Thông tư 65/2016/TT-BTC Thứ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 26/04/2016

Tóm lược

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

Số hiệu: 65/2016/TT-BTC Ngày ban hành: 26/04/2016
Loại văn bản: Thông tư Ngày hiệu lực: 10/06/2016
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
Số công báo: Ngày đăng công báo: 26/05/2016
Ngành: Lĩnh vực: Chứng khoán, Quản lý thuế, phí và lệ phí,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Bộ Tài chính Thứ trưởng Vũ Thị Mai

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

BỘ TÀI CHÍNH
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN ÁP DỤNG TẠI CÁC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

-----------------------

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đi, bsung một sĐiều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định s 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 và Nghị định s24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí;

Căn cứ Nghị định s 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 và Nghị định s 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một số Điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đi, bsung một sĐiều của Luật Chng khoán;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này áp dụng đối với các công việc liên quan đến triển khai hoạt động chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Điều 2. Đối tượng nộp phí

Đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân thực hiện công việc liên quan đến các nghiệp vụ của thị trường giao dịch chứng khoán quy định trong Biu phí ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm các công ty chứng khoán; ngân hàng thương mại; tổ chức đăng ký niêm yết; tổ chức niêm yết; công ty quản lý quỹ có chứng chỉ quỹ niêm yết; tổ chức phát hành; tổ chức mở tài Khoản trực tiếp tại VSD; cá nhân, tổ chức thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của SGDCK.

Điều 3. Tổ chức thu phí

Tổ chức thu phí hoạt động chứng khoán quy định tại Thông tư này là SGDCK, VSD được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Điều 4. Biểu phí và cách xác định số phí phải nộp

Mức thu phí quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư này. Số phí phải nộp đối với một số loại phí được xác định cụ th như sau:

1. Phí quản lý thành viên giao dịch

Số phí quản lý thành viên giao dịch phải nộp

=

Mức phí

x

Thời gian tính phí (tháng)

12 tháng

a) Mức phí quy định tại điểm 1 Mục I Biu phí.

b) Thời gian tính phí

- Trường hợp tổ chức đang là thành viên giao dịch của SGDCK và không phát sinh việc chấm dứt tư cách thành viên trong năm thì thời gian tính phí là 12 tháng.

- Trường hợp tổ chức mới được chấp thuận là thành viên giao dịch và không phát sinh việc chấm dứt tư cách thành viên trong cùng một năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận tư cách thành viên đến hết tháng 12 của năm đó.

- Trường hợp tổ chức đang là thành viên giao dịch và bị SGDCK ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch đchấm dứt tư cách thành viên tự nguyện hoặc bắt buộc trong năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng đầu năm đến hết tháng SGDCK thực hiện ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch đchấm dứt tư cách thành viên.

- Trường hợp tổ chức mới được chấp thuận là thành viên giao dịch của SGDCK và bị SGDCK ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tự nguyện hoặc bắt buộc trong năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau lin ktháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận tư cách thành viên đến hết tháng SGDCK thực hiện ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch đchấm dt tư cách thành viên.

c) Trường hợp thành viên giao dịch hình thành sau hp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyn đi, mua lại mà phải thực hiện các thủ tục đăng ký thành viên mới thì phải nộp phí quản lý thành viên giao dịch tương tự như trường hợp đăng ký làm thành viên mới.

d) Hoàn trả phí

Trường hợp thành viên giao dịch chấm dứt tư cách thành viên, các SGDCK hoàn trả phí cho thành viên giao dịch phần chênh lệch giữa số phí mà thành viên giao dịch đã nộp trong năm trừ đi số phí thực tế phải nộp tính theo công thức và hướng dẫn tại điểm a, điểm b Khoản này.

2. Phí đăng ký niêm yết

a) Mức phí quy định tại điểm 2 Mục I Biểu phí.

b) Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết được chấp thuận niêm yết và sau đó bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc tự nguyện thì tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ không được hoàn trả phí đăng ký niêm yết.

3. Phí quản lý niêm yết

Số phí quản lý niêm yết phải nộp

=

Mức phí

x

Thời gian tính phí (tháng)

12 tháng

a) Mức phí

- Mức phí quy định tại điểm 3 Mục I Biểu phí áp dụng tương ứng với từng loại chứng khoán và giá trị niêm yết.

