Thông tư 317/2016/TT-BTC Bộ Tài chính ban hành ngày 07/12/2016

Tóm lược

Hướng dẫn kế toán án dụng đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Số hiệu: 317/2016/TT-BTC Ngày ban hành: 07/12/2016
Loại văn bản: Thông tư Ngày hiệu lực: 21/01/2017
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực:
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Văn Hiếu

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

BỘ TÀI CHÍNH
-------

S: 317/2016/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

-----------------

Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 78/2014/NĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (sau đây gọi là Qu).

2. Các đơn vị kế toán có hoạt động tương tự Quỹ Bảo vệ môi trường được áp dụng Thông tư này đhạch toán kế toán và thông báo cho Bộ Tài chính trước khi áp dụng.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của Quđối với ngân sách nhà nước.

2. Những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này, Quthực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư 200/2014/TT-BTC); Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp (nếu có).

 

 Chương II

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ĐẶC THÙ

 

Điều 3. Tài khoản kế toán

1. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán của Quỹ theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

2. Quáp dụng thống nhất tài khoản kế toán theo danh mục hệ thống tài khoản kế toán quy định tại Thông tư này. Qucó thể m thêm các tài khoản từ cấp 2 trđi đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Quỹ mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Điều 4. Tài khoản 121 - “Cho vay”

1. Nguyên tc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản cho vay vn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc;

b) Quphải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay từ vốn hoạt động theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, tiền cho vay, lãi sut phải trả, sđã trả,...;

c) Quphải thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sn bảo đảm tiền vay,...;

d) Quphải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động nghiệp vụ phát sinh;

đ) Tùy theo từng hợp đồng, các khoản gốc và lãi cho vay theo hợp đồng/khế ước có thể được thu hồi một lần tại thời điểm đáo hạn hoặc thu hi dn từng kỳ;

e) Các khoản cho vay phản ánh tài khoản 121 là các khoản cho vay theo hợp đồng/khế ước của Quvới khách hàng;

g) Quỹ không được ghi nhận doanh thu tiền lãi khi khoản nợ gốc cho vay được phân loại là nợ quá hạn cần phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay. Trường hợp các khoản lãi cho vay phải thu đã ghi nhận doanh thu hoạt động nghiệp vụ nhưng sau đó nợ gốc phải chuyển từ trong hạn sang quá hạn:

- Ghi giảm doanh thu hoạt động nghiệp vụ số tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong cùng kỳ;

- Ghi vào chi phí hoạt động nghiệp vụ đối với tiền lãi phải thu đã ghi nhận từ các kỳ trước theo quy định của pháp luật.

Đồng thời theo dõi ở ngoài Báo cáo tình hình tài chính và thuyết minh trên Báo cáo tài chính để đôn đốc thu hồi các khoản tiền lãi phải thu này. Khi thu được tiền lãi Quỹ hạch toán vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ;

h) Khi khoản nợ gốc cho vay được phân loại từ nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), Quxử lý rủi ro cho vay theo quy định của pháp luật: Sử dụng dự phòng cụ thể đxử lý rủi ro cho vay; sử dụng tài sản bảo đảm (nếu Quỹ nhận tài sản bảo đảm của đối tượng đi vay); sử dụng dự phòng chung (khi dự phòng cụ thể và tài sản đảm bảo không đủ bù đắp). Sau khi sử dụng dự phòng chung vn không đủ bù đắp thì được ghi nhận vào chi phí hoạt động nghiệp vụ. Quỹ vẫn phải tiếp tục theo dõi nợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro ở ngoài Báo cáo tình hình tài chính để đôn đốc thu hồi;

Khi thu hồi được các khoản ngốc và nợ lãi đang trong thời gian theo dõi ở ngoài Báo cáo tình hình tài chính (Nợ gốc đã được xử lý rủi ro), Qughi tăng thu nhập khác;

i) Hết thời gian theo dõi theo quy định của pháp luật, Quđược phép xóa nợ gốc, nợ lãi và không phải theo dõi ở ngoài Báo cáo tình hình tài chính;

j) Các khoản cho vay từ vốn nhận của các tổ chức khác (Quỹ nhận ủy thác cho vay) thì các bên giao ủy thác cho vay sẽ chịu rủi ro và sẽ theo dõi xử lý nợ gốc, nợ lãi theo quy định hiện hành. Quphải theo dõi và thông báo về tình hình cho vay, thanh toán, thu hồi các khoản cho vay đó cho các bên giao ủy thác cho vay;

k) Căn cứ vào hướng dẫn về nghiệp vụ cho vay, Quỹ mở các tài khoản cấp 2 chi tiết theo dõi các khoản nợ theo yêu cầu quản lý.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 - “Cho vay”

Bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay tăng.

Bên Có: Giá trị các khoản cho vay giảm.

Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay hiện có tại thời điểm báo cáo.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi cho vay các đối tượng có hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, ghi:

Nợ TK 121 - Cho vay (Chi tiết stiền gốc cho vay theo kỳ hạn vay và khách hàng vay)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

b) Định kỳ kế toán tính và ghi nhận khoản lãi cho vay phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311)

Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111).

c) Khi thu được tiền lãi vay ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311).

d) Khi khoản cho vay đáo hạn được khách hàng vay thanh toán, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Stiền gốc và lãi thu được)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311) (Chi tiết số lãi vay phải thu của các kỳ trước)

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (Số lãi của kỳ đáo hạn)

Có TK 121 - Cho vay (Chi tiết số tiền gốc cho vay).

