Đến năm 2025 Việt Nam sẽ "không còn nạn đói"?

10:04 - 18/06/2018 Tin pháp luật
Ngày 12/6 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 712/QĐ-TTg về thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.

Việt Nam sẽ không còn nạn đói vào năm 2025

Việt Nam sẽ thực hiện mục tiêu "Không còn nạn đói" vào năm 2025. Ảnh: Internet.

 

Chương trình mục tiêu bao gồm các nhiệm vụ chính cần thực hiện và đạt được bao gồm:

 

- Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý quanh năm

- Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới hai tuổi không còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng hoặc ở mức thấp

-  Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững

- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập

- Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm

 
Kinh phí thực hiện chương trình được lấy từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo; các chương trình mục tiêu, dự án; nguồn vốn sự nghiệp hàng năm và nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế.
 
Khái toán kinh phí thực hiện chương trình: Tổng kinh phí là 545.110 triệu đồng, trong đó:
 
- Giai đoạn 2018 - 2020: 33.950 triệu đồng, bao gồm:
 
+ Nguồn vốn lồng ghép: 14.800 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo;
+ Nguồn vốn huy động: 7.200 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế;
+ Nguồn ngân sách nhà nước (vốn sự nghiệp): 11.950 triệu đồng,
 
- Giai đoạn 2021 - 2025: 511.160 triệu đồng, bao gồm:
 
+ Nguồn vốn lồng ghép: 299.200 triệu đồng từ nguồn của các chương trình, dự án trong giai đoạn 2021 - 2025;
+ Nguồn vốn huy động: 54.500 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế.
+ Nguồn ngân sách nhà nước (vốn sự nghiệp): 157.460 triệu đồng.
 
 
Nhiệm vụ 2: Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới hai tuổi không còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng hoặc ở mức thấp, với các nội dung sau:
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em kể từ khi còn là bào thai đến khi tròn 2 tuổi (chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời)
+ Xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời;
+ Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi thông qua truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng và các chiến dịch;
+ Cung cấp đủ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi ở trường mầm non;
+ Đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường cho người dân, đặc biệt ở vùng khó khăn;
+ Tăng cường kiến thức và kỹ năng tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của cán bộ y tế cơ sở, nhân viên y tế khoa sản, khoa nhi ở bệnh viện.
- Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em;
+ Duy trì chương trình Vitamin A và tẩy giun trên toàn quốc bao gồm hoạt động cung ứng vật tư và giám sát triển khai;

....

 

Chia sẻ