- Trường hợp một tổ chức thực hiện niêm yết nhiều loại chứng khoán trên cùng một SGDCK thì phí quản lý niêm yết được tính trên từng loại chứng khoán.

b) Thời gian tính phí

- Trường hợp chứng khoán đang được niêm yết và không bị hủy niêm yết trong năm thì thời gian tính phí là 12 tháng.

- Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết lần đầu và không bị hủy niêm yết trong năm thì thời gian tính phí quản lý niêm yết của năm đầu tiên sẽ được tính từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận niêm yết đến hết tháng 12 của năm đó.

- Trường hợp chứng khoán đang được niêm yết và bị hủy niêm yết trong năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng đầu năm đến hết tháng của ngày hủy niêm yết có hiệu lực.

- Trường hợp chứng khoán niêm yết lần đầu và bị hủy niêm yết trong năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận niêm yết đến hết tháng của ngày hủy niêm yết có hiệu lực.

c) Trường hợp tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ có thay đổi đăng ký niêm yết dẫn đến thay đổi số phí quản lý niêm yết phải nộp (không áp dụng đối với Quỹ hoán đổi danh Mục (ETF)) thì phí quản lý niêm yết được tính bằng tổng của:

- Phí tính theo mức tương ứng với loại chứng khoán, giá trị niêm yết cũ từ tháng đầu năm (hoặc từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận niêm yết đối với trường hợp niêm yết mới trong năm) đến hết tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận thay đổi niêm yết kế tiếp trong năm.

- Phí tính theo mức tương ứng với loại chứng khoán, giá trị niêm yết mới từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận thay đổi niêm yết liền kề trước đó trong năm đến hết tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận thay đổi niêm yết lần tiếp theo hoặc đến hết tháng 12 của năm đó.

d) Hoàn trả phí hoặc thu bổ sung phí

- Trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết trong năm, các SGDCK hoàn trả phí cho tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ có chứng chỉ quỹ niêm yết phần chênh lệch giữa số phí đã nộp trong năm trừ đi số phí thực tế phải nộp tính theo công thức và hướng dẫn tại điểm a, điểm b Khoản này.

- Trường hợp thay đổi niêm yết dẫn đến số phí sau khi thay đổi niêm yết tăng lên hoặc giảm xuống so với số phí đã nộp thì các SGDCK tính toán lại phần chênh lệch để thu bổ sung hoặc hoàn trả phí cho tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ.

4. Phí giao dịch

Số phí mỗi thành viên giao dịch phải nộp

=

Mức phí

x

Tổng giá trị giao dịch của mỗi thành viên

 

Tổng giá trị giao dịch của mỗi thành viên

=

Giá trị mua chứng khoán

+

Giá trị bán chứng khoán

a) Mức phí quy định tại điểm 4 Mục I Biểu phí.

b) Phí giao dịch mua bán lại trái phiếu (repo) chỉ tính một lần theo giá trị giao dịch lần đầu.

5. Phí kết nối trực tuyến

Phí kết nối trực tuyến bao gồm phí kết nối lần đầu và phí duy trì kết nối định kỳ.

a) Phí kết nối lần đầu

- Mức phí kết nối lần đầu quy định tại điểm 5.1 Mục I Biểu phí.

- Trường hợp thành viên giao dịch trực tuyến hình thành sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi, mua lại thì phí kết nối trực tuyến lần đầu được tính như sau:

+ Thu phí kết nối trực tuyến lần đầu đối với thành viên hoạt động không dựa trên nguyên trạng hạ tầng cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm giao dịch của một trong các thành viên tham gia hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi, mua lại và các SGDCK phải thực hiện khảo sát cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty trước khi chấp thuận thành viên.

+ Không thu phí kết nối trực tuyến lần đầu đối với thành viên hoạt động dựa trên nguyên trạng hạ tầng cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm giao dịch của một trong các thành viên tham gia hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyn đi, mua lại hoặc có thay đi nguyên trạng hạ tầng cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm giao dịch nhưng các SGDCK không phải thực hiện khảo sát cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty trước khi chấp thuận thành viên.

b) Phí duy trì kết nối định kỳ

Số phí duy trì kết nối định kỳ phải nộp

=

Mức phí

x

Thời gian tính phí (tháng)

12 tháng

- Mức phí quy định tại điểm 5.2 Mục I Biểu phí.

- Thời gian tính phí:

+ Trường hợp thành viên giao dịch đang là thành viên giao dịch trực tuyến và không bị SGDCK ngừng kết nối giao dịch trực tuyến để chấm dứt tư cách thành viên trong năm thì thời gian tính phí là 12 tháng.