đ) Khi thu hồi các khoản cho vay, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 6311 - Chi phí hoạt động cho vay (nếu l)

Có TK 121 - Cho vay (giá trị ghi sổ)

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (nếu lãi).

e) Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo Hợp đồng tín dụng, khoản nợ gốc trong hạn trở thành nợ quá hạn, kế toán phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị và thuyết minh trên báo cáo tài chính, đng thời ghi giảm nợ lãi cho vay phải thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (nợ lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu hoạt động nghiệp vụ trong cùng kỳ), hoặc

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63112) (nếu nợ lãi phải thu đã ghi nhận trong các kỳ trước được tính vào chi phí)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311).

Đồng thời, kế toán phải tiếp tục theo dõi chi tiết số nợ lãi cho vay phải thu ngoài Báo cáo tình hình tài chính để đôn đốc thu hồi và phải thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính.

- Khi khoản nợ gốc cho vay được phân loại từ nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) sang nhóm nợ có khả năng mất vn (nhóm 5):

+ Khi sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 22912 - Dự phòng cụ thể

Có TK 121 - Cho vay (Chi tiết cho từng đối tượng đi vay).

Đồng thời, theo dõi snợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro ở ngoài Báo cáo tình hình tài chính trong thời gian quy định và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

+ Sử dụng tài sn bảo đảm của đối tượng đi vay để bù đắp rủi ro thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này.

+ Khi sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 22911 - Dự phòng chung

Có TK 121 - Cho vay (chi tiết cho từng đối tượng đi vay).

Đồng thời, theo dõi số nợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro ngoài Báo cáo tình hình tài chính trong thời gian quy định và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

- Khi dự phòng chung không đủ bù đắp tổn thất, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318)

Có TK 121 - Cho vay (chi tiết cho từng đối tượng đi vay).

Đồng thời, theo dõi số nợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro tại thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

g) Trường hợp ngốc cho vay từ vốn hoạt động đã được xử lý rủi ro hoặc đã được xóa sổ sau đó Quthu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK liên quan.

h) Đánh giá lại số dư các khoản cho vay được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

+ Trường hợp lãi, ghi:

Nợ TK 121 - Cho vay

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

+ Trường hợp l, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 121 - Cho vay.

Điều 5. Tài khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”

1. Bổ sung nguyên tc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Quỹ với khách hàng như: tiền lãi tiền gửi các ngân hàng thương mại, lãi cho vay theo lãi sut ưu đãi cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, các khoản phải thu phí hoạt động nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Bộ Tài chính, các khoản phải thu từ các hoạt động nghiệp vụ khác.

2. Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”

Tài khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1311 - “Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay”: Phản ánh các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, tiền lãi Quỹ cho vay chưa thu được;

- Tài khoản 1312 - “Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác”: Phn ánh các khoản phí phải thu từ hoạt động nhận ủy thác;

- Tài khoản 1318 - “Phải thu từ các hoạt động khác”: Phản ánh các khoản phải thu nghiệp vụ ngoài các khoản phải thu phản ánh các tài khoản 1311, tài khoản 1312.

Điều 6. Tài khoản 132 - “Phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước”

1. Nguyên tc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Quỹ với Ngân sách nhà nước sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Ni dung các khoản phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước phản ánh vào tài khoản 132 bao gồm:

- Phải thu hoạt động trợ giá cho các dự án điện gió ni lưới theo quy định;

- Phải thu do thực hiện dự án theo chỉ đạo của của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Phải thu kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm;

- Phải thu hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước khác;

c) Tài khoản 132 phải hạch toán chi tiết theo từng nội dung thu.

2 Kết cấu và nội dung phn ánh của tài khoản 132 - “Phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước”

Bên Nợ:

- Số tiền phi thu về hoạt động trợ giá, hỗ trợ điện gió, nối lưới;

- Số tiền phải thu do thực hiện dự án theo chđịnh của cấp trên;

- Các khoản phải thu hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước khác.

Bên Có:

- Số tiền đã thu về hoạt động trợ giá, hỗ trợ điện gió, nối lưới;

- Số tiền đã thu do thực hiện dự án theo chỉ định của cấp trên;

- Các khoản phải thu hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước khác.

Số dư bên Nợ: Số nợ còn phải thu.

Tài khoản 132 - “Phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước”, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1321 - “Trợ giá điện gió”: Phản ánh các khoản phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước để thực hiện hỗ trợ giá điện gió;

- Tài khoản 1322 - “Thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao”: Phản ánh các khoản phải thu hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước về thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao;

- Tài khoản 1328 - “Phải thu các khoản cấp bù từ ngân sách nhà nước khác”: Phản ánh các khoản phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước ngoài các khoản phải thu phản ánh các tài khoản 1321, tài khoản 1322.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chyếu:

a) Khi thực hiện chi trợ giá điện gió cho các chương trình dự án, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước (1321)

Có các TK 111, 112,...

b) Các khoản phải thu do thực hiện các dự án theo chỉ định của cấp trên, các khoản phải thu khác, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước (1322, 1328)

Có các TK liên quan.

c) Khi thu được tiền hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112...

Có TK 132 - Phải thu các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước (1321, 1322, 1328).

