ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1043/KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 02 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM NĂM 2018
Thực hiện Kế hoạch số 1583/KH-UBND ngày 08/3/2016 của UBND thành phố về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE) giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 2526-QĐ/TU ngày 30/11/2016 của Thành ủy về ban hành Đề án thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và các chương trình, kế hoạch BVCS&GDTE giai đoạn 2016-2020, UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2018 với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật trẻ em năm 2016; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội đối với công tác BVCS&GDTE; tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB); tạo điều kiện tốt nhất để TECHCĐB được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, tinh thần; tạo cơ hội để trẻ em thực hiện quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.
2. Mục tiêu cụ thể
a) 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về BVCS&GDTE; 100% trẻ em từ 9 tuổi trở lên có kiến thức cơ bản về tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại, bạo lực và biết địa chỉ liên hệ khi bị hoặc phát hiện trẻ em khác có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại; triển khai các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.
b) 100% đội ngũ làm công tác trẻ em cấp thành phố, quận, huyện, xã, phường được đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý nhà nước BVCS&GDTE; 100% cộng tác viên (CTV) và 70% cán bộ Đoàn, đội, giáo viên được tập huấn nâng cao năng lực về công tác BVCS&GDTE.
c) Duy trì tỷ lệ 98% TECHCĐB được trợ giúp dưới mọi hình thức để có cơ hội hòa nhập cộng đồng; hạn chế tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích, vi phạm pháp luật; ngăn ngừa trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
d) Duy trì tỷ lệ 100% xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.
đ) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVCS&GDTE.
e) Phấn đấu vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đạt 04 tỷ đồng.
II. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn kinh phí thực hiện công tác BVCS&GDTE các cấp từ nguồn ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện, xã, phường được giao trong dự toán của đơn vị và huy động từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng.
- Các sở, ngành, địa phương ưu tiên bố trí ngân sách, lồng ghép nguồn lực để triển khai thực các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác trẻ em.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, hội, đoàn thể, địa phương triển khai Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo định kỳ về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND thành phố. Tham mưu, đề xuất UBND thành phố khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BVCS&GDTE.
2. Các Sở, ngành, hội, đoàn thể: Căn cứ nhiệm vụ được phân công, có Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.
3. UBND các quận, huyện, xã, phường: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác BVCS&GDTE cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2018. Định kỳ 6 tháng, năm (vào ngày 15/5 và 15/11) các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố./.
|
KT. CHỦ TỊCH |