Thông tư do Bộ Tài chính ban hành 81/2017/TT-BTC

Tóm lược

Quy định chế độ thù lao cho người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu

Số hiệu: 81/2017/TT-BTC Ngày ban hành: 09/08/2017
Loại văn bản: Thông tư Ngày hiệu lực: 01/10/2017
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực:
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Xuân Hà

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

BỘ TÀI CHÍNH                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 81/2017/TT-BTC                                  Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2017

    

THÔNG TƯ

Quy định chế độ thù lao cho người đọc, nghe, xem

để kiểm tra báo chí lưu chiểu

_____________________

          Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

          Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

          Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

          Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ thù lao cho người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu.

          Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chế độ thù lao; lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí chi trả chế độ thù lao cho người đọc, nghe, xem để kiểm tra các tác phẩm báo chí lưu chiểu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 52 Luật Báo chí và các tác phẩm báo chí đã được kiểm tra lưu chiểu phải thẩm định nội dung theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

          Điều 2. Đối tượng áp dụng

          1. Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Thông tin và Truyền thông).

2. Người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu, bao gồm:

a) Công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên đọc, nghe, xem báo chí lưu chiểu của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; 

b) Công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên đọc, nghe, xem báo chí lưu chiểu thuộc Sở Thông tin và Truyền thông; 

          c) Cộng tác viên: Người được Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông ký hợp đồng cộng tác viên đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu;

  d) Thành viên Hội đồng thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu do cấp có thẩm quyền thành lập.

          Điều 3. Định mức đọc, nghe, xem kiểm tra báo chí lưu chiểu

          1. Cơ sở tính định mức đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu là tin, bài được đăng, phát trên báo chí.

          2. Định mức tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra đối với từng loại hình báo chí lưu chiểu là định mức áp dụng cho một ngày làm việc của công chức theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

          Điều 4. Cách tính thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu

          1. Đối với công chức quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này:

          a) Cơ sở tính thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu là số tin, bài đọc, nghe, xem vượt định mức quy định trong tháng, được xác định theo công thức sau:

                                                A = B - (C x D)

          Trong đó:

          A: Là số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức quy định trong tháng.

          B: Số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu mà công chức thực hiện thực tế trong tháng.

          C: Số ngày thực tế trong tháng mà công chức thực hiện nhiệm vụ đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu.

          D: Định mức tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với từng loại hình báo chí lưu chiểu áp dụng cho một ngày làm việc của công chức theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

          b) Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức được chi trả theo công thức sau:

E = A x G

          Trong đó:

          E: Là thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức.

          A: Là số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức quy định trong tháng.

          G: Mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, được xác định theo công thức sau: 165.000 đồng (1 ngày)/định mức tin, bài theo ngày.

          c) Số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức để làm căn cứ tính thù lao được chi trả đối với 01 công chức quy định điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này không vượt quá 0,5 lần định mức đọc, nghe, xem quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

d) Công chức đã được hưởng thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu thì không được thanh toán tiền lương làm đêm, thêm giờ cho thời gian làm đêm, thêm giờ để đọc, nghe, xem kiểm tra báo chí lưu chiểu.

          2. Đối với cộng tác viên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư này, thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu được chi trả tính theo công thức sau:

H = B x G

          Trong đó:

          H: Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu được chi trả;

          B: Số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu mà cộng tác viên thực hiện thực tế trong tháng;

G: Mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

          Điều 5. Chi thù lao thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu

          Thù lao thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu được chi trả tối đa không quá 500.000 đồng/vấn đề/văn bản tham gia ý kiến (tối đa 03 ý kiến/01 vấn đề).

            Điều 6. Chi tổ chức họp hội đồng thẩm định về những vấn đề liên quan đến báo chí lưu chiểu

            Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp;

          Các thành viên tham dự: mức chi 100.000 đồng/người/cuộc họp.

