Chính phủ quy định cụ thể về việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt
17:51 - 21/05/2018
Tin pháp luật
Nghị định 56/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
Ngày 16/04/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2018/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
Nghị định quy định về:
Đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt; phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt; quản lý, sử dụng, khai thác đất dành cho đường sắt; trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
Theo đó, các tuyến, ga đường sắt hiện hữu được giữ nguyên tên như hiện nay; tên ga trên một tuyến không được trùng nhau, được đặt theo địa danh, danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, tên di tích lịch sử - văn hóa tại vị trí đặt ga.
Tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt khi hoạt động của tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt gây ảnh hưởng đến bí mật quốc gia hoặc không còn phù hợp với quy hoạch tuyến, ga đường sắt đã được phê duyệt.
Thêm vào đó, Nghị định quy định hành lang an toàn giao thông đường sắt như sau:
- Đường sắt tốc độ cao trong khu vực đô thị: 05 mét, ngoài đô thị: 15 mét;
- Đường sắt đô thị đi trên mặt đất, đường sắt còn lại: 03 mét.
Nhà làm bằng vật liệu dễ cháy phải cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 05 mét…
Hình ảnh minh hoạ: Quy định cụ thể về việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt. (Nguồn: VietnamPlus)
Trích dẫn Chương II Điều 4. Nguyên tắc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt:
1. Đặt tên, đổi tên tuyến, ga đường sắta) Các tuyến, ga đường sắt hiện hữu được giữ nguyên tên như hiện nay;b) Trường hợp thay đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, phải đặt tên theo quy định của Nghị định này trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đi qua;c) Tên tuyến đường sắt được đặt theo tên điểm đầu và điểm cuối của tuyến hoặc đặt tên theo số thứ tự hoặc ký tự liên tục. Điểm đầu, điểm cuối là tên của địa danh nơi có ga đầu, ga cuối của tuyến;d) Trường hợp tuyến đường sắt nhánh có kết nối với tuyến đường sắt chính, điểm đầu của tuyến đường sắt nhánh này được tính tại vị trí kết nối với tuyến đường sắt chính;đ) Tên ga được đặt theo địa danh, tên các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, tên di tích lịch sử - văn hóa tại vị trí đặt ga, theo số thứ tự hoặc ký tự;e) Tên ga trên một tuyến không được trùng nhau, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của địa phương nơi đặt ga và đất nước.2. Tên tuyến, tên ga đường sắt phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Nghị định này chịu trách nhiệm công bố tên tuyến, tên ga đường sắt theo quy định của pháp luật.
Nghị định 56/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
Chia sẻ