Thông tư 40/2018/TT-BGTVT lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Tóm lược

Thông tư 40/2018/TT-BGTVT quy định về thu thập và báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29/06/2018

Số hiệu: 40/2018/TT-BGTVT Ngày ban hành: 29/06/2018
Loại văn bản: Thông tư Ngày hiệu lực: 15/08/2018
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Giao thông,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Bộ Giao thông vận tải Thứ trưởng Nguyễn Văn Công

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2018 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP VÀ BÁO CÁO TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA TÀU BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Phụ lục VI Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra của Tổ chức Hàng hải quốc tế đã được sửa đổi, bổ sung (Công ước MARPOL);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về thu thập và báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về thu thập và báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam.

2. Thông tư này không điều chỉnh đối với tàu biển chỉ phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thu thập và báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam (sau đây viết tắt là tàu).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Niên lịch là khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của một (01) năm.

2. Kế hoạch quản lý hiệu quả năng lượng tàu (sau đây viết tắt là SEEMP) là kế hoạch được lập theo Quy định 22 Phụ lục VI Công ước MARPOL.

Chương II

THU THẬP VÀ BÁO CÁO DỮ LIỆU TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA TÀU

Điều 4. Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu

1. Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu được lập theo Mẫu số 01 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Phương pháp thu thập lượng tiêu thụ nhiên liệu của tàu được thực hiện theo một trong ba phương pháp nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế, Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phải được tích hợp trong Phần II của SEEMP.

Điều 5. Báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiêu liệu của tàu

1. Từ niên lịch 2019, chủ tàu phải thu thập và lập báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của từng tàu trong mỗi niên lịch và gửi qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) trước ngày 28 tháng 02 của năm kế tiếp, như sau:

a) Đối với các tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế: ghi các thông tin theo Mẫu số 02 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với các tàu còn lại: ghi các thông tin theo Mẫu số 02 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, ngoại trừ thông tin về khoảng cách hành trình, chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng và cấp đi băng.

2. Trường hợp thay đổi chủ tàu, chủ tàu hiện tại phải thu thập và lập báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu tương ứng với phần niên lịch mà tàu vẫn thuộc sở hữu của chủ tàu đó theo mẫu nêu tại khoản 1 Điều này và gửi qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) trước khi hoàn thành việc thay đổi chủ tàu.

3. Trường hợp tàu thay đổi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài, chủ tàu hiện tại phải thu thập và lập báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu tương ứng với phần niên lịch mà tàu còn mang cờ quốc tịch Việt Nam theo mẫu nêu tại khoản 1 Điều này và gửi qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) trước khi hoàn thành việc thay đổi mang cờ quốc tịch nước ngoài.

4. Trường hợp tàu thay đổi đồng thời đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài và thay đổi chủ tàu, việc thu thập và lập báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Chương III

QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ BÁO CÁO DỮ LIỆU TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA TÀU TỚI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ TỔ CHỨC HÀNG HẢI QUỐC TẾ (IMO)

Điều 6. Nguyên tắc quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu

1. Việc quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu được khai thác phục vụ cho mục đích hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường không khí và phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phục vụ mục đích như nêu tại khoản 2 Điều này sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp thông tin theo phương thức cung cấp tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu.

Điều 7. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu

1. Cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phải được xử lý và lưu trữ từ các báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu do các chủ tàu gửi cho Cục Đăng kiểm Việt Nam; có giao diện truy cập phù hợp để khai thác dữ liệu qua môi trường mạng internet; có khả năng kết xuất dữ liệu.

2. Cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phải có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 03 niên lịch liên tiếp.

3. Cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phải có khả năng bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu.

Điều 8. Xác minh báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu

1. Tùy theo phương pháp thu thập lượng tiêu thụ nhiên liệu của tàu, một trong các tài liệu sau phải được lưu trữ để phục vụ việc xác minh báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu:

a) Phiếu giao nhận nhiên liệu (đối với phương pháp sử dụng phiếu giao nhận nhiên liệu).

b) Nhật ký của thiết bị đo lưu lượng nhiên liệu sử dụng trên tàu (đối với phương pháp sử dụng thiết bị đo lưu lượng).

c) Bản tổng hợp dữ liệu giám sát các két nhiên liệu của tàu (đối với phương pháp giám sát két nhiên liệu trên tàu).

2. Việc xác minh báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện trong đợt kiểm tra chu kỳ phân cấp tàu gần nhất sau ngày Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận được báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu.

3. Riêng đối với tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thực hiện công bố báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phù hợp theo Quy định 6 Phụ lục VI Công ước MARPOL.

