Bảo vệ quyền lợi cho người tố cáo là lao động hợp đồng
Bảo vệ quyền lợi cho người tố cáo là lao động hợp đồng (Ảnh minh họa)
Theo Thông tư, người được bảo vệ là người tố cáo (người làm việc hình thức lao động hợp đồng) và thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.
Đối tượng được áp dụng là người được bảo vệ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; người giải quyết tố cáo; cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ. Cụ thể:
- Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ;
- Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ;
-Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.