Hà Nội: 02 đối tượng nhiễm Covid-19 không điều trị ở trạm y tế lưu động
Hà Nội nhân rộng mô hình trạm y tế lưu động ở các quận, huyện. Ảnh minh họa.
Tại Công văn 632/SYT-NVY, Sở Y tế quy định tại mỗi trạm y tế lưu động được chia làm 3 khu: Khu vực đón tiếp, phân loại bệnh nhân; khu hành chính, hậu cần và khu cách ly, điều trị. Riêng khu vực cách ly, điều trị tại các trạm y tế lưu động chia làm 2 loại đối tượng người bệnh để bố trí phòng:
- Người nhiễm Covid-19 khỏe mạnh không triệu chứng.
- Người nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhẹ: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan...
Theo Công văn 632, F0 được điều trị tại trạm y tế lưu động gồm:
- F0 không có triệu chứng: người nhiễm SARS-CoV-2 xác định bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR dương tính, không có triệu chứng lâm sàng.
- F0 ở mức độ nhẹ: bị viêm đường hô hấp trên cấp tính, gồm:
- Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng như: Sốt, ho khan, đau họng, tê lưỡi, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau đầu, đau mỏi cơ...
- Người bệnh không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.
Lưu ý: phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý nền không thuộc diện tiếp nhận điều trị tại các trạm y tế lưu động.
Bên cạnh đó, các trạm y tế lưu động phải:
- Có biển cảnh báo chữ vàng, nền đỏ “Trạm y tế lưu động - cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19: Không nhiệm vụ miễn vào".
- Bảo đảm kiểm soát và ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ra cộng đồng, buồng bệnh nam, nữ riêng biệt...
Trạm y tế lưu động phải có các trang thiết bị thiết yếu cho việc theo dõi, điều trị bệnh nhân Covid-19, cũng như các cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc vận hành.
Công văn 632/SYT-NVY được ban hành ngày 21/11/2021.
>> Xem thêm:
- Điều trị F0 tại trạm y tế lưu động, Hà Nội cần lưu ý gì?
- F0 nào tại Hà Nội được điều trị tại nhà? Dùng gói thuốc nào?