Thông tư 37/2018/TT-BGTVT 2018 Bộ Giao thông vận tải ban hành

Tóm lược

Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

Số hiệu: 37/2018/TT-BGTVT Ngày ban hành: 07/06/2018
Loại văn bản: Thông tư Ngày hiệu lực: 24/07/2018
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Giao thông - Vận tải,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Bộ Giao thông vận tải Thứ trưởng Lê Đình Thọ

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

B GIAO THÔNG VN TẢI
-------

Số: 37/2018/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2018

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

 

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ s 23/2008/QH12;

Căn cứ Luật Xây dựng s 50/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định s46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý cht lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về qun lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định s 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định vqun lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Kết cu htầng giao thông và Tng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản vận hành khai thác và bo trì công trình đường bộ,

 

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về quản lý, vận hành khai thác và bo trì công trình đường bộ.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các công trình đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác, sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình đường bộ.

2. Quy trình bảo trì công trình đường bộ là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.

3. Hệ thống đường trung ương bao gồm quốc lộ và các tuyến đường bộ khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

4. Hệ thống đường địa phương bao gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).

5. Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị được Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền quản lý đường bộ (sau đây gọi chung là đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý đường bộ).

6. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ là doanh nghiệp dự án đối tác công tư (PPP) và doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ.

7. Chủ sở hữu công trình đường bộ là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình đường bộ theo quy định của pháp luật.

8. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ là các tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo hợp đồng ký với cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ, cơ quan được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường bộ. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.

9. Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ là chủ sở hữu công trình đường bộ trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình đường bộ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công trình đường bộ ủy quyền quản lý, sử dụng công trình đường bộ trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý sử dụng công trình đường bộ.

Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ do nhà nước quản lý là cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ hoặc cơ quan đơn vị được Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý công trình đường bộ; doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng và quản lý vận hành khai thác công trình đường bộ; doanh nghiệp dự án trong thời hạn quản lý khai thác công trình đường bộ theo quy định tại hợp đồng dự án đối tác công tư; người quản lý sử dụng công trình đường bộ chuyên dùng là tổ chức, cá nhân chủ sở hữu đường bộ chuyên dùng.

Điều 3. Yêu cầu về quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường bộ

1. Công trình đường bộ khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ và quy định tại Thông tư này.

2. Bảo trì công trình đường bộ phải thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng.

3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại công trình (đường, cầu, hầm, bến phà, cầu phao và công trình khác), cấp công trình và mục đích sử dụng công trình.

4. Việc quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ phải đảm bảo duy trì tuổi thọ công trình, bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt, an toàn cho người và tài sản, an toàn công trình, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

5. Việc quản lý, khai thác và bảo trì các hạng mục công trình dưới đây được thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:

a) Công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

b) Công trình cấp điện, hệ thống chiếu sáng thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);

c) Đèn tín hiệu giao thông, thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy trình bảo trì của nhà cung cấp lắp đặt thiết bị;

d) Các công trình trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đưng bộ để kinh doanh, hệ thống quản lý giám sát giao thông và các công trình phụ trợ khác của đường bộ: việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các hạng mục công trình phải phù hợp với từng loại và cấp của hạng mục công trình.

Điều 4. Nội dung bảo trì công trình đường bộ

1. Kiểm tra công trình đường bộ

a) Việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng;

b) Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo trì công trình.

2. Quan trắc công trình đường bộ

a) Quan trắc công trình đường bộ là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển vị và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian;

b) Quan trắc công trình đường bộ phục vụ công tác bảo trì bắt buộc phải được thực hiện trong các trường hợp: công trình đường bộ khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; công trình, bộ phận công trình đường bộ có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ, mất an toàn trong quá trình khai thác sử dụng hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;

c) Các bộ phận công trình cần được quan trắc bao gồm các kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (kết cấu nhịp cầu; mố và trụ cầu có chiều cao lớn; trụ tháp cầu treo; vỏ hầm);

d) Nội dung quan trắc đối với các công trình quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được quy định trong quy trình bảo trì, gồm: các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng nghiêng, lún, nứt, chuyển vị, võng), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.

đ) Trước khi quan trắc, nhà thầu quan trắc phải khảo sát, lập phương án quan trắc, khối lượng và các yêu cầu cần quan trắc nhằm bảo đảm mục đích, yêu cầu của việc quan trắc. Phương án quan trắc phù hợp với các nội dung quan trắc; trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.

Nhà thầu quan trắc phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc được phê duyệt và báo cáo người quản lý, sử dụng công trình đường bộ về kết quả quan trắc, số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị gii hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng.