+ Trường hợp thành viên giao dịch trực tuyến mới và không bị SGDCK ngừng kết nối giao dịch trực tuyến để chấm dứt tư cách thành viên trong năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận làm thành viên giao dịch trực tuyến đến hết tháng 12 của năm đó.

+ Trường hợp thành viên giao dịch đang là thành viên giao dịch trực tuyến và ngừng kết nối giao dịch trực tuyến để chấm dứt tư cách thành viên trong năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng đầu năm đến hết tháng SGDCK thực hiện ngừng kết nối giao dịch trực tuyến để chấm dứt tư cách thành viên.

+ Trường hợp thành viên giao dịch trực tuyến mới và ngừng kết nối giao dịch trực tuyến để chấm dứt tư cách thành viên trong năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận làm thành viên giao dịch trực tuyến đến hết tháng SGDCK thực hiện ngừng kết nối giao dịch trực tuyến để chấm dứt tư cách thành viên.

c) Trường hợp thành viên giao dịch hình thành sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi, mua lại mà phải thực hiện các thủ tục đăng ký thành viên giao dịch trực tuyến mới thì phải nộp phí duy trì kết nối định kỳ tương tự như trường hợp đăng ký làm thành viên giao dịch trực tuyến mới.

d) Hoàn trả phí

Trường hợp thành viên giao dịch ngừng kết nối giao dịch trực tuyến để chấm dứt tư cách thành viên, các SGDCK hoàn trả phí duy trì kết nối định kỳ cho thành viên giao dịch trực tuyến phần chênh lệch giữa số phí mà thành viên giao dịch trực tuyến đã nộp trong năm trừ đi số phí thực tế phải nộp tính theo hướng dẫn tại điểm b Khoản này.

6. Phí sử dụng thiết bị đầu cuối

Số phí sử dụng thiết bị đầu cuối phải nộp

=

Mức phí

x

Thời gian tính phí (tháng)

12 tháng

a) Mức phí quy định tại điểm 6 Mục I Biểu phí.

b) Thời gian tính phí

- Trường hợp công ty chứng khoán đang là thành viên giao dịch của SGDCK và không bị SGDCK ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tự nguyện hoặc bắt buộc trong cùng một năm thì thời gian tính phí là 12 tháng.

- Trường hợp tổ chức mới được chấp thuận là thành viên giao dịch và không bị SGDCK ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tự nguyện hoặc bắt buộc trong cùng một năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận tư cách thành viên đến hết tháng 12 của năm đó.

- Trường hợp công ty chứng khoán đang là thành viên giao dịch của SGDCK và bị SGDCK ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tự nguyện hoặc bắt buộc trong cùng một năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng đầu năm đến hết tháng SGDCK thực hiện ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch đối với thành viên đchấm dứt tư cách thành viên.

- Trường hợp tổ chức mới được chấp thuận là thành viên giao dịch và bị SGDCK ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tự nguyện hoặc bắt buộc trong cùng một năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau liền kề tháng SGDCK ra Quyết định chấp thuận tư cách thành viên đến hết tháng SGDCK thực hiện ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch đối với thành viên để chấm dứt tư cách thành viên.

c) Trường hợp thành viên giao dịch hình thành sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi, mua lại mà phải thực hiện các thủ tục đăng ký thành viên mới thì phải nộp phí sử dụng thiết bị đầu cuối tương tự như trường hợp đăng ký làm thành viên mới.

d) Hoàn trả phí

Trường hợp thành viên giao dịch chấm dứt tư cách thành viên, các SGDCK hoàn trả phí cho thành viên giao dịch phần chênh lệch căn cứ vào số phí mà thành viên giao dịch đã nộp trong năm trừ đi số phí thực tế phải nộp theo hướng dẫn tại công thức và điểm a, điểm b Khoản này.

7. Phí quản lý thành viên lưu ký

Số phí quản lý thành viên lưu ký phải nộp

=

Mức phí

x

Thời gian tính phí (tháng)

12 tháng

a) Mức phí quy định tại điểm 7 Mục II Biểu phí.

b) Thời gian tính phí

- Trường hợp tổ chức đang là thành viên lưu ký của VSD và không bị VSD thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký trong năm thì thời gian tính phí là 12 tháng.

- Trường hợp tổ chức mới được chấp thuận là thành viên lưu ký và không bị VSD thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký trong cùng một năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau liền kề tháng VSD ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký đến hết tháng 12 của năm đó.

