CÔNG ƯỚC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Các quốc gia ký kết,
Mong muốn tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ quốc tế và tăng cường an toàn giao thông đường bộ thông qua các quy tắc giao thông đường bộ,
Đã đi đến thỏa thuận như sau:
Trong Công ước này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(a) “Pháp luật nội địa” của quốc gia ký kết nghĩa là toàn bộ hệ thống pháp luật từ trung ương đến địa phương áp dụng trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó;
(b) Phương tiện "tham gia giao thông quốc tế” trên lãnh thổ của một quốc gia nghĩa là phương tiện:
(i) thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân thường trú bên ngoài quốc gia đó;
(ii) Chưa đăng ký tại quốc gia đó, và
(iii) Được tạm nhập vào quốc gia đó;
Tuy nhiên, quốc gia ký kết có quyền từ chối công nhận phương tiện “tham gia giao thông quốc tế” nếu phương tiện đó lưu thông liên tục hơn một năm trên lãnh thổ của quốc gia mình, quốc gia ký kết có thể sửa đổi thời hạn này.
Tổ hợp phương tiện được xem là “tham gia giao thông quốc tế” khi nếu một trong các phương tiện của tổ hợp đó phù hợp với định nghĩa trên;
(c) "Khu vực hạn chế" nghĩa là khu vực gắn biển chỉ dẫn đường đặc biệt ở lối ra vào của khu vực đó, hoặc được định nghĩa trong luật pháp quốc gia;
(d) “Đường bộ” nghĩa là toàn bộ bề mặt của bất kỳ con đường nào dành cho giao thông công cộng;
(e) "Lòng đường" nghĩa là một phần của một con đường thường dành cho xe cộ; một con đường có thể bao gồm nhiều lòng đường tách biệt nhau bằng, một dải phân cách hoặc độ cao khác nhau;
(f) Trên lòng đường có một hoặc nhiều làn đường dành riêng cho phương tiện nhất định, "mép đường" nghĩa là phần rìa của phần còn lại của lòng đường dành cho người tham gia giao thông khác;
(g) "Làn đường" là một phần của lòng đường được chia theo chiều dọc, có bề rộng đủ để phương tiện cơ giới không phải xe gắn máy chạy trên phần đường đó, bất kể có vạch kẻ đường hay không;
(h) "Đường giao nhau" là bất kỳ ngã tư, ngã ba, hoặc nút giao thông giao nhau trên cùng một mặt phẳng, bao gồm cả mặt bằng hình thành bởi ngã tư, ngã ba, hoặc nút giao thông đó;
(i) “Nơi đường bộ và đường sắt giao nhau” là bất kỳ ngã tư giữa một con đường và một đường ray hoặc đường tàu điện;
(j) "Đường cao tốc" là một con đường được thiết kế và xây dựng đặc biệt dành cho giao thông cơ giới, mà không có khu vực ven đường, và:
(i) Có những lòng đường riêng biệt cho hai chiều giao thông được ngăn cách với nhau bởi dải phân cách hoặc bằng những phương pháp khác;
(ii) Không giao cắt với bất kỳ đường bộ, đường sắt, đường tàu điện hay vỉa hè nào; và
(iii) Có gắn biển báo đường cao tốc;
(k) Một phương tiện được xem là
(i) “Dừng xe” nếu phương tiện đó dừng một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa; và
(ii) “Đỗ xe” nếu phương tiện đó dừng với bất kỳ lý do nào không nhằm cản trở phương tiện giao thông khác hoặc để tuân theo luật lệ giao thông, và thời gian dừng để người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa không giới hạn;
Tuy nhiên, những quy định về khoảng thời gian “dừng xe” theo điểm k(i) hoặc “đỗ xe” theo điểm k(ii) được phép thay đổi bởi các quốc gia ký kết miễn là nó không vượt quá khoảng thời gian theo pháp luật nội địa.