Điều 7. Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

1. Bổ sung nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh ddang” phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ của hoạt động nhận ủy thác cho vay;

b) Đối với dịch vụ nhận ủy thác cho vay, tài khoản này dùng để tập hợp tng hợp chi phí trực tiếp liên quan đến các dịch vụ và tính giá thành của khi lượng dịch vụ đã thực hiện.

2. Bổ sung phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi phát sinh các chi phí trực tiếp thực hiện các dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có các TK 111, 112, 141, 331,...

b) Kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành và được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6312)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh d dang.

Điều 8. Tài khoản 229 - “Dự phòng tổn thất tài sản”

1. Bổ sung nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh sdự phòng rủi ro cho vay, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và tình hình biến động của các khoản dự phòng rủi ro trong kỳ;

b) Số dự phòng rủi ro cho vay được trích lập để bù đp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình cho vay của Qutheo quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động này. Việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ. Thời điểm, mức trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng chung, tỷ lệ trích lập thực hiện theo quy định nghiệp vụ cho vay từ Quỹ bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên môi trường ban hành;

c) Qusử dụng dự phòng rủi ro cho vay để xử lý rủi ro theo nguyên tắc và quy định hiện hành về hướng dẫn nghiệp vụ của Quỹ. Sau khi xử lý rủi ro, Quỹ phải có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt đ và tiếp tục theo dõi, thu hi nợ đối với khoản nợ gốc đã được xử lý rủi ro theo hợp đồng tín dụng/cam kết đã tha thuận với đối tượng đi vay;

d) Việc trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay được thực hiện theo nguyên tắc:

- Trường hợp số dự phòng rủi ro cho vay còn lại của kỳ trước nh hơn sdự phòng rủi ro cho vay phải trích lập của kỳ này, Quỹ phải trích lập bổ sung phn chênh lệch còn thiếu;

- Trường hợp số dự phòng rủi ro cho vay còn lại của kỳ trước lớn hơn số dự phòng rủi ro cho vay phải trích lập kỳ này, Quỹ phải hoàn nhập phn chênh lệch thừa;

đ) Các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện trích lập theo quy định hiện hành áp dụng cho doanh nghiệp.

2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 2291 - “Dự phòng rủi ro cho vay”

Bên Nợ:

- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng rủi ro cho vay phải trích lập kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng rủi ro cho vay đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

- Sử dụng dự phòng rủi ro cho vay để xử lý rủi ro.

Bên Có: Số dự phòng rủi ro cho vay được trích lập trong kỳ.

Số dư bên Có: Số dự phòng rủi ro cho vay hiện có tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 2291 - “Dự phòng rủi ro cho vay”, có 2 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 22911 - “Dự phòng chung”: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập, sử dụng hoặc hoàn nhập khoản dự phòng chung đối với các khoản cho vay của Quỹ;

- Tài khoản 22912 - “Dự phòng cụ thể”: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập, sử dụng hoặc hoàn nhập khoản dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ gốc vay của Qu.

3. Bổ sung phương pháp kế toán dự phòng rủi ro cho vay:

a) Khi trích lập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63131)

Có TK 22911 - Dự phòng chung

Có TK 22912 - Dự phòng cụ thể.

b) Khi hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 22911 - Dự phòng chung

Nợ TK 22912 - Dự phòng cụ thể

Có TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63131).

c) Trường hợp các khoản nợ gốc cho vay từ vốn hoạt động được phân loại vào nhóm 5 “Nợ có khả năng mất vốn”, Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro cho vay để xử lý rủi ro, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng rủi ro cho vay (22912) (Chi tiết số dự phòng cụ thể được sử dụng để xử lý rủi ro cho vay)

Nợ TK 229 - Dự phòng rủi ro cho vay (22911) (Chi tiết sdự phòng chung được sử dụng để xử lý rủi ro cho vay, nếu dự phòng cụ thể không đ bù đp và không có tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318) (nếu các khoản dự phòng và tài sản đảm bảo không đ bù đp tổn thất)

Có TK 121- Cho vay (Chi tiết cho từng khách hàng vay).

Điều 9. Tài khoản 245 - “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý”

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng đphản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hu cho Quỹ chờ xử lý;

b) Khi đến hạn trả nợ khoản vay mà khách hàng bị mất khả năng trả nợ hoặc vi phạm cam kết trong hợp đng tín dụng thì Quỹ có quyn áp dụng các biện pháp bảo đảm bng tài sản hoặc thu hi nợ trước hạn. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Tài sản gán nợ chỉ được ghi nhận trong Báo cáo tình hình tài chính khi Quỹ đã toàn quyn sở hữu. Các tài sản gán nợ chưa chuyển quyền sở hữu cho Quỹ thì được theo dõi trong hệ thống quản trị và thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính;

d) Tài sản gán nợ được ghi nhận vào Báo cáo tình hình tài chính theo giá trị tài sản được định giá tại Hợp đồng mua bán tại thời điểm Quỹ có quyền shữu theo nguyên tắc:

- Trường hợp giá trị tài sản gán nợ cao hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ gc cho vay, nợ lãi và các chi phí liên quan tới việc định giá và chuyn quyn sở hữu, Quỹ ghi nhận phần chênh lệch là một khoản phải trả cho đối tượng đi vay (nếu có) hoặc ghi nhận vào thu nhập khác (nếu có);

- Trường hợp giá trị tài sản gán nợ thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ gốc, nợ lãi cho vay và các chi phí liên quan tới việc định giá và chuyn quyn sở hữu, phần chênh lệch còn lại của khoản nợ gốc cho vay Quỹ được sử dụng các khoản dự phòng rủi ro cho vay để bù đắp hoặc tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ (nếu còn thiếu);

đ) Sau khi có quyết định xử lý tài sản gán nợ của cấp có thẩm quyền, Quỹ ghi giảm tài sản gán nợ chờ xử lý và ghi tăng các tài sản khác.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 245 - “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hu chờ xử lý”

Bên Nợ: Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý phát sinh trong kỳ.