- Trường hợp tổ chức đang là thành viên lưu ký của VSD và bị VSD thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký trong năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng đầu năm đến hết tháng VSD ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký.

- Trường hợp tổ chức mới được chấp thuận là thành viên lưu ký và bị VSD thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký trong cùng một năm thì thời gian tính phí được tính từ tháng sau liền kề tháng VSD ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận Thành viên lưu ký đến hết tháng VSD ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký.

c) Thành viên lưu ký hình thành sau hp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi, mua lại mà phải làm các thủ tục đăng ký thành viên lưu ký với VSD thì thực hiện nộp phí quản lý thành viên lưu ký như các trường hợp đăng ký làm thành viên lưu ký mới.

d) Hoàn trả phí

Trường hợp thành viên lưu ký bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký, VSD hoàn trả phí cho thành viên lưu ký phần chênh lệch căn cứ vào số phí mà thành viên lưu ký đã nộp trong năm trừ đi số phí thực tế phải nộp tính theo công thức và hướng dẫn tại điểm a, điểm b Khoản này.

8. Phí đăng ký chứng khoán

Mức phí quy định tại điểm 8 Mục II Biểu phí.

9. Phí lưu ký chứng khoán

Số phí lưu ký chứng khoán phải nộp

=

Mức phí

x

SVi

30

a) Mức phí quy định tại điểm 9 Mục II Biểu phí.

b) Cách tính SVi

Vi là số lượng chứng khoán lưu ký của ngày i được xác định bằng cách cộng dồn số dư chứng khoán lưu ký trên tất cả các tài Khoản lưu ký chứng khoán của hoạt động môi giới cũng như tự doanh đối với chứng khoán.

i = 1->n là các ngày trong tháng phát sinh số dư chứng khoán lưu ký.

Số dư chứng khoán lưu ký hàng ngày được tính vào thời điểm cuối ngày trên cơ sở chứng từ đã được VSD xác nhận hiệu lực.

10. Phí chuyển Khoản chứng khoán

a) Phí chuyển Khoản chứng khoán giữa các tài Khoản của nhà đầu tư tại các thành viên lưu ký khác nhau:

Số phí phải nộp trong tháng bằng tổng số phí chuyển Khoản ngày i

(i = 1->n là các ngày trong tháng phát sinh giao dịch chuyển Khoản giữa các tài Khoản của nhà đầu tư tại các thành viên lưu ký khác nhau)

Số phí chuyển Khoản ngày i = S(Mức phí x Vj)

Trong đó:

- Mức phí quy định tại điểm 10.1 Mục II Biểu phí.

- Vj là tổng số chứng khoán mã j trên mỗi tài Khoản lưu ký chứng khoán theo yêu cầu chuyn Khoản chứng khoán ngày i của thành viên bên chuyển Khoản đã được VSD xác nhận ngày hiệu lực chuyển Khoản (j = 1->m là các mã chứng khoán có phát sinh giao dịch chuyển Khoản giữa các tài Khoản của nhà đầu tư tại các thành viên lưu ký khác nhau tại ngày i).

b) Phí chuyển Khoản chứng khoán để thực hiện thanh toán

Số phí phải nộp trong tháng bằng tổng số phí chuyển Khoản thanh toán ngày i(i =1 ->n là các ngày trong tháng phát sinh giao dịch chuyển Khoản thanh toán cho các giao dịch bán chứng khoán)

Số phí chuyển Khoản thanh toán ngày i = S(Mức phí x Pj)

Trong đó:

- Mức phí quy định tại Điểm 10.2 Mục II Biểu phí.

- Pj là tổng số chứng khoán mã j (j = 1 ->m là các mã chứng khoán bán phát sinh trong giao dịch chuyển Khoản thanh toán tại ngày i) bán phát sinh trong giao dịch chuyn Khoản thanh toán tại ngày i theo Thông báo kết quả giao dịch của VSD.

11. Phí thực hiện quyền

a) Mức phí quy định tại điểm 11 Mục II Biểu phí.

b) Phí thực hiện quyền được tính theo số lượng cổ đông (bao gồm cả cổ đông đã lưu ký và cđông chưa lưu ký) trên Danh sách tổng hp người sở hữu chứng khoán do VSD lập theo từng lần thông báo ngày đăng ký cuối cùng.

12. Phí xử lý lỗi sau giao dịch

Phí xử lý lỗi sau giao dịch bao gồm phí sửa lỗi sau giao dịch và phí xử lý giao dịch bị lùi thời hạn thanh toán.

a) Phí sửa lỗi sau giao dịch:

Số phí sửa lỗi sau giao dịch phải nộp = Mức phí x n

- Mức phí quy định tại điểm 12.1 Mục II Biểu phí.