Điều 9. Báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu tới Bộ Giao thông vận tải và IMO

1. Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc báo cáo Bộ Giao thông vận tải dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định của Thông tư số 48/2017/TT-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê và chế độ báo cáo thống kê ngành Giao thông vận tải.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế tới cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu tàu của IMO theo Mục 9 Quy định 22A Phụ lục VI Công ước MARPOL.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 10. Trách nhiệm của chủ tàu

1. Tổ chức thực hiện thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu thuộc thẩm quyền quản lý và gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức việc lưu giữ trong thời gian ba (03) năm các tài liệu, bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu nêu tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Cập nhật SEEMP của tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế và gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam rà soát theo Mục 4.5 Quy định 5 Phụ lục VI Công ước MARPOL.

Điều 11. Trách nhiệm của thuyền trưởng

1. Báo cáo chính xác dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu tới chủ tàu theo Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu.

2. Lưu giữ trong thời gian ba (03) năm các tài liệu, bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu nêu tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này đối với các tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi trách nhiệm.

Điều 13. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1. Tổ chức xây dựng, quản lý nhà nước đối với cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu đáp ứng các yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng và báo cáo cơ sở dữ liệu.

2. Tổ chức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phục vụ mục đích hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường không khí và phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2018.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trường hợp các điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng các quy định mới có liên quan tại điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.

 


Nơi nhận:
- Như khoản 1 Điều 15;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, MT(10 b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Công

 

PHỤ LỤC 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP LƯỢNG TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Lượng tiêu thụ nhiên liệu của tàu là tổng hợp lượng nhiên liệu do máy chính, máy phụ, nồi hơi, máy tạo khí trơ, ... tiêu thụ theo từng loại nhiên liệu bất kể khi tàu hành trình hay không hành trình.

Các phương pháp thu thập lượng tiêu thụ nhiên liệu của tàu (tính bằng tấn) bao gồm:

1. Phương pháp sử dụng phiếu giao nhận nhiên liệu

Phương pháp này xác định tổng lượng nhiên liệu được sử dụng dựa trên phiếu giao nhận nhiên liệu (sau đây viết tắt là BDN) và việc đo két nhiên liệu của tàu; BDN phải được lưu giữ trên tàu trong 03 (ba) năm kể từ khi nhiên liệu được giao cho tàu.

Nội dung chính của phương pháp này bao gồm:

(1) Lượng tiêu thụ nhiên liệu trong giai đoạn báo cáo là tổng lượng nhiên liệu được giao cho tàu ghi trong các BDN của giai đoạn báo cáo cộng với lượng nhiên liệu chuyển sang giai đoạn báo cáo từ giai đoạn trước và trừ đi lượng nhiên liệu chuyển sang giai đoạn tiếp theo giai đoạn báo cáo.

(2) Lượng nhiên liệu chuyển sang giai đoạn báo cáo từ giai đoạn trước và lượng nhiên liệu chuyển sang giai đoạn tiếp theo giai đoạn báo cáo được xác định bằng lượng nhiên liệu còn lại trong két nhiên liệu của tàu qua đo két tại thời điểm bắt đầu và kết thúc giai đoạn báo cáo.

Trường hợp chuyến đi kéo dài qua thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của giai đoạn báo cáo, có thể tính toán lượng nhiên liệu còn lại trong két nhiên liệu của tàu tại thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc giai đoạn báo cáo bằng cách nội suy sử dụng số liệu đo két tại cảng rời, số liệu đo két tại cảng đến của hành trình và số liệu thống kê lượng tiêu thụ nhiên liệu trung bình ngày.

(3) Việc đo két nhiên liệu phải được thực hiện bằng phương pháp thích hợp như: hệ thống đo tự động, dụng cụ đo mức chất lỏng, ... Phương pháp đo két phải được mô tả trong Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu.

(4) Lượng nhiên liệu bị lấy khỏi tàu trong giai đoạn báo cáo phải được trừ ra khỏi lượng tiêu thụ nhiên liệu trong giai đoạn báo cáo đó. Lượng nhiên liệu này được xác định dựa trên số liệu ghi trong Nhật ký dầu của tàu.

(5) Mọi dữ liệu bổ sung được sử dụng để điều chỉnh sự sai khác về lượng nhiên liệu tiêu thụ trong giai đoạn báo cáo đều phải có bằng chứng được lập thành hồ sơ.