Bên Có: Giá trị tài sản gán nợ chờ xử lý giảm trong kỳ do phát mại hoặc chuyển mục đích sử dụng.

Số dư bên Nợ: Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý tại thời điểm báo cáo.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Trường hợp giá trị tài sản gán nợ cao hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ gốc cho vay, nợ lãi và các chi phí liên quan tới việc định giá và chuyn quyn sở hữu, Quỹ ghi nhận phần chênh lệch là mt khoản phải trả cho đối tượng đi vay hoặc thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 245 - Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý

Có TK 121 - Cho vay (phần nợ gốc)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (phần nợ lãi) (1311)

Có các TK 112, 331, 333 (chi phí liên quan tới việc định giá và chuyển quyền sở hữu)

Có TK 33888 - Phải trả, phải nộp khác (phần chênh lệch nếu phải trả lại cho đối tượng đi vay);

Có TK 711 - Thu nhập khác (phần chênh lệch nếu được ghi nhận vào thu nhập khác).

b) Trường hợp giá trị tài sản gán nợ nhỏ hơn giá trị ghi scủa khoản nợ gốc, nợ lãi cho vay và các chi phí liên quan ti việc định giá và chuyển quyền sở hữu, phần chênh lệch còn lại của khoản nợ gốc cho vay Quỹ được sử dụng các khoản dự phòng rủi ro cho vay để bù đắp hoặc tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ (nếu còn thiếu), ghi:

Nợ TK 245 - Tài sản gán nợ đã chuyn quyn sở hữu chờ xử lý

Nợ TK 2291 - Dự phòng rủi ro cho vay (phần nợ gốc được xử lý từ dự phòng)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318) (Phần nợ gốc, nợ lãi được xử lý vào chi phí)

Có TK 121- Cho vay (phần nợ gốc)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng (phần nợ lãi) (1311)

Có các TK 112, 331, 333 (chi phí liên quan tới việc định giá và chuyển quyền sở hữu).

c) Khi xử lý tài sản gán nợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ các TK 112, 131, 211, 213, 217, 6318, 711,...

Có TK 245 - Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hu chờ xử lý.

Điều 10. Kế toán xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ

1. Nguyên tắc kế toán

a) Trường hợp khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ được xử lý để thu hồi nợ. Việc bán tài sản bảo đảm phải được thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Việc thanh toán thu nợ từ xử lý tài sản bảo đảm theo thứ tự như sau:

- Các chi phí cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm như chi phí bảo quản, quản lý, định giá, quảng cáo bán tài sản, hoa hồng, lệ phí bán đấu giá và các chi phí cần thiết hợp lý khác liên quan trực tiếp đến việc xử lý tài sản bảo đảm.

- Thuế và các khoản phí phải nộp nhà nước (nếu có).

- Nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên giữ tài sản giao tài sản cho Quỹ để xử lý;

c) Trường hợp số tiền thu được khi bán tài sản và các khoản thu từ việc khai thác tài sản bảo đảm (sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản) lớn hơn số nợ phải trả thì phần chênh lệch thừa được hoàn trả cho bên đi vay. Bên đi vay có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ nếu khoản tiền thu được không đủ để thanh toán khoản nợ phải trả;

d) Trong trường hợp tài sản bảo đảm đã được mua bảo hiểm thì tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả được trả trực tiếp cho Quỹ để thu nợ và được dùng để thanh toán khoản nợ của bên đi vay.

2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế ch yếu

a) Khi bán tài sản bảo đảm nợ theo phán quyết của Tòa án hoặc thỏa thuận giữa Quỹ và bên đi vay, ghi:

Nợ các TK 112, 131,...

Có TK 33882 - Phải trả tiền thu từ việc bán tài sn bảo đảm nợ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (nếu có).

b) Khi phát sinh chi phí bán tài sản bảo đảm nợ, ghi:

Nợ TK 33882 - Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ

Có các TK 111, 112, 331.

c) Khi sử dụng các khoản thu do việc bán tài sản bo đm để xử lý nợ, ghi:

Nợ TK 33882 - Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ

Có TK 121 - Cho vay (nợ gốc)

Có TK 1311 - Phải thu lãi tiền cho vay (nợ lãi)

Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác

Có TK 33888 - Phải trả, phải nộp khác (phần chênh lệch thừa được hoàn trả cho bên đi vay) (nếu có).

Điều 11. Tài khoản 3388 - “Phải trả, phải nộp khác”

1. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 3388 - “Phi trả, phải nộp khác”

Bên Nợ:

- Số tiền bán tài sản bảo đảm nợ được bù trừ với tiền gốc vay, lãi cho vay trong kỳ;

- Số tiền bán tài sản bảo đảm nợ đã trả cho đối tượng có tài sản đảm bảo (nếu có) trong kỳ;

- Stiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, nhập khẩu phế liệu đã trả cho các đối tác đã ký quỹ.