Trường hợp số liệu quan trắc vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường, người quản lý, sử dụng công trình đường bộ phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Kiểm định xây dựng công trình đường bộ là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình đường bộ hoặc công trình đường bộ thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;

b) Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; khi kết quả quan trắc công trình đường bộ vượt quá giá trị cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác cần đánh giá về an toàn chịu lực và an toàn vận hành khai thác công trình đường bộ;

c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;

d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;

đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

4. Bảo dưỡng công trình đường bộ được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.

5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm:

a) Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;

b) Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình. Việc sửa chữa đột xuất do bão, lũ, lụt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lũ, lụt trong ngành đường bộ.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ

1. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

a) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;

b) Kiểm tra, hướng dẫn các Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyn quản lý công trình đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; đảm bảo quy định của quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và kế hoạch bảo trì được giao;

c) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông khẩn cấp trên các tuyến đường thuộc hệ thống đường trung ương trong các trường hợp: thực hiện đảm bảo giao thông bước 1 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng chống lụt bão trong ngành đường bộ; xử lý sạt lở trên đường quốc lộ; xử lý ùn tắc xe trên các tuyến đường khi có ùn tắc (tại trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ đkinh doanh, tại các bến phà và các trường hợp ùn tắc khác); xảy ra các sự cố mất an toàn giao thông, cháy, nổ tại hầm, cầu;

d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên hệ thống đường trung ương.

Tạm dừng hoạt động thu phí của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình đường bộ thuộc hệ thống đường bộ trung ương theo quy định của hợp đồng dự án trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc quản lý, bảo trì để công trình đường bộ hư hỏng xuống cấp không bảo đảm an toàn trong khai thác, sử dụng cho đến khi khắc phục xong;

đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường bộ trong việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý

a) Trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt;

b) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này và thực hiện kế hoạch bảo trì được giao theo quy định tại Điều 18 và 19 Thông tư này;

c) Thông báo cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình trên đường do mình quản lý, để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành đối với các công trình đường bộ trong thời hạn bảo hành;

d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ;

đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ theo quy định.

3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với hệ thống đường địa phương

a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;

b) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường trên địa bàn theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trách nhiệm của các nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ và các hoạt động khác liên quan đến bảo trì công trình đường bộ: thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ được giao theo quy định của Thông tư này, quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình, quy trình vận hành khai thác, nội dung hợp đồng đã ký.

6. Trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ

a) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, hiệu quả và bảo vệ môi trường;

b) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và đúng quy định của pháp luật.

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm của mình về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

7. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều này.

8. Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa công trình đường bộ trong việc bảo trì đoạn đường vừa thi công, vừa khai thác sử dụng

a) Trong suốt thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo trì công trình đường bộ vừa thi công vừa khai thác và thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, trực đảm bảo giao thông theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

b) Khi dự án xây dựng công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện việc bảo trì công trình đường bộ cho đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ;

c) Khi bàn giao công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu bảo trì công trình theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ;

d) Trong thời gian bảo hành công trình, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Thông tư này.

 

Chương 2

QUY TRÌNH BẢO TRÌ VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 6. Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ

1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ

a) Nhà thầu thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước), nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 hoặc 2 bước) có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng nếu có trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình (bao gồm trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trạm kiểm tra tải trọng xe, hệ thống quản lý giám sát giao thông và các công trình có thiết bị khác) có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

c) Trường hợp nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản này không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.

2. Đối với các công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức lập quy trình bảo trì công trình đường bộ.

3. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình đường bộ cấp III trở xuống, công trình tạm. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình vẫn phải thực hiện bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

4. Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình riêng.

Điều 7. Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ

1. Nội dung quy trình bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

2. Căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ bao gồm:

a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;

b) Quy trình bảo trì của công trình tương tự (nếu có);

c) Hồ sơ thiết kế (kể cả hồ sơ thiết kế điều chỉnh, nếu có), chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng công trình;

d) Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;

đ) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;

e) Các tài liệu cần thiết khác.

3. Đối với công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, ngoài quy định tại khoản 2 Điều này, việc lập quy trình bảo trì còn phải căn cứ vào hồ sơ hoàn thành công trình, bản vẽ hoàn công và khả năng khai thác thực tế của công trình.

Điều 8. Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ

1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình đường bộ, việc phê duyệt quy trình bảo trì thực hiện như sau:

a) Trường hợp Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại phân cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt quy trình bảo trì;

b) Đối với các trường hợp không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác quy định tại khoản 2 Điều 6, thẩm quyền phê duyệt như sau:

a) Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương, vốn ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại phân cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt;

b) Đối với hệ thống đường địa phương, việc phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Đối với các trường hp không thuộc quy định tại điểm a và b khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ chịu trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì công trình.