(l) "Xe đạp" là phương tiện có ít nhất hai bánh xe và chỉ chuyển động bằng lực của những người điều khiển, chủ yếu là bằng bàn đạp hoặc tay quay;
(m) "Xe moped” là phương tiện hai bánh hoặc ba bánh được trang bị động cơ đốt trong có dung tích xi lanh không quá 50 cc và tốc độ thiết kế tối đa không quá 50 km (30 dặm) mỗi giờ. Tuy nhiên, các quốc gia ký kết được phép xem những phương tiện có những đặc điểm của một chiếc xe đạp là xe moped theo pháp luật của nước mình, đặc biệt là những đặc điểm như vận hành bằng bàn đạp, có tốc độ thiết kế tối đa, có khối lượng hoặc một số đặc điểm động cơ của chúng vượt quá giới hạn nhất định. Định nghĩa này không ngăn cản việc các quốc gia ký kết áp dụng những quy định về xe đạp trong giao thông đường bộ đối với xe moped;
(n) “Xe gắn máy” là phương tiện hai bánh, có hoặc không có thùng bên, được trang bị động cơ đẩy.Các quốc gia ký kết được quyền áp dụng những quy định của luật pháp nước mình về xe gắn máy đối với xe 3 bánh có khối lượng không tải không vượt quá 400 kg .Mặc dù các quốc gia ký kết có quyền áp dụng quy định về xe gắn máy đối với xe moped trong phạm vi của Công ước này, thuật ngữ “xe gắn máy” không bao hàm cả xe moped, trừ khi quốc gia đó tuyên bố việc đó theo khoản 2 điều 54 của Công ước này;
(o) "Xe tự hành" là phương tiện giao thông đường bộ có động cơ, không phải là xe moped trên lãnh thổ của những quốc gia ký kết không xem xe moped như xe gắn máy, và không phải là phương tiện giao thông đường sắt.0}
(p) “Xe cơ giới” là phương tiện tự hành thường được dùng để vận chuyển người và hàng hóa trên đường hoặc kéo phương tiện khác để vận chuyển người và hàng hóa.<0} Thuật ngữ này bao hàm cả xe buýt có được kết nối với thùng bán vé điện và không chạy trên đường ray.Nó không bao gồm những phương tiện không thường xuyên được sử dụng để vận chuyển người hay hàng hóa trên đường hoặc kéo phương tiện để vận chuyển người hay hàng hóa, như xe máy kéo;
(q) “Rơ mooc” là phương tiện được thiết kế để một phương tiện tự hành kéo đi (sau đây gọi là đầu kéo) và bao gồm cả sơ mi rơ móc;
(r) “Sơ mi rơ mooc” là phương tiện được thiết kế gắn kèm với phương tiện giao thông cơ giới bằng cách đặt một phần rơ móc lên trên phương tiện cơ giới và phần lớn khối lượng của rơ mooc và hàng hóa trên rơ mooc được phương tiện cơ giới đó kéo đi;
(s) “"Rơ mooc nhẹ" là rơ mooc có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg;
(f) “ Tổ hợp phương tiện” là các phương tiện cơ giới ghép cặp chạy trên đường như một phương tiện;
(u) "Xe có khớp nối" có nghĩa là tổ hợp phương tiện bao gồm một phương tiện cơ giới và rơ mooc gắn kèm với phương tiện cơ giới đó;
(v) “Người điều khiển” là người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới hay phương tiện khác (bao gồm cả xe đạp), hoặc người chăn dắt súc vật đơn lẻ hay theo bầy đàn, hoặc cưỡi chúng trên đường;
(w) "Khối lượng tối đa cho phép" là khối lượng tối đa của phương tiện có tải mà cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước nơi đăng ký phương tiện cho phép;
(x) “Khối lượng không tải” là khối lượng phương tiện không bao gồm người điều khiển, hành khách hay hàng hóa, nhưng bao gồm nhiên liệu và những thiết bị thường đi kèm kèm theo phương tiện;
(y) “Khối lượng có tải” là khối lượng thực tế của phương tiện khi có tải, bao gồm người điều khiển và hành khách;
(z) “Chiều lưu thông” and "đúng chiều lưu thông” là chiều bên phải nếu luật quy định người điều khiển phương tiện cho phép phương tiện ngược chiều vượt phía bên trái của mình, ngược lại là chiều bên trái;
(aa) “Nhường đường” nghĩa là không được phép bắt đầu hay có hành động đi tiếp nếu vì vậy, xe trên hướng ưu tiên phải bất ngờ giảm tốc độ hoặc chuyển hướng.