Bên Có:

- Số tiền bán tài sản bảo đảm nợ thu được phải trả phát sinh trong kỳ;

- Số tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, nhập khẩu phế liệu phải trả cho các đi tác đã ký quỹ phát sinh trong kỳ.

Số dư bên Có:

- Số tiền bán tài sản bảo đảm nợ thu được chưa xử lý tại thời điểm báo cáo;

- Số tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, nhập khẩu phế liệu còn phải trả cho các đối tác tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 3388 - “Phải trả, phải nộp khác”, có 5 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 33881- “Phải trả hoạt động nhận ủy thác”: Phản ánh các khoản phải trả hoạt động nhận ủy thác;

- Tài khoản 33882 - “Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ”: Phản ánh các khoản phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ và việc xử lý thu hồi nợ từ nguồn thu này;

- Tài khoản 33883 - “Phải trả lãi tiền ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản”: Phản ánh tình hình thanh toán tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản;

- Tài khoản 33884 - “Phải trả lãi tiền ký quỹ phục hồi môi trường do nhập khẩu phế liệu”: Phản ánh tình hình thanh toán tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khi nhập khẩu phế liệu;

- Tài khoản 33888 - “Phải trả, phải nộp khác”: Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp ngoài các khoản đã phản ánh các tài khoản 33881, 33882, 33883 và 33884.

2. Bổ sung phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi phát sinh lãi phải trả từ tiền ký quỹ phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản và nhập khẩu phế liệu, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Có các TK 33882, 33883.

b) Khi Quỹ trả lãi cho các bên ký qu, ghi:

Nợ các TK 33883, 3384

Có TK 111, 112.

c) Khi thu hồi nợ gốc cho vay vốn nhận ủy thác do đối tượng chi sai ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác.

d) Khi Quỹ trả lại cho các bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

Điều 12. Tài khoản 344 - “Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường”

1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài đđảm bảo phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản, nhập khẩu phế liệu,...

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 344 - “Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường”

Bên Nợ: Hoàn trtiền nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường.

Bên Có: Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường.

Số dư bên Có: Số tiền nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường chưa trtại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 344 - “Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường”, có 3 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 3441 - “Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản”: Phản ánh các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản;

- Tài khoản 3442 - “Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường do nhập khẩu phế liệu”: Phản ánh các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường sau khi nhập khẩu phế liệu;

- Tài khoản 3443 - “Nhận ký qu, ký cược khác”: Phản ánh các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược khác ngoài nhn ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản và do nhập khu phế liệu.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường của đơn vị, cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường (chi tiết cho từng khách hàng).

b) Khi hoàn trtiền ký quỹ, ký cược cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường

Có các TK 111, 112.

c) Trường hợp đơn vị ký quỹ không hoàn thành phương án phục hồi môi trường thì kế toán ghi như sau:

Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược phục hồi môi trường

Có TK liên quan.

Điều 13. Tài khoản 354 - “Nhận tài trợ, hỗ trợ”

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đã cấp phát và tình hình thanh quyết toán với ngân sách về hỗ trợ kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Lệ phí bán, chuyn các chứng ch gim phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) thu được từ các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam; Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho nh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

b) Trường hợp số tiền thu lớn hơn chi từ vốn nhận tài trợ, hỗ trợ Quỹ không phải trả ngân sách, mà được giữ lại thì Quỹ ghi nhận doanh thu; Trường hợp ngược lại số tiền thu lớn hơn chi từ vốn nhận tài trợ, hỗ trợ Quỹ phải trả ngân sách thì Quỹ ghi nhận vào nợ phải trả;

c) Quỹ phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị từng đối tượng được cấp phát vn tài trợ, hỗ trợ, từng lần được tài trợ, hỗ trợ và số lũy kể từ khi được tài trợ, hỗ trợ cho đến khi dự án được cấp hỗ trợ kết thúc;

d) Quỹ chỉ được ghi giảm khi số vốn tài trợ, hỗ trợ đã cấp cho các đối tượng theo quy định.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 354 - “Nhận tài trợ, hỗ trợ”

Bên Nợ:

- Số tài trợ, hỗ trợ đã cấp phát cho các đối tượng theo quy định trong kỳ;

- Số tiền chưa cấp phát cho các đối tượng phải trả lại cho ngân sách trong kỳ (nếu phải nộp ngân sách);

- Stiền chưa cấp phát cho các đối tượng ghi vào doanh thu trong kỳ (nếu được cấp trên cho phép).

Bên Có:

- Số tiền đã nhận trong kỳ;

- Số trích từ chênh lệch thu chi sau thuế chưa phân phối (Nếu được phép).

Số dư bên Có: Số tiền tài trợ, hỗ trợ còn lại tại thời điểm báo cáo.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi Quỹ nhận tiền để tài trợ, hỗ trợ, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 354 - Nhận tài trợ, hỗ trợ.

b) Nếu được phép, Quỹ trích từ chênh lệch thu chi chưa xử lý, ghi:

Nợ TK 421 - Chênh lệch thu chi chưa xử lý

Có TK 354 - Nhận tài trợ, hỗ trợ.

c) Khi Quỹ chi tiền tài trợ, hỗ trợ cho các đối tượng, ghi:

Nợ TK 354 - Nhận tài trợ, hỗ trợ

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng.