   Điều 7. Nguồn kinh phí và việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu

   1. Nguồn kinh phí chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu, bao gồm:

  a) Ngân sách trung ương đảm bảo nguồn kinh phí chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu ở trung ương;

  b) Ngân sách địa phương đảm bảo nguồn kinh phí chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu ở địa phương.

  c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

          2. Việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu được quy định như sau:

          a) Mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa;

  b) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mức chi cụ thể đối với Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử để thực hiện chi tiêu cho phù hợp nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này;

c) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chi cụ thể tại địa phương cho phù hợp nhưng tối đa không vượt quá mức tối đa quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

          Điều 8. Lập dự toán, quản lý và thanh, quyết toán kinh phí

            Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành. Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung cụ thể như sau:

            1. Lập dự toán: Hàng năm, vào thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán kinh phí thực hiện chế độ thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu năm trước; căn cứ kế hoạch đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu năm kế hoạch, Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí cần thiết thực hiện nhiệm vụ này của năm kế hoạch.

            Việc tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:

            a) Đối với Cục Báo chí và Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử:

            Dự toán kinh phí cần thiết thực hiện nhiệm vụ đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu của năm kế hoạch (có căn cứ tính toán chi tiết kèm theo) được tổng hợp vào dự toán chi ngân sách thường xuyên của cơ quan, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét để tổng hợp vào dự toán của Bộ, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

          b) Đối với Sở Thông tin và Truyền thông:

            Dự toán kinh phí cần thiết thực hiện nhiệm vụ đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu của năm kế hoạch (có căn cứ tính toán chi tiết kèm theo) được tổng hợp vào dự toán chi ngân sách thường xuyên của cơ quan, gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

            2. Phân bổ và giao dự toán: Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán kinh phí cho các đơn vị trực thuộc (trong đó bao gồm cả kinh phí thực hiện chế độ thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu) gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra phân bổ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

            3. Thanh toán:

            a) Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với công chức quy định điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này được quy định như sau:

            - Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức được thanh toán hàng tháng. Trường hợp trong tháng, công chức đọc, nghe, xem không đạt định mức thì số còn thiếu so với định mức trong tháng được cộng vào định mức để tính thù lao của tháng sau.

            - Hồ sơ thanh toán gồm: Bảng kê thanh toán đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu trong tháng (theo mẫu Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);

            b) Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với cộng tác viên quy định điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư này được quy định như sau:

          - Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với cộng tác viên được thanh toán hàng tháng.

            - Hồ sơ thanh toán gồm: Bảng kê thanh toán đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu trong tháng (theo mẫu Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này);

            c) Thù lao thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu đối với thành viên hội đồng thẩm định được thanh toán trên cơ sở vấn đề, văn bản tham gia ý kiến thẩm định.    

          4. Quyết toán:

            a) Việc sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành;

          b) Định kỳ cuối năm, cơ quan, đơn vị tổng hợp quyết toán kinh phí thực hiện chế độ thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu vào quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định.

            Điều 9. Tổ chức thực hiện

            1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.

          2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan phn ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư TW Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện KSND tối cao, TAND dân tối cao;

- Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở TC, Sở TT&TT, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng TTĐT Chính phủ, website Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, HCSN (400b).

 

             KT. BỘ TRƯỞNG

             THỨ TRƯỞNG 

       (đã ký)

 

 

           Trần Xuân Hà

 

*Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
09/08/2017
Văn bản được ban hành
81/2017/TT-BTC
01/10/2017
Văn bản có hiệu lực
81/2017/TT-BTC

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 1238/QĐ-BTC điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Quyết định 1238/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Ban hành: 21/08/2020
Hiệu lực: 25/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông tư 75/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 279/2016/TT-BTC

Thông tư 75/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Ban hành: 12/08/2020
Hiệu lực: 12/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông tư 74/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ

Thông tư 74/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 9488/BTC-HCSN hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Công văn 9488/BTC-HCSN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ban hành: 07/08/2020
Hiệu lực: 07/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