Phụ lục của Công ước
Phụ lục 1: Trường hợp ngoại lệ đối với nghĩa vụ thừa nhận xe cơ giới và rơ mooc trong giao thông quốc tế;
Phụ lục 2: Số đăng ký của xe cơ giới và rơ mooc trong giao thông quốc tế;
Phụ lục 3: Mã số đăng ký quốc tế của xe cơ giới và rơ mooc trong giao thông quốc tế;
Phụ lục 4: Số hiệu của xe cơ giới và rơ mooc trong giao thông quốc tế;
Phụ lục 5: Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xe cơ giới và rơ mooc;
Phụ lục 6: Giấy phép lái xe nội địa; và <0}
Phụ lục 7: Giấy phép lái xe quốc tế;
là phần không thể tách rời của Công ước.
Nghĩa vụ của những quốc gia ký kết
1. (a) Các quốc gia ký kết phải đảm bảo luật lệ đường bộ của quốc gia mình phù hợp với những quy định trong Chương II của Công ước.Miễn là luật lệ đường bộ nói trên phù hợp với những quy định đã nêu:
(i) Những luật lệ nêu trên không nhất thiết phải bao gồm những quy định áp dụng đối với những tình huống không xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia đó;
(ii) Quy tắc nói trên có thể bao gồm những quy định không thuộc Chương II.
(b) Không bắt buộc các quốc gia ký kết phải xử phạt đối với những vi phạm quy định ở chương II mặc dù những quy định này đã được nội luật hóa thành luật lệ đường bộ của quốc gia đó.
2. (a) Quốc gia ký kết cũng phải đảm bảo rằng luật lệ đường bộ về yêu cầu kỹ thuật dành cho xe cơ giới và rơ mooc áp dụng trên lãnh thổ nước mình phải phù hợp với các quy định của Phụ lục 5 của Công ước này; miễn là chúng không trái với các nguyên tắc an toàn của quy định trong Phụ lục 5, luật lệ nói trên có thể bao gồm những quy định không được nêu trong Phụ lục 5. Các quốc gia ký kết phải đảm bảo rằng xe cơ giới và rơ moóc đăng ký trên lãnh thổ nước mình phù hợp các quy định của Phụ lục 5 của Công ước này khi tham gia giao thông quốc tế.
(b) Quốc gia ký kết không có nghĩa vụ áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với xe tự hành không phải là xe cơ giới theo quy định của khoản này.
3. Trừ những trường hợp ngoại lệ được quy định tại Phụ lục 1 của Công ước này, quốc gia ký kết phải thừa nhận xe cơ giới và rơ mooc nếu chúng đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương III của Công ước này và người điều khiển chúng nếu người đó đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương IV; quốc gia đó cũng phải thừa nhận giấy chứng nhận đăng ký được cấp phù hợp với các quy định của Chương III như chứng cứ ban đầu chứng minh các phương tiện nêu trên đáp ứng các điều kiện quy định trong Chương III.
4. Những thỏa thuận đơn phương, song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết để thừa nhận xe cơ giới và rơ mooc không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Chương III của Công ước này tham gia giao thông quốc tế trên lãnh thổ quốc gia mình, và công nhận hiệu lực của giấy phép lái xe phát hành bởi quốc gia ký kết khác trên lãnh thổ nước mình trong trường hợp không thuộc quy định tại Chương IV vẫn được xem là phù hợp với mục đích của Công ước này.