Đồng thời, kế toán theo dõi số vốn đã tài trợ, hỗ trợ chi tiết cho từng đối tượng nhận tài trợ, hỗ trợ trong hệ thống quản trị và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

d) Khi quyết toán vốn hỗ trợ, tài trợ, Quỹ ghi:

Nợ TK 354 - Nhận tài trợ, hỗ trợ

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

Điều 14. Tài khoản 355 - “Nhận ủy thác cho vay đầu tư”

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh svốn mà Quỹ đã nhận của các tổ chức, đơn vị giao ủy thác để cho vay đầu tư không chịu rủi ro; Số vốn đã cho các đối tượng vay và tình hình thanh quyết toán vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư;

b) Quỹ chđược cho vay theo đúng đối tượng do bên giao ủy thác chđịnh. Quỹ phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị từng khoản cho vay từ vn nhận ủy thác theo từng đối tượng, chi tiết thời hạn trả nợ, từng loại nguyên tệ, lãi suất phải trả,...;

c) Quỹ không phản ánh vào tài khoản này số tiền (gốc và lãi) đã thu hồi từ các đối tượng đi vay để trả lại cho bên giao ủy thác đang phản ánh tài khoản 33881 - “Phải trả hoạt động nhận ủy thác”;

d) Quỹ phải hạch toán vốn nhận ủy thác cho vay không chịu rủi ro tách bạch với vốn hoạt động của Quỹ, vn nhận tài trợ, hỗ trợ.

2. Kết cấu và nội dung phn ánh của tài khoản 355 - “Nhận ủy thác cho vay đầu tư”

Bên Nợ:

- Số vốn ủy thác cho vay đầu tư đã giải ngân cho các đối tượng trong kỳ;

- Số vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư hoàn trả lại cho bên giao ủy thác khi không cho vay được hoặc bên giao ủy thác rút lại vn trong kỳ.

Bên Có: Số vốn ủy thác cho vay đầu tư đã nhận của bên giao ủy thác trong kỳ.

Số dư bên Có: Số vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư hiện có tại thời điểm báo cáo.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Đối với phần nợ gốc nhận của bên giao ủy thác:

- Căn cứ vào hợp đồng nhận ủy thác cho vay đã ký với bên giao ủy thác, khi Quỹ nhận tiền của bên giao ủy thác cho vay, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 355 - Nhận ủy thác cho vay đầu tư (chi tiết bên giao ủy thác cho vay).

- Khi Quỹ cho các đối tượng vay theo yêu cầu của bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 355 - Nhận ủy thác cho vay đầu tư (chi tiết bên giao ủy thác)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

Đồng thời, kế toán phải tiếp tục theo dõi số vốn nhận ủy thác đã cho vay ngoài Báo cáo tình hình tài chính chi tiết theo từng đối tượng vay, kỳ hạn vay, theo dõi nợ trong hạn, quá hạn và thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính.

- Khi khoản cho vay đáo hạn được đối tượng đi vay thanh toán, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (nợ gốc, nợ lãi cho vay các kỳ trước và kỳ đáo hạn)

Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác.

b) Đối với phần nợ lãi phải trả bên giao ủy thác:

- Định kỳ, kế toán tính, xác định, theo dõi ở ngoài Báo cáo tình hình tài chính slãi cho vay từng kỳ phải thu hộ bên giao ủy thác và thuyết minh chi tiết trên Báo cáo tài chính.

- Khi Quỹ nhận được tiền lãi cho vay từ các đối tượng đi vay ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (chi tiết tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác)

Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác (chi tiết phải trả tiền lãi cho bên giao ủy thác).

- Khi Quỹ trả tiền lãi thu hộ cho bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác (chi tiết phải trả tiền lãi cho bên giao ủy thác)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (chi tiết tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác).

c) Khi phát sinh doanh thu phí nhận ủy thác cho vay phải thu từ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, hoặc

Nợ TK 1312 - Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác (chi tiết bên giao ủy thác)

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5114).

d) Khi Quỹ trả lại stiền gốc và lãi cho bên giao ủy thác do đã thu hồi được của đối tượng đi vay, ghi:

Nợ TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác (chi tiết gốc và lãi phải trả cho bên giao ủy thác)

TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

đ) Khi Quỹ trả lại stiền vốn nhận ủy thác cho bên giao ủy thác do không cho vay được, ghi:

Nợ TK 355 - Nhận ủy thác cho vay đầu tư (chi tiết số tiền nhận từ bên giao ủy thác chưa cho vay được)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

e) Khi bên giao ủy thác cho vay có quyết định của cấp có thẩm quyền xóa nợ gốc và nlãi cho vay đang theo dõi ngoài Báo cáo tình hình tài chính do Quỹ không thu hồi được tđối tượng đi vay, kế toán không phải tiếp tục theo dõi số nợ gốc và nợ lãi này ngoài Báo cáo tình hình tài chính na.

Điều 15. Tài khoản 421 - “Chênh lệch thu chi chưa xử lý”

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh chênh lệch thu chi và tình hình phân chia chênh lệch thu chi của Quỹ;

b) Việc phân chia chênh lệch thu chi của Quỹ phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành;

c) Phải hạch toán chi tiết chênh lệch thu chi của từng năm tài chính (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia chênh lệch thu chi của Quỹ (trích lập các quỹ, bổ sung vốn);

d) Khi áp dụng hồi tdo thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chnh sdư đầu năm phần chênh lệch thu chi thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 - “Chênh lệch thu chi chưa xử lý năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm ch tiêu Chênh lch thu chi chưa x lý” trên Báo cáo tình hình tài chính theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 421 - “Chênh lệch thu chi chưa xử lý”

Bên Nợ:

- Số lthực tế phát sinh trong kỳ của Quỹ;

- Trích lập các quỹ của Qu;

- Bổ sung vốn đầu tư của Quỹ.

