Thẩm quyền về hủy kết hôn trái pháp luật của tòa án

13:55 - 20/08/2018 Tin pháp luật
Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đã được pháp luật Tố tụng dân sự quy định rất rõ ràng tại các Bộ luật Tố tụng dân sự.
* Yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án: 
 
Điều 28. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
 
1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
 
Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ
 
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
 
g) Toà án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;
 
(BL TTDS 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011).
 
* Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì quy định tại các Điều sau: 
 
Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
 
1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
 
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
 
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
 
g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
 
Như vậy, Tòa án nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn mà yêu cầu cho rằng việc đăng ký kết hôn này là trái pháp luật là Tòa án có thẩm quyền giải quyết. 
Thẩm quyền về hủy kết hôn trái pháp luật của tòa án
Hình ảnh minh họa: Thẩm quyền về hủy kết hôn trái pháp luật của tòa án
 
Về thẩm quyền theo cấp Tòa án được quy định tại các Điều: 
 
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
 
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
 
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này; (Khoản 1 Điều 29 được trích ở trên).
 
Nếu Tòa án huyện có Tòa Gia đình và người chưa thành niên (Điều 36) thì Tòa này thực hiện giải quyết theo thẩm của Tòa án huyện theo Điều 35. 
 
Tòa án cấp huyện và Tòa gia đình chưa thành niên không có thẩm quyền đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài này lại tiếp tục loại trừ trường hợp cư dân biên giới giáp nước bạn (ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn với công dân Lào sinh sống tại khu vực xã giáp biên giới). 
 
* Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh và Tòa chuyên trách cấp tỉnh giải quyết phúc thẩm những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và giải quyết sơ thẩm các trường hợp không thuộc thẩm quyền của cấp huyện.
HươngPT
Chia sẻ