.

3. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới

* Nội dung

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường trung học phổ thông nội trú, bán trú, các cơ sở đào tạo nghề, bí thư chi bộ, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn và các sản phẩm truyền thông, tài liệu pháp luật liên quan đến công tác bình đẳng giới.

- Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, giao lưu, thăm quan, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến bình đẳng giới.

* Thời gian thực hiện: Từ năm 2018-2025.

4. Tổ chức biên soạn, cung cấp các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ đưa các quy định liên quan đến bình đẳng giới vào hương ước, quy ước của bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa.

* Nội dung:

- Căn cứ Luật bình đẳng giới, các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, các sản phẩm truyền thông của Trung ương để biên soạn, tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu hỏi - đáp, băng đĩa CD, VCD, tờ rơi, panô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu…phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ và các phong tục, tập quán trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số, từng địa phương trong tỉnh.

- Cung cấp các sản phẩm truyền thông cho tuyến huyện, xã, thôn, bản và các đối tượng cụ thể để cung cấp thông tin, thực hiện tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật liên quan về bình đẳng giới đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

- Hỗ trợ các thôn, bản đưa các quy định liên quan đến bình đẳng giới vào trong hương ước, quy ước, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa của từng thôn bản để mọi người dân cùng thực hiện.

* Thời gian thực hiện: Từ năm 2018-2025.

5. Hỗ trợ xây dựng, phát triển dịch vụ tư vấn và hỗ trợ về bình đẳng giới

* Nội dung:

- Xây dựng tài liệu tập huấn cho cán bộ tư vấn, báo cáo viên về kiến thức kỹ năng để cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới theo các chủ đề và lĩnh vực khác nhau.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Tăng cường sự tham gia của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Mở rộng các hoạt động truyền thông đối với người chưa thành niên về sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn.

- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế, các ban ngành và các huyện, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

* Thời gian thực hiện: Từ năm 2018-2025.

6. Hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án

* Nội dung:

- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số tại các địa phương.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ bất bình đẳng giới tại các vùng dân tộc thiểu số để có biện pháp tuyên truyền, vận động kịp thời.

- Tổ chức hướng dẫn, thực hiện thống kê, báo cáo kết quả triển khai.

- Định kỳ tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

* Thời gian thực hiện: Từ năm 2018-2025.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Số tiền

Ghi chú

1

Xây dựng triển khai mô hình điểm tại xã Hóa Sơn

500

 

2

Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới

1.800

 

3

Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới

900

 

4

Xây dựng in ấn, cung cấp các ấn phẩm tuyên truyền

1.200

 

5

Hỗ trợ xây dựng, phát triển dịch vụ tư vấn và hỗ trợ về bình đẳng giới

500

 

6

Hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án

800

 

7

Tổng cộng:

4.700

 

( Bốn tỷ, bảy trăm triệu đồng chẵn).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh (cơ quan Thường trực)

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án giai đoạn 2018-2025.

- Hàng năm lập dự toán, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí và có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ cho địa phương để triển khai thực hiện Đề án.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động của kế hoạch, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2025; định kỳ báo cáo về UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện Đề án.

2. Sở Tài Chính

Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kính phí hằng năm theo Kế hoạch đã được phê duyệt; hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định; lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

3. Sở Lao động thương binh và xã hội

Phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức lồng ghép triển khai các hoạt động liên quan thuộc Chương trình hành động Quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018-2025, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách về bình đẳng giới quốc gia và hoạt động hỗ trợ.

4. Sở Tư pháp

Phối hợp với Ban Dân tộc mở các lớp tập huấn tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia tuyên truyền; cung cấp tài liệu, văn bản hướng dẫn thưc hiện Luật Bình đẳng giới để đưa vào nội dung tuyên truyền.

5. Sở Y tế

Phối hợp với Ban Dân tộc mở các lớp tập huấn tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, tình trạng mất cân bằng về giới tính ở trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số.

6. Hội LHPN tỉnh

Phối hợp tổ chức tuyên truyền vận động, hỗ trợ cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng trọng điểm dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức pháp luật, giải quyết vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phối hợp triển khai các nội dung của đề án này trong thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng phóng sự, tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số với các hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.

8. Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh

Phối hợp tổ chức triển khai Đề án vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn khu vực biên giới.

10. Công an tỉnh

Phối hợp triển khai các hoạt động phòng chống bạo lực, xâm hại thân thể, áp lực tinh thần liên quan giới.

11. UBND các huyện

Chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án hàng năm trong giai đoạn 2018-2025. Chỉ đạo các phòng, ban, địa phương liên quan tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về Luật bình đẳng giới, tuyên truyền bãi bõ hủ tục lạc hậu trọng nam khinh nữ ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” tỉnh Quảng Bình./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;

- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể liên quan;
- Ban Dân tộc;
- UBND các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVKT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hoàng

 

 

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
16/03/2018
Văn bản được ban hành
341/KH-UBND
16/03/2018
Văn bản có hiệu lực
341/KH-UBND

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản được dẫn chiếu (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 3305/QĐ-UBND lĩnh vực Tài chính nhà nước, Thủ tục Tố tụng

Quyết định 3305/QĐ-UBND công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp và các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành ngày 05/10/2018

Ban hành: 05/10/2018
Hiệu lực: 05/10/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 3304/QĐ-UBND lĩnh vực Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng

Quyết định 3304/QĐ-UBND công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành ngày 05/10/2018

Ban hành: 05/10/2018
Hiệu lực: 05/10/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 3303/QĐ-UBND lĩnh vực Bộ máy hành chính, Dịch vụ pháp lý

Quyết định 3303/QĐ-UBND công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình ban hành ngày 05/10/2018

Ban hành: 05/10/2018
Hiệu lực: 05/10/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
K

Kế hoạch 1655/KH-UBND lĩnh vực Bộ máy hành chính

Kế hoạch 1655/KH-UBND thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Bình ban hành ngày 03/10/2018

Ban hành: 03/10/2018
Hiệu lực: 03/10/2018
Trạng thái: Chưa xác định

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