Bên Có:

- Slãi từ kết quả hoạt động của Quỹ trong kỳ;

- Xử lý các khoản l.

Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có:

Sdư bên Nợ: Số lỗ chưa xử lý.

Số dư bên Có: Số lãi chưa xử lý hoặc chưa sử dụng.

Tài khoản 421 - “Chênh lệch thu chi chưa xử lý”, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 4211 - “Chênh lệch thu chi chưa xử lý năm trước”: Phản ánh kết quả hoạt động, tình hình phân chia chênh lệch thu chi chưa xử lý thuộc các năm trước. Tài khoản 4211 còn dùng để phn ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm sdư đầu năm của tài khoản 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.

Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ tài khoản 4212 - “Chênh lệch thu chi chưa xử lý năm nay” sang tài khoản 4211 - “Chênh lệch thu chi chưa xử lý năm trước”.

- Tài khoản 4212 - “Chênh lệch thu chi chưa xử lý năm nay”: Phản ánh kết quả hoạt động, tình hình phân chia chênh lệch thu chi chưa xử lý của năm nay.

Điều 16. Tài khoản 511 - “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ”

1. Bổ sung nguyên tc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư; phí thẩm định các dự án cho vay; doanh thu phí nhận ủy thác và doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác;

b) Quỹ hạch toán số lãi cho vay phải thu phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ nếu các khoản nợ gốc cho vay được phân loại là nợ đtiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Đối với các khoản lãi cho vay phải thu đã ghi nhận doanh thu hoạt động nghiệp vụ nhưng sau đó nợ gốc được chuyển từ trong hạn sang quá hạn:

- Quỹ ghi giảm doanh thu hoạt động nghiệp vụ đối với số tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong cùng kỳ kế toán; hoặc

- Quỹ ghi vào chi phí hoạt động nghiệp vụ đối với tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong các kỳ kế toán trước.

Đồng thời theo dõi trong hệ thống quản trị để đôn đốc thu hồi các khoản tiền lãi phải thu này. Khi thu được tiền lãi Quỹ hạch toán vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ;

c) Tài khoản này dùng để phản ánh lãi tiền gửi phát sinh từ tiền ký qu;

d) Quỹ và các bên giao ủy thác phải thực hiện đối chiếu kịp thời các khoản tin đã giao, nhận vn ủy thác đđảm bảo ghi nhận doanh thu là các khoản phí thu từ các dịch vụ này tại đúng thời điểm ghi nhận doanh thu theo hợp đồng đã giao kết theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ tài chính có liên quan.

2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 - “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ”

Bên Nợ: Ghi giảm tiền lãi khi khoản gốc cho vay chuyển từ trong hạn sang quá hạn.

Bên Có: Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư, phí thẩm định các dự án cho vay, doanh thu phí nhận ủy thác và doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác.

Tài khoản 511 - “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ”, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111 - “Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư”: Phản ánh doanh thu lãi từ tiền gửi và hoạt động cho vay đầu tư phát sinh trong kỳ;

- Tài khoản 5112 - “Doanh thu phí thẩm định các dự án cho vay”: Phản ánh doanh thu phí thẩm định các dự án cho vay phát sinh trong kỳ;

- Tài khoản 5113 - “Doanh thu phí nhận ủy thác cho vay”: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu phí nhận ủy thác cho vay phát sinh trong kỳ;

- Tài khoản 5118 - “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác”: Phản ánh các khoản doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác phát sinh trong kỳ ngoài các khoản doanh thu được phản ánh tại các tài khoản 5111, 5112, 5113.

3. Bổ sung phương pháp kế toán một số giao dịch kế toán chủ yếu:

a) Đối với doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay:

- Định kỳ, tính và ghi nhận doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư, ghi:

Nợ TK 1311 - Phải thu lãi cho vay, lãi tiền gửi

N TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (nếu cho vay nhận lãi trước)

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111).

- Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo hợp đồng tín dụng, kế toán chuyển nợ trong hạn thành nợ quá hạn và xử lý phần lãi phải thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (nếu lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu trong cùng kỳ)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (nếu lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu trong các kỳ trước)

Có TK 1311 - Phải thu lãi cho vay, lãi tiền gửi.

b) Khi phát sinh doanh thu phí nhận ủy thác, ghi:

Nợ các TK 112, 1312

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5113)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có).

Đồng thời, kết chuyển chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nhận ủy thác, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6312)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

c) Khi phát sinh phí thẩm định hồ sơ cho vay, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5112).

d) Khi phát sinh các khoản khác được ghi nhận doanh thu, kế toán ghi:

Nợ các tài khoản liên quan

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5118).