3. Tổ chức có trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình trước khi phê duyệt. Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 9. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng

1. Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng thực hiện như sau:

a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện các yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình;

b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;

c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các công việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;

d) Các công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi.

2. Việc phê duyệt quy trình bảo trì đã sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 10. Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ

1. Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ

a) Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ là các chỉ dẫn, hướng dẫn của tư vấn thiết kế, nhà cung cấp thiết bị, công nghệ quy định cách thức, trình tự, nội dung quản lý, vận hành khai thác và sử dụng công trình, thiết bị lp đặt vào công trình (bao gồm cả trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trạm kiểm tra tải trọng xe, hệ thống quản lý giám sát giao thông) nhằm bảo đảm cho việc khai thác công trình đúng công suất, công năng, bảo đảm an toàn, duy trì tuổi thọ công trình, thiết bị công trình theo thiết kế;

b) Nội dung quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ phải bảo đảm bao quát các quy định về tổ chức giao thông, tải trọng khai thác, tốc độ, thành phần xe, bố trí làn xe; đối với bến phà phải có quy định vị trí xếp xe trên phà, trình tự lên, xuống bến phà, cầu phao; trình tự vận hành thiết bị lắp đặt vào công trình, các quy định về an toàn, cứu hộ, phòng chống cháy nổ và các nội dung khác có liên quan. Đối với các trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trạm kiểm tra tải trọng xe, hệ thống quản lý giám sát giao thông; nội dung quy trình vận hành khai thác phải bao gồm quy định về số người quản lý, vận hành và cấp bậc tương ứng, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng tiêu hao để đảm bảo sự làm việc bình thường của trạm theo quy định của thiết kế.

2. Các công trình bắt buộc phải có quy trình vận hành khai thác

a) Cầu quay, cầu cất, cầu có sử dụng thiết bị nâng, hạ nhp cầu;

b) Bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ;

c) Hầm đường bộ có sử dụng thiết bị thông gió, thiết bị vận hành khai thác;

d) Trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh;

đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe cố đnh;

e) Hệ thống quản lý và giám sát giao thông;

g) Các công trình khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ.

3. Trách nhiệm trong việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ thực hiện như đối với quy trình bảo trì công trình quy định tại các Điều 6, 8 và Điều 9 của Thông tư này.

4. Căn cứ lập quy trình khai thác gồm:

a) Hồ sơ thiết kế;

b) Công năng, công suất, đặc điểm, tính chất thiết bị lắp đặt trong công trình;

c) Sổ tay, tài liệu hướng dẫn, đào tạo vận hành thiết bị và công trình;

d) Các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

đ) Các nội dung cần thiết khác.

5. Việc điều chỉnh quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ thực hiện tương tự như quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 11. Tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ

1. Các tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ bao gồm:

a) Quyết định duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng, các biên bản nghiệm thu có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng; biên bản bàn giao công trình; nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình; các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ;

b) Thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;

c) Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo); mốc cao độ, tọa độ (nếu có); hồ sơ lưu trữ điện tử (nếu có);

d) Hồ sơ và lý lịch thiết bị, thiết bị công nghệ; các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị, dây chuyền công nghệ lắp đặt vào công trình (nếu có);

đ) Hồ sơ cọc mốc đã đền bù giải phóng mặt bằng thực tế; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công trình hạ tầng phục vụ quản lý công trình đường bộ, (nếu có); hệ thống cọc mốc hành lang an toàn đường bộ, mốc đất của đường bộ;

e) Hồ sơ tài liệu thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông (nếu có);

g) Quy trình bảo trì; quy trình vận hành, khai thác công trình;

h) Hồ sơ tài liệu về tổ chức giao thông (nếu có); hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);

i) Hồ sơ trạng thái ban đầu (trạng thái “0”) của các công trình cầu, hầm (nếu có);

k) Nhật ký tuần đường, hồ sơ lý lịch cầu, hầm, hồ sơ đăng ký đường bộ, bình đồ duỗi thẳng; các tài liệu thống kê báo cáo tình hình khai thác công trình đường bộ; các băng, đĩa ghi hình, chụp ảnh về tình trạng công trình;

l) Các biên bản, văn bản xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có);

m) Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, kiểm định, quan trắc, sửa chữa và các công việc khác liên quan đến quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

n) Số liệu đếm xe trên đường bộ, lưu lượng xe qua phà, cầu phao.