2. Phương pháp sử dụng thiết bị đo lưu lượng

Phương pháp này xác định tổng lượng nhiên liệu được sử dụng bằng cách sử dụng thiết bị đo lưu lượng. Trường hợp thiết bị đo lưu lượng bị hỏng thì phải thực hiện việc đo két hoặc phương pháp thay thế khác. Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phải đưa ra thông tin về thiết bị đo lưu lượng của tàu và cách thức để thu thập, tổng hợp dữ liệu, cũng như việc đo két cần thiết phải thực hiện.

Nội dung chính của phương pháp này bao gồm:

(1) Lượng tiêu thụ nhiên liệu trong giai đoạn báo cáo có thể là tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày của tất cả các quá trình tiêu thụ nhiên liệu trên tàu được đo bằng thiết bị đo lưu lượng.

(2) Thiết bị đo lưu lượng sử dụng cho việc giám sát phải được bố trí sao cho đo được toàn bộ lượng tiêu thụ nhiên liệu trên tàu. Thiết bị đo lưu lượng và đường ống kết nối tới các thiết bị có sử dụng nhiên liệu phải được mô tả trong Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu.

(3) Không cần thiết phải hiệu chỉnh số liệu thu được từ phương pháp này đối với dầu cặn nếu thiết bị đo lưu lượng được bố trí sau két trực nhật vì dầu cặn đã được loại bỏ khỏi nhiên liệu trước khi đưa tới két trực nhật.

(4) Thiết bị đo lưu lượng sử dụng để giám sát lưu lượng nhiên liệu phải được mô tả trong Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu. Bất kỳ thiết bị có sử dụng nhiên liệu nào không được giám sát bằng thiết bị đo lưu lượng đều phải được nêu rõ và phải có phương pháp đo lượng tiêu thụ nhiên liệu thay thế.

(5) Phải quy định việc hiệu chuẩn thiết bị đo lưu lượng. Hồ sơ hiệu chuẩn và bảo dưỡng thiết bị phải được lưu giữ trên tàu.

3. Phương pháp giám sát két nhiên liệu trên tàu

Phương pháp này xác định tổng lượng nhiên liệu được sử dụng bằng cách đo các két nhiên liệu trên tàu; cụ thể như sau:

(1) Để xác định lượng tiêu thụ nhiên liệu trong giai đoạn báo cáo, số liệu tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày được đo thông qua việc tổng hợp số liệu đo két nhiên liệu của tàu bằng phương pháp thích hợp (ví dụ như: hệ thống đo tự động, dụng cụ đo mức chất lỏng, ...). Việc đo két nhiên liệu của tàu phải được thực hiện hàng ngày khi tàu trên biển và tại mỗi thời điểm khi tàu nhận vào hoặc chuyển nhiên liệu khỏi tàu.

(2) Bản tổng hợp dữ liệu giám sát các két nhiên liệu bao gồm các bản ghi lượng tiêu thụ nhiên liệu được đo phải có trên tàu.

 

PHỤ LỤC 2

BIỂU MẪU SỬ DỤNG THU THẬP, BÁO CÁO DỮ LIỆU TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU TÀU
(Ban hành theo Thông tư số 40/2018/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

STT

Tên biểu mẫu

Ký hiệu

1

Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu

Mẫu số 01

2

Báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu

Mẫu số 02

 

Mẫu số 01

KẾ HOẠCH THU THẬP DỮ LIỆU TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA TÀU

1. Thông số tàu

Tên tàu

 

SIMO

 

Công ty

 

Quốc tịch tàu

 

Kiểu tàu

 

Tổng dung tích

 

Dung tích có ích (NT)

 

Trọng tải (DWT)

 

EEDI (nếu áp dụng)

 

Cấp đi băng (nếu áp dụng)

 

2. Bản ghi sửa đổi đối với Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu

Ngày sửa đổi

Nội dung sửa đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Động cơ và các máy tiêu thụ nhiên liệu khác của tàu và loại nhiên liệu sử dụng

TT

Động cơ và các máy tiêu thụ nhiêu liệu khác của tàu

Công suất

Loi nhiên liệu

1

Kiểu/loại máy chính

(kW)

 

2

Kiểu/loại máy phụ

(kW)

 

3

Nồi hơi

(...)

 

4

Máy tạo khí trơ

(...)

 

4. Phương pháp thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu

Phương pháp áp dụng để thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu áp dụng đối với tàu được nêu dưới đây. Phần mô tả giải thích quy trình đo dữ liệu và tính trị số hàng năm, các thiết bị đo liên quan, ...