Điều 17. Tài khoản 631 - “Chi phí hoạt động nghiệp vụ”

1. Nguyên tc kế toán

a) Tài khoản này phản ánh các chi phí hoạt động cho vay, chi phí hoạt động nhận ủy thác, chi phí dự phòng, chi trả lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, chi trả lãi ký quỹ phục hi môi trường do nhập khẩu phế liệu và chi phí hoạt động nghiệp vụ khác;

b) Trường hợp không tách được chi phí hoạt động nghiệp vụ ra chi phí hoạt động cho vay và chi phí hoạt động nhận ủy thác thì kế toán lập bảng phân btheo vốn cho vay và vốn nhận ủy thác cho phù hợp;

c) Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chđiều chnh trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 631 - “Chi phí hoạt động nghiệp vụ”:

Bên Nợ:

- Chi phí hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ;

- Chi phí hoạt động nhận ủy thác phát sinh trong kỳ;

- Lãi cho vay phải thu đã ghi nhận vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ ở các kỳ trước đến kỳ này nợ gốc chuyển thành nợ quá hạn;

- Chi trả lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản;

- Chi trả lãi ký quỹ phục hồi môi trường khi nhập khẩu phế liệu;

- Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác;

- Số trích lập dự phòng phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Hoàn nhập các khoản dự phòng và các khoản khác được ghi giảm chi phí theo quy định của pháp luật;

- Kết chuyển chi phí hoạt động nghiệp vụ vào bên Nợ tài khoản 911- “Xác định kết quả hoạt động”.

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 631 - “Chi phí hoạt động nghiệp vụ”, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6311 - “Chi phí hoạt động cho vay”: Phản ánh chi phí hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 6312 - “Chi phí hoạt động nhận ủy thác”: Phn ánh giá vốn của hoạt động nhận ủy thác phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 6313 - “Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản chi phí dự phòng rủi ro cho vay, dự phòng giảm giá hàng tồn kho phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 6313 - “Chi phí dự phòng”, có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 63131 - “Chi phí dự phòng rủi ro cho vay”: Phản ánh chi phí dự phòng rủi ro cho vay phát sinh trong kỳ.

+ Tài khoản 63132 - “Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho”: Phản ánh các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 6314 - “Chi trả tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản”: Phản ánh các khoản chi trả tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 6315 - “Chi trả tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường do nhập khẩu phế liệu”: Phản ánh các khoản chi trả tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường do nhập khẩu phế liệu phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 6318 - “Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác”: Phản ánh các chi phí hoạt động nghiệp vụ khác phát sinh trong kỳ ngoài các khoản chi phí đã k trên.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp tới việc cho vay:

- Đối với các chi phí như: chi phí thu hồi nợ cho vay và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay:

Nợ TK 6311 - Chi phí hoạt động cho vay

Có các TK 112, 331, 338...

- Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo hợp đồng tín dụng, kế toán chuyển nợ trong hạn thành nợ quá hạn và xử lý phần lãi phải thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (nếu lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu trong cùng kỳ)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (nếu lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu trong các kỳ trước)

Có TK 1311 - Phải thu lãi cho vay.

b) Kế toán các khoản dự phòng:

b1) Dự phòng rủi ro cho vay:

- Khi trích lập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63131)

Có TK 22911 - Dự phòng chung

Có TK 22912 - Dự phòng cụ thể.

- Khi hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay, ghi đảo bút toán trên.

- Trường hợp các khoản nợ gốc cho vay từ vốn hoạt động được phân loại vào nhóm 5 “Nợ có khả năng mất vốn”, Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro cho vay để xử lý rủi ro, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng rủi ro cho vay (22912) (chi tiết số dự phòng cụ thể được sử dụng để xử lý rủi ro cho vay)

Nợ TK 229 - Dự phòng rủi ro cho vay (22911) (chi tiết số dự phòng chung được sử dụng để xử lý rủi ro cho vay, nếu dự phòng cụ thể không đủ bù đắp và không có tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318) (nếu các khoản dự phòng và tài sản đảm bảo không đủ bù đp tn tht)

Có TK 121 - Cho vay (chi tiết cho từng khách hàng vay).

b2) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Trường hp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn sđã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 6313 - Chi phí dự phòng (63132)

Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn sđã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch bằng cách ghi đảo bút toán trên.

c) Phản ánh các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:

Nợ TK 6318 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác

Có các TK 152, 153, 1381,...

d) Khi phát sinh các khoản chi trả tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản, ghi:

Nợ TK 6314 - Chi trả tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường do khai thác khoáng sản

Có TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác.

đ) Khi phát sinh các khoản chi trả tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường sau nhập khẩu phế liệu, ghi:

Nợ TK 6315 - Chi trtiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường do nhập khẩu phế liệu

Có các TK liên quan.

e) Khi phát sinh các chi phí hoạt động nghiệp vụ khác, ghi:

Nợ TK 6318 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác

Có các TK liên quan.

g) Khi phát sinh các khoản giảm chi phí theo quy định của pháp luật, ghi:

Nợ các TK liên quan

Có TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (chi tiết từng hoạt động).

h) Kết chuyn chi phí hoạt động nghiệp vụ vào bên Nợ TK 911 - “Xác định kết quả kinh hoạt động”, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ.

*Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
07/12/2016
Văn bản được ban hành
317/2016/TT-BTC
21/01/2017
Văn bản có hiệu lực
317/2016/TT-BTC

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 1238/QĐ-BTC điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Quyết định 1238/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Ban hành: 21/08/2020
Hiệu lực: 25/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông tư 75/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 279/2016/TT-BTC

Thông tư 75/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Ban hành: 12/08/2020
Hiệu lực: 12/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông tư 74/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ

Thông tư 74/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 9488/BTC-HCSN hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Công văn 9488/BTC-HCSN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ban hành: 07/08/2020
Hiệu lực: 07/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