- n là số giao dịch lỗi đã được VSD chấp thuận xử lý

b) Phí xử lý giao dịch bị lùi thời hạn thanh toán:

Số phí xử lý giao dịch bị lùi thời hạn thanh toán phải nộp

= Mức phí x n

- Mức phí quy định tại điểm 12.2 Mục II Biểu phí.

- n là số giao dịch bị lùi thời hạn thanh toán đã được VSD chấp thuận xử lý.

c) Trường hợp lỗi giao dịch xảy ra do sự cố kỹ thuật bất khả kháng thì tùy theo từng sự cố để tính số phí xử lý lỗi sau giao dịch theo điểm a và, hoặc điểm b Khoản này nhưng tổng số phí thành viên lưu ký phải nộp không vượt quá 100 triệu đồng/thành viên/sự cố.

13. Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của SGDCK.

Số phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán phải nộp

=

Mức phí

x

Giá trị giao dịch chứng khoán

 

Giá trị giao dịch chứng khoán

=

Số lượng chứng khoán chuyển quyền sở hữu

x

Giá chứng khoán

a) Mức phí được quy định tại điểm 13 Mục II Biểu phí.

b) Giá chứng khoán để tính giá trị chuyển quyền sở hữu được xác định như sau:

- Đối với chứng khoán đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch:

+ Trường hợp chuyển nhượng thì giá chứng khoán tính theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng nhưng không thấp hơn mức giá tham chiếu của chứng khoán vào ngày VSD thực hiện chuyển quyền sở hữu.

+ Trường hợp biếu, tặng, cho, thừa kế hoặc hợp đồng không có giá chuyển nhượng hoặc không có hợp đồng chuyển nhượng thì giá chứng khoán tính theo giá tham chiếu của chứng khoán vào ngày VSD thực hiện chuyển quyền sở hữu.

+ Trường hợp không có giá tham chiếu của trái phiếu thì giá chứng khoán tính theo mệnh giá trái phiếu.

+ Trường hợp chuyển quyền sở hữu do bán đấu giá thì giá chứng khoán được lấy theo giá đầu thành công của nhà đầu tư.

- Đối với chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch thì giá chứng khoán tính theo mệnh giá chứng khoán.

c) Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán được các bên thực hiện chuyển quyền sở hữu (tại điểm 13.1, điểm 13.3 Biểu phí) hoặc bên nhận chuyển quyền sở hữu (điểm 13.2, điểm 13.4 Biểu phí) hoặc nhà đầu tư thực hiện hoán đổi (mua, bán lại chứng chỉ quỹ ETF) với quỹ ETF (điểm 13.5 Biểu phí) nộp thông qua thành viên lưu ký nơi các bên thực hiện chuyển quyền sở hữu mở tài Khoản lưu ký chứng khoán đối với chứng khoán đã lưu ký hoặc nộp thông qua tổ chức phát hành đối với chứng khoán chưa lưu ký.

Điều 5. Chế độ thu, nộp phí

1. Trường hợp tổ chức đăng ký lại tư cách thành viên giao dịch thì nộp phí quản lý thành viên giao dịch, phí duy trì kết nối định kỳ, phí sử dụng thiết bị đầu cuối như các trường hợp đăng ký làm thành viên mới.

2. Trường hợp các thành viên giao dịch bị ngừng giao dịch hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch hoặc ngừng kết nối trực tuyến kéo dài sang năm tiếp theo mà không bị chấm dứt tư cách thành viên thì thành viên giao dịch vẫn phải nộp đủ phí quản lý thành viên giao dịch, phí duy trì kết nối định kỳ, phí sử dụng thiết bị đu cuối năm tiếp theo.

3. Trường hợp các thành viên giao dịch đã ngừng giao dịch hoặc bị đình chỉ hoạt động giao dịch hoặc ngừng kết nối trực tuyến để chấm dứt tư cách thành viên trong năm đó thì không phải nộp phí quản lý thành viên giao dịch, phí duy trì kết nối định kỳ, phí sử dụng thiết bị đầu cuối trong các năm tiếp theo.

Điều 6. Thời gian thu, nộp, hoàn trả phí

1. Các tổ chức đang là thành viên của SGDCK, VSD, các tổ chức đang niêm yết tại các SGDCK nộp phí quản lý thành viên giao dịch, phí quản lý thành viên lưu ký, phí quản lý niêm yết, phí duy trì kết nối trực tuyến định kỳ, phí sử dụng thiết bị đầu cuối trước ngày 31 tháng 01 hàng năm cho SGDCK, VSD.