Phương pháp

Mô tả

 

 

5. Phương pháp xác định khoảng cách hành trình (so với đất)

Mô tả

 

6. Phương pháp xác định số giờ hành trình

Mô tả

 

7. Quá trình báo cáo dữ liệu tới Cục Đăng kiểm Việt Nam

Mô tả

 

8. Chất lượng dữ liệu

Mô tả

 

 

Mu số 02

BÁO CÁO DỮ LIỆU TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA TÀU

Tên tàu

 

Số phân cấp

 

SIMO

 

 

Chủ tàu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày bắt đầu (dd/mm/yyy)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp sử dụng để thu thập lượng tiêu thụ nhiên liệu 9

Loại khác (…)

(Cf: ….)

Ethanol (Cf:1,913)

Methanol
(Cf:1,375)

LNG (Cf: 2,750)

LPG (Butane)
(Cf: 3,030)

LPG  (Propane)

HFO
(Cf: 3,114)

LFO
(Cf: 3,151)

Diesel/Gas Oil 
 (Cf: 3,206)

Số giờ hành trình (giờ)

Khoảng cách hành trình  (hải lý)

(Các máy phụ

Công suất đẩy tàu chính

Cấp đi băng 7 (nếu áp dụng)

EEDI (nếu áp dụng) 6
(gCO2/t/hải lý)

DWT 5

NT4

Tổng dung tích3

Kiểu tàu 2

Số IMO 1

Ngày kết thúc (dd/mm/yyy)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng tiêu thụ nhiên liệu (tấn)

 

 

Công suất định mức (kW)8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Phù hợp với Nghị quyết A. 1078(28) của IMO.

2 Như định nghĩa tại Quy định 2 Phụ lục VI của Công ước MARPOL hoặc nếu khác thì phải nêu rõ.

3 Tổng dung tích của tàu được tính theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu năm 1969.

4 NT (dung tích có ích của tàu) được tính theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu năm 1969.

5 DWT được tính bằng tấn và là hiệu số của lượng chiếm nước của tàu khi ở trong nước có khối lượng riêng là 1025 kg/m3 tại chiều chìm xếp tải mùa hè và khối lượng tàu không. Chiều chìm xếp tải mùa hè được lấy là chiều chìm mùa hè lớn nhất được chứng nhận trong sổ tay ổn định tàu do Chính quyền hàng hải hoặc tổ chức được Chính quyền hàng hải công nhận phê duyệt.

6 EEDI được tính theo Hướng dẫn năm 2014 về phương pháp tính Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng đạt được (EEDI) cho tàu mới đã được sửa đổi, được thông qua bởi Nghị quyết MEPC.245(66). Nếu không áp dụng, ghi “N/A”.

7 Cấp đi băng phải phù hợp với định nghĩa nêu tại Bộ luật quốc tế về tàu hoạt động tại các vùng cực trái đất (POLAR Code), được thông qua bởi Nghị quyết MEPC.264(68) và MSC.385(94). Nếu không áp dụng, ghi “N/A”.

8 Công suất định mức của động cơ đốt trong kiểu piston chính và phụ có công suất trên 130 kW (phải ghi theo đơn vị kW). Công suất định mức là công suất định mức liên tục lớn nhất được nêu trong biển thông số (nameplate) của động cơ.

9 Phương pháp sử dụng để xác định lượng tiêu thụ nhiên liệu: (1) phương pháp sử dụng phiếu giao nhận nhiên liệu (BDN), (2) phương pháp sử dụng thiết bị đo lưu lượng, (3) phương pháp giám sát két nhiên liệu trên tàu.

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
29/06/2018
Văn bản được ban hành
40/2018/TT-BGTVT
15/08/2018
Văn bản có hiệu lực
40/2018/TT-BGTVT

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản được dẫn chiếu (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Công văn 8777/BGTVT-VT khôi phục hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách đi/đến Thành phố Đà Nẵng

Công văn 8777/BGTVT-VT của Bộ Giao thông Vận tải về việc khôi phục hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách đi/đến Thành phố Đà Nẵng

Ban hành: 06/09/2020
Hiệu lực: 06/09/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 7770/BGTVT-CYT thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động vận tải

Công văn 7770/BGTVT-CYT của Bộ Giao thông Vận tải về việc thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động vận tải

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 7234/BGTVT-CYT tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải hành khách

Công văn 7234/BGTVT-CYT của Bộ Giao thông Vận tải về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải hành khách

Ban hành: 26/07/2020
Hiệu lực: 26/07/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 6263/BGTVT-VT rà soát, đánh giá lực lượng phi công người nước ngoài đang làm việc cho các hãng hàng không của Việt Nam

Công văn 6263/BGTVT-VT của Bộ Giao thông Vận tải về việc rà soát, đánh giá lực lượng phi công người nước ngoài đang làm việc cho các hãng hàng không của Việt Nam

Ban hành: 27/06/2020
Hiệu lực: 27/06/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