2. Trách nhiệm lập, cung cấp, tiếp nhận các hồ sơ tài liệu trong giai đoạn đầu tư xây dựng để phục vụ khai thác và bảo trì công trình đường bộ như sau:

a) Đối với công trình đường bộ được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng, dự án sửa chữa công trình đường bộ, chủ đầu tư tổ chức lập, bàn giao tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và điểm i của khoản 1 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Khi bàn giao, bên giao và bên nhận phải kiểm tra xác định tình trạng hồ sơ bàn giao và lập danh mục hồ sơ bàn giao;

b) Đối với công trình đường bộ đang khai thác, nhà thầu bảo dưỡng, nhà thầu quản lý vận hành công trình đường bộ chịu trách nhiệm lập hồ sơ tài liệu theo quy định tại các điểm k, l, m và điểm n khoản 1 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ kiểm tra nhà thầu bảo dưỡng, nhà thầu quản lý vận hành công trình đường bộ thực hiện công việc này.

 

Chương 3

QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 12. Quản lý, sử dụng bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác và các tài liệu khác phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ

1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình

a) Lưu giữ bản gốc bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác và các hồ sơ tài liệu khác phục vụ cho việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

b) Cung cấp hồ sơ phục vụ quản lý, bảo trì, vận hành khai thác công trình cho nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình đường bộ;

c) Kiểm tra nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình: lưu trữ, sử dụng các tài liệu được giao đquản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.

Điều 13. Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ trong giai đoạn khai thác bảo trì công trình đường bộ

1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình

a) Kiểm tra các nhà thầu thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Lưu trữ, sử dụng các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.

2. Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình

a) Lập, quản lý, cập nhật hồ sơ lý lịch cầu, hầm, hồ sơ đăng ký đường bộ; cập nhật, bổ sung tình trạng thay đổi công trình cầu, hầm, đường bộ vào hồ sơ lý lịch cầu, hầm và hồ sơ đăng ký đường bộ;

b) Lập bình đồ duỗi thẳng để theo dõi tình trạng đường bộ; thống kê các yếu tố hình học, cấp đường, các công trình đường bộ, các vị trí biển báo và các nội dung có thay đi trong quá trình quản lý khai thác; hành lang an toàn đường bộ; định kỳ 03 tháng cập nhật, bổ sung các phát sinh về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm, giải tỏa, tháo dỡ công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đất của đường bộ; lập hồ sơ quản lý vị trí đấu nối và các công trình thiết yếu trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ;

c) Ghi nhật ký tuần đường (đối với đường và cầu, cống); ghi sổ hoặc nhật trình khai thác hầm, bến phà, cầu phao, cầu quay, cầu cất và các công trình đặc thù khác;

d) Lập báo cáo tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

đ) Lập, quản lý và sử dụng các hồ sơ tài liệu khác theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì và quy trình bảo trì được duyệt;

e) Lập và cập nhật cơ sở dữ liệu đường bộ, cơ sở dữ liệu cầu, lịch sử bảo trì (sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, thay thế bộ phận, hạng mục, kết cu, thiết bị và các hoạt động khác) vào hồ sơ quản lý công trình đường bộ;

g) Các tài liệu từ điểm a đến điểm e khoản này được lưu trữ trên giấy và trong các tập tin điện tử; đồng thời phải gửi các tài liệu quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản này cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ.

3. Trách nhiệm của các nhà thầu khác

a) Nhà thầu khảo sát thiết kế, nhà thầu thi công sửa chữa công trình đường bộ có trách nhiệm lập nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, hồ sơ khảo sát, thiết kế, bản vẽ hoàn công và thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và chất lượng công trình;

b) Nhà thầu kiểm định, kiểm tra, quan trắc công trình có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Thông tư này và pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và chất lượng công trình.

 

*Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
07/06/2018
Văn bản được ban hành
37/2018/TT-BGTVT
24/07/2018
Văn bản có hiệu lực
37/2018/TT-BGTVT

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản căn cứ (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Công văn 8777/BGTVT-VT khôi phục hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách đi/đến Thành phố Đà Nẵng

Công văn 8777/BGTVT-VT của Bộ Giao thông Vận tải về việc khôi phục hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách đi/đến Thành phố Đà Nẵng

Ban hành: 06/09/2020
Hiệu lực: 06/09/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 7770/BGTVT-CYT thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động vận tải

Công văn 7770/BGTVT-CYT của Bộ Giao thông Vận tải về việc thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động vận tải

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 7234/BGTVT-CYT tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải hành khách

Công văn 7234/BGTVT-CYT của Bộ Giao thông Vận tải về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải hành khách

Ban hành: 26/07/2020
Hiệu lực: 26/07/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 6263/BGTVT-VT rà soát, đánh giá lực lượng phi công người nước ngoài đang làm việc cho các hãng hàng không của Việt Nam

Công văn 6263/BGTVT-VT của Bộ Giao thông Vận tải về việc rà soát, đánh giá lực lượng phi công người nước ngoài đang làm việc cho các hãng hàng không của Việt Nam

Ban hành: 27/06/2020
Hiệu lực: 27/06/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