2. Các tổ chức mới đăng ký làm thành viên của SGDCK, VSD và mới đăng ký niêm yết nộp phí quản lý thành viên giao dịch, phí quản lý thành viên lưu ký, phí quản lý niêm yết, phí duy trì kết ni trực tuyến định kỳ, phí sử dụng thiết bị đu cui trong vòng 05 ngày làm việc ktừ ngày SGDCK ra Quyết định chấp thuận tư cách thành viên, Quyết định chấp thuận niêm yết, VSD ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký.

3. SGDCK, VSD hoàn trả phí quản lý thành viên giao dịch, phí quản lý thành viên lưu ký cho thành viên giao dịch, thành viên lưu ký trong vòng 05 ngày làm việc ktừ ngày SGDCK ra Quyết định chấm dứt tư cách thành viên, VSD ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký.

4. SGDCK thu bổ sung hoặc hoàn trả phí cho tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày SGDCK ra Quyết định chấp thuận thay đi niêm yết đối với trường hợp thay đổi niêm yết hoặc ngày hủy niêm yết có hiệu lực đối với trường hợp hủy niêm yết.

5. Trường hợp đăng ký bổ sung chứng chỉ quỹ ETF, công ty quản lý qunộp phí đăng ký chứng khoán bổ sung chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo tháng được VSD thông báo Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán.

Điều 7. Quản lý và sử dụng phí

1. Phí trong lĩnh vực chứng khoán quy định tại Thông tư này là Khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.

2. Các quy định khác về thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật quản lý Thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý Thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

3. Số phí thu được từ giao dịch chuyển nhượng chứng khoán quy định tại điểm 13 (trừ điểm 13.1c và 13.5) Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư này được phân chia cho SGDCK theo tỷ lệ 50% số phí thu được đối với các trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên SGDCK.

4. Các tổ chức, cá nhân không nộp phí đúng hạn hoặc không nộp đủ số tiền phí thì các SGDCK, VSD cân nhắc từng trường hợp để gia hạn thời gian nộp phí hoặc xử lý theo quy định tại các quy chế nghiệp vụ do SGDCK, VSD ban hành.

5. Phí hoạt động chứng khoán thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp phí giao dịch trái phiếu Chính phủ thu bằng ngoại tệ được tính bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày giao dịch.

Điều 8. Điều Khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2016 và thay thế Thông tư số 27/2010/TT-BTC ngày 26/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Thông tư số 02/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2010/TT-BTC ngày 26/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đã nộp các Khoản phí trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và có sự chênh lệch với số phí phải nộp theo quy định tại Thông tư này thì SGDCK và VSD không hoàn trả lại hoặc không thu thêm số phí chênh lệch phát sinh. Đối với phí quản lý thành viên giao dịch, phí quản lý niêm yết, phí duy trì kết nối định kỳ, phí sử dụng thiết bị đầu cuối, phí quản lý thành viên lưu ký mà thành viên giao dịch, thành viên lưu ký đã nộp từ đầu năm 2016 thì mức phí để tính số phí hoàn trả được tính theo mức phí mà thành viên giao dịch, thành viên lưu ký đã nộp từ đầu năm 2016.

3. Bãi bỏ mức phí chuyển nhượng chứng khoán cho các giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF tại điểm g Khoản 1 Điều 22 Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh Mục.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ phòng ch
ng tham nhũng Trung ương;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
-
y ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Chính phủ;
- Website BTC;
- Lưu: VT, CST.
(350)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

*Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
26/04/2016
Văn bản được ban hành
65/2016/TT-BTC
10/06/2016
Văn bản có hiệu lực
65/2016/TT-BTC
01/01/2017
Văn bản hết hiệu lực
65/2016/TT-BTC
01/01/2017
Bị thay thế
65/2016/TT-BTC

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 1238/QĐ-BTC điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Quyết định 1238/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Ban hành: 21/08/2020
Hiệu lực: 25/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông tư 75/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 279/2016/TT-BTC

Thông tư 75/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Ban hành: 12/08/2020
Hiệu lực: 12/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông tư 74/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ

Thông tư 74/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 9488/BTC-HCSN hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Công văn 9488/BTC-HCSN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ban hành: 07/08/2020
Hiệu lực: 07/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