5. Quốc gia ký kết phải thừa nhận xe đạp và xe moped tham gia giao thông quốc tế trên lãnh thổ quốc gia của mình nếu chúng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật theo chương V của Công ước này và người điều khiển chúng có thường trú ở quốc gia ký kết khác.Quốc gia ký kết không được quyền yêu cầu người điều khiển xe đạp hoặc xe moped xuất trình giấy phép lái xe khi tham gia giao thông quốc tế; tuy nhiên những quốc gia ký kết tuyên bố rằng họ xem xe moped như xe gắn máy theo khoản 2 điều 54 thì có quyền yêu cầu người điều khiển chúng xuất trình giấy phép lái xe.
5 bis. Quốc gia ký kết đảm bảo kiến thức an toàn giao thông đường bộ phải được giáo dục có hệ thống và liên tục trong tất cả các cơ sở giáo dục.
5 ter. Pháp luật nội địa phải quy định những yêu cầu tối thiểu đối với chương trình giảng dạy và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng dạy đối với cơ sở dạy lái xe.
6. Quốc gia ký kết có thể yêu cầu các quốc gia ký kết khác cung cấp thông tin nhận dạng những cá nhân đăng ký xe tự hành hoặc rơ mooc gắn kèm xe tự hành trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu, nếu phương tiện đó từng bị tai nạn hoặc người điều khiển phương tiện đó vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ và bị phạt hoặc bị tước quyền lái xe trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu.
7. Đối với những biện pháp đơn phương hoặc theo các thoả thuận song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết để tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ quốc tế bằng cách đơn giản hóa thủ tục hải quan, an ninh, sức khỏe và những thủ tục khác hoặc nhằm đảm bảo cơ quan hải quan và các cửa khẩu biên giới có thẩm quyền như nhau và hoạt động cùng thời gian, những biện pháp đó được coi là phù hợp với mục đích của Công ước này.
8. Những quy định tại khoản 3, 5 và 7 của điều này không ảnh hưởng đến việc một quốc gia ký kết có quyền chỉ thừa nhận xe cơ giới, rơ mooc, xe moped and xe đạp tuân theo quy định về vận tải hành khách và hàng hóa, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, hải quan và những quy định liên quan khác không liên quan đến giao thông đường bộ của quốc gia mình mới được tham gia giao thông quốc tế trên lãnh thổ quốc gia mình.
Những quốc gia ký kết của Công ước này nhưng không tham gia Công ước Viên về Biển báo và tín hiệu giao thông đường bộ ký kết cùng ngày cam kết rằng:
(a) Tất cả các biến báo hiệu, tín hiệu đèn giao thông và vạch kẻ đường trên lãnh thổ nước mình sẽ tạo thành một hệ thống chặt chẽ và phải được thiết kế và được đặt ở vị trí dễ nhận biết;
(b) Giới hạn số loại biển báo và chúng chỉ được đặt tại những vị trí tiện lợi;
(c) Biển báo cảnh báo nguy hiểm phải được đặt cách vật cản một khoảng đủ để người điều khiển nhận ra vật cản đó.
(d) Các hành vi bị cấm:
(i) Gắn kèm bất kỳ thứ gì lên biển báo, cột đỡ biển báo hoặc thiết bị điều khiển giao thông khác mà không liên quan đến mục đích của biển báo đó, tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị của quốc gia đó ủy quyền cho một tổ chức phi lợi nhuận lắp đặt biển báo, có quyền đặt biểu tượng của tổ chức mình lên biển báo, lên cột đỡ biển báo hoặc thiết bị điều khiển giao thông khác miễn là đảm bảo rằng biểu báo vẫn dễ hiểu;
(ii) Lắp đặt bảng biểu, thông báo, vạch chỉ, hoặc thiết bị dễ gây nhầm lẫn với biển báo hay thiết bị điều khiển giao thông khác, làm chúng khó thấy và giảm hiệu quả, hoặc làm hoa mắt người tham gia giao thông hoặc làm họ mất tập trung gây ra nguy cơ mất an toàn giao thông;
(iii) Lắp đặt thiết bị làm cản trở việc đi lại của người đi bộ trên vỉa hè và ven đường một cách không cần thiết, đặc biệt là người già và người tàn tật.
*Phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung quý độc giả tải tài liệu về hoặc xem trực tiếp bấm nút bên dưới.