Thông tư 136/2017/TT-BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 22/12/2017

Tóm lược

Quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường

Số hiệu: 136/2017/TT-BTC Ngày ban hành: 22/12/2017
Loại văn bản: Thông tư Ngày hiệu lực: 06/02/2018
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Quản lý ngân sách,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Xuân Hà

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

 

BỘ TÀI CHÍNH

_____________ 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

 Số: 136/2017/TT-BTC

  Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017

 

            THÔNG TƯ

   Quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế

đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường

 __________________

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ các Luật chuyên ngành gồm: Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010; Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015; Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;  

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;

Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia; Quyết định số 76/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

          Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 

1. Thông tư này quy định việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường, bao gồm: Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học một số nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường.

2. Các nguồn kinh phí khác quy định về các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường (như nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, kinh phí sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn khác) không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan trung ương); các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường.

Điều 3. Kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường

1. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp

a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện;

b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện.

2. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

  3. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường phải theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng kinh phí đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán, chế độ công khai ngân sách theo quy định hiện hành.

 

Điều 4. Các nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường

1. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách trung ương

a) Quản lý đất đai

- Điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ và theo chuyên đề theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Tổng hợp, báo cáo thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước và theo vùng; thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh;

- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh;

- Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, theo từng vùng; lập bản đồ giá đất;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

b) Đo đạc và bản đồ

- Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;

- Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; lập bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh; đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia; bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng của ngành;

- Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản, hệ thống không ảnh chuyên dụng; hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng, dữ liệu không gian địa lý;

- Duy trì, bảo trì hệ thống điểm đo đạc quốc gia, điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng.

c) Địa chất và khoáng sản

- Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và các chuyên đề về địa chất, khoáng sản;

- Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vc có khoáng sn mi;

- Thăm dò một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội (nếu có) theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

- Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ; khu vực có khoáng sản độc hại; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của trung ương;

- Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;

- Lưu trữ, quản lý thông tin về kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thông tin về khoáng sản;

- Bảo quản và trưng bày mẫu vật địa chất, khoáng sản.

d) Tài nguyên nước

- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;

- Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;

- Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia thuộc trung ương quản lý;

- Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;

- Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia; điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh; lập quy trình vận hành liên hồ chứa; xây dựng danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước theo quy định;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia.

đ) Biển và Hải đảo

- Điều tra cơ bản tài nguyên biển hải đảo thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền, có tính chất chi từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế;

- Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Điều tra, đánh giá, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên biển và hải đảo do Trung ương quản lý; 

- Hoạt động quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo quốc gia;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo của ngành, quốc gia theo quy định của pháp luật.

e) Khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu

- Hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; điều tra, khảo sát bổ sung thông tin, dữ liệu cho mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;

- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia;

- Giám sát biến đổi khí hậu;

- Xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia và giám sát biến đổi khí hậu.

g) Viễn thám

- Giám sát tài nguyên, thiên tai bằng công nghệ viễn thám phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

 - Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia;

- Vận hành, bảo trì hệ thống trạm thu ảnh viễn thám quốc gia;

- Mua dữ liệu viễn thám (nếu có) phục vụ công tác giám sát tài nguyên môi trường và thiên tai, trong trường hợp trạm thu ảnh vệ tinh của Việt Nam và cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia không đáp ứng được yêu cầu về khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

h) Đa dạng sinh học

Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về đa dạng sinh học của trung ương theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

i) Các nhiệm vụ chi khác  

- Lập, điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;  

- Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch về tài nguyên theo lĩnh vực; thống kê ngành và quốc gia về tài nguyên môi trường (không bao gồm thống kê lĩnh vực môi trường chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường);

- Xây dựng, tích hợp, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên của trung ương theo quy định của các pháp luật chuyên ngành, nội dung có tính chất chi thường xuyên từ nguồn kinh phí hoạt động kinh tế (nếu có);

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, nhiệm vụ chi khác (nếu có) thuộc nhiệm vụ của trung ương;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành được chi từ nguồn hoạt động kinh tế; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên môi trường của trung ương theo nội dung chi từ nguồn chi hoạt động kinh tế;

- Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi thường xuyên từ nguồn chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường (nếu có);

- Sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi hoạt động kinh tế (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định);    

- Nhiệm vụ chi khác về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, chi khác (nếu có) của trung ương.

2. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách địa phương  

a) Quản lý đất đai

- Điều tra, đánh giá đất đai của địa phương theo định kỳ và theo chuyên đề;

- Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính ở địa phương;

- Thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện;

- Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, xác định giá đất cụ thể của địa phương; lập bản đồ giá đất;

- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai của địa phương theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có);

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương.

b) Đo đạc và bản đồ

- Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ yêu cầu quản lý của từng địa phương: Thiết lập các điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng; xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng; thành lập bản đồ hành chính cấp huyện, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;

- Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính của địa phương.

c) Địa chất và khoáng sản

- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn của địa phương;

- Khoanh định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của địa phương;

- Lưu trữ, quản lý thông tin về khoáng sản của địa phương.

d) Tài nguyên nước

- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh;

- Điều tra, tổng hợp hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước đối với nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn;

- Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước của địa phương;

- Xây dựng và duy trì cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra thuộc phạm vi địa phương quản lý;

- Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở nguồn nước nội tỉnh; xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước của địa phương.

đ) Biển và Hải đảo

- Điều tra cơ bản tài nguyên biển hải đảo thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

- Các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền, có tính chất chi từ nguồn kinh phí hoạt động kinh tế;

- Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Điều tra, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên biển và hải đảo do địa phương quản lý; 

- Hoạt động quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của địa phương;

- Thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển của địa phương;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo của địa phương.

e) Khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu

- Hoạt động trạm quan trắc khí tượng thủy văn của địa phương; thu thập dữ liệu khí tượng thủy văn địa phương;

- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, truyền thông tin thiên tai trên địa bàn;

- Giám sát biến đổi khí hậu của địa phương;

- Xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu của địa phương.

g) Viễn thám

Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu viễn thám ở địa phương (nếu có).  

h) Đa dạng sinh học

Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về đa dạng sinh học của địa phương theo khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

i) Các nhiệm vụ chi khác  

- Lập, điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch về tài nguyên môi trường; thống kê các chỉ tiêu tài nguyên môi trường của địa phương (không bao gồm thống kê lĩnh vực môi trường chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường);

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, nhiệm vụ chi khác (nếu có) thuộc nhiệm vụ của địa phương; 

- Xây dựng, tích hợp, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên của địa phương theo quy định của pháp luật chuyên ngành; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nội dung có tính chất chi thường xuyên từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế (nếu có);

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành được chi từ nguồn hoạt động kinh tế; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên môi trường của địa phương theo nội dung chi từ nguồn chi hoạt động kinh tế;

- Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi thường xuyên từ nguồn hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường (nếu có);

- Sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi hoạt động kinh tế (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định);

- Nhiệm vụ chi khác về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, chi khác (nếu có) của địa phương.

3. Việc phân định các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường của ngân sách địa phương cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, theo quy định của các pháp luật chuyên ngành và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4. Điểm i khoản 1 và điểm i khoản 2 của Điều 4 này quy định chung các nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường, lĩnh vực nào có nhiệm vụ chi khác mới được tính, không tính tất cả các nhiệm vụ chi khác.

Điều 5. Mức chi

1. Mức chi thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường thực hiện theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Một số mức chi cụ thể được quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung như sau:

1. Lập dự toán

a) Lập dự toán thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án (gọi tắt là nhiệm vụ, dự án); bao gồm: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án; chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án (gồm: Chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung); chi lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án; chi phí khác. Trong đó:

- Chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc của nhiệm vụ, dự án) có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá: Dự toán được xác định bằng (=) khối lượng công việc nhân (x) với đơn giá dự toán được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định;

- Chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc của nhiệm vụ, dự án) chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá: Dự toán lập căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng cần thực hiện, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

          Lập dự toán nhiệm vụ, dự án (bao gồm nhiệm vụ, dự án về đa dạng sinh học từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế) thực hiện theo quy định từ Phụ lục số 01 đến Phụ lục số 06, ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với các nhiệm vụ chi khác: Việc lập dự toán thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Trình tự lập dự toán ngân sách

Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của các cấp có thẩm quyền, tình hình thực hiện dự toán năm trước, nội dung và khối lượng công việc cần thực hiện trong năm kế hoạch, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và các quy định tại Thông tư này.

a) Ở Trung ương: Các đơn vị dự toán được giao nhiệm vụ lập dự toán các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường, kèm bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán, báo cáo Bộ, cơ quan trung ương xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của Bộ, cơ quan trung ương, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ trình Quốc hội theo quy định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khi lập dự toán kinh phí các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường, bao gồm lập dự toán kinh phí cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bổ sung từ tiền hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền đầu tư của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

b) Ở địa phương: Các đơn vị dự toán được giao nhiệm vụ lập dự toán các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường, kèm bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán, báo cáo đơn vị dự toán cấp I ở địa phương xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán cấp I, gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

3. Phân bổ và giao dự toán

a) Ở Trung ương:

- Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, Bộ, cơ quan trung ương phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện;

- Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra dự toán của Bộ, cơ quan trung ương đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định.

          b) Ở địa phương:

- Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị dự toán cấp I ở địa phương phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện;

- Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán của đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định.

4. Về chấp hành dự toán

Căn cứ dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, việc thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước và quy định của pháp luật hiện hành.

5. Xử lý số dư kinh phí cuối năm

Việc xử lý số dư cuối năm kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính về công tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

6. Công tác quyết toán

a) Về hạch toán: Các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường quy định tại Thông tư này hạch toán vào loại các hoạt động kinh tế. Căn cứ nội dung hoạt động để hạch toán vào các khoản tương ứng, theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành;

b) Về quyết toán theo niên độ ngân sách hàng năm

Hết năm ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán. Trình tự lập, mẫu biểu báo cáo, thời gian nộp và trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành;

Căn cứ các khoản chi ngân sách đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi theo khối lượng, công việc hoàn thành theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành để tổng hợp, lập quyết toán chi ngân sách theo niên độ ngân sách nhà nước theo quy định về khoản chi ngân sách nhà nước thường xuyên.

c) Về quyết toán giá trị nhiệm vụ, dự án hoàn thành

Đối với nhiệm vụ, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán có thời hạn thực hiện trên 12 tháng, ngoài việc thực hiện quyết toán theo niên độ, các đơn vị còn phải thực hiện quyết toán nhiệm vụ, dự án hoàn thành theo các nội dung:

- Dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho nhiệm vụ, dự án;

- Báo cáo đánh giá, xác nhận nghiệm thu nhiệm vụ, dự án hoàn thành được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên;

- Phiếu xác nhận giao nộp sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất lượng theo quy định;

 - Kinh phí ngân sách nhà nước bố trí cho nhiệm vụ, dự án được duyệt quyết toán;

- Số kinh phí ngân sách đã cấp (theo từng năm);

- Số kinh phí được quyết toán so với số kinh phí đã cấp, trường hợp thừa nộp lại ngân sách theo niên độ ngân sách nhà nước vào năm nộp ngân sách nhà nước.

Đối với nhiệm vụ, dự án thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Điều 7. Công tác kim tra

Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương, cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; việc quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí tại các đơn vị trực thuộc, nhằm bảo đảm sử dụng kinh phí được giao đúng mục đích, có hiệu quả. 

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6 tháng 2 năm 2018.

2. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, gồm:

a) Thông tư liên tịch số 83/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc phân cấp, quản lý và thanh quyết toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;

b) Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán kinh phí công tác đo đạc, lập bản đồ và quản lý đất đai.

c) Thông tư liên tịch số 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước;

d) Thông tư liên tịch số 40/2009/TTLT-BTC-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực địa chất và khoáng sản.

3. Đối với nhiệm vụ, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán nhưng có thời gian thực hiện sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán phê duyệt điều chỉnh nội dung công việc của nhiệm vụ, dự án chưa thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

4. Đối với các nhiệm vụ chi tài nguyên môi trường từ nguồn kinh phí hoạt động kinh tế không quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.

5. Chi thường xuyên và chi nhiệm vụ không thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường

 

thực hiện theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác và văn bản hướng dẫn.

6. Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó.

7. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp./.

Nơi nhận:

- VP Tổng Bí thư;

- VP Quốc hội;

- VP Chủ tịch nước;

- VP Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

- Cơ quan trung ương của các Hội, đoàn thể;

- VP Ủy ban Phòng chống tham nhũng;                                       

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở TN và MT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Công báo; Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, Vụ TCHCSN.


 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG 

                  Trần Xuân Hà

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
22/12/2017
Văn bản được ban hành
136/2017/TT-BTC
06/02/2018
Văn bản có hiệu lực
136/2017/TT-BTC

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

Q

Quyết định 1238/QĐ-BTC điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Quyết định 1238/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Ban hành: 21/08/2020
Hiệu lực: 25/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông tư 75/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 279/2016/TT-BTC

Thông tư 75/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Ban hành: 12/08/2020
Hiệu lực: 12/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
T

Thông tư 74/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ

Thông tư 74/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ

Ban hành: 10/08/2020
Hiệu lực: 10/08/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 9488/BTC-HCSN hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Công văn 9488/BTC-HCSN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ban hành: 07/08/2020
Hiệu lực: 07/08/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