UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2007/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 15 tháng 08 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” ĐỐI VỚI THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ ĐĂNG KÝ MẪU DẤU.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh tại Tờ trình số 62/TTr-KHĐT-CA-CT ngày 14/06/2007 v/v ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 52/2003/QĐ-UB ngày 31/12/2003 của UBND tỉnh Lạng Sơn, về việc ban hành Quy định thủ tục, trình tự thực hiện theo cơ chế “một cửa” đối với lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Quyết định số 50/2003/QĐ-UBngày 31/12/2003 của UBND tỉnh Lạng Sơn, về việc ban hành Quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế “một cửa” lĩnh vực cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” ĐỐI VỚI THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ ĐĂNG KÝ MẪU DẤU.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30 / 2007 /QĐ-UBND ngày 15 / 8/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công An tỉnh, Cục Thuế tỉnh trong việc áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” để giải quyết các thủ tục hành chính về: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cấp chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án quy định tại Điều 45 và Điều 46 Luật đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế (cấp lần đầu); cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh dẫn tới thay đổi nội dung đăng ký thuế, thay đổi mẫu dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký thuế, đăng ký mẫu dấu không quy định tại Quy chế này thực hiện theo văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, làm việc theo giờ hành chính vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. Trực tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quy chế này.
2. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả trao cho tổ chức, cá nhân; chuyển hồ sơ đến, bộ phận chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh để xem xét, giải quyết; nhận kết quả giải quyết các thủ tục hành chính do bộ phận chuyên môn, UBND tỉnh, Công an tỉnh và Cục Thuế chuyển trả để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Chương 2:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Bộ hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm:
1 Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
a. Bao gồm các loại hồ sơ quy định tại Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
b. Tờ khai đăng ký thuế (kê khai theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế).
c. Phiếu tự lựa chọn doanh nghiệp có dịch vụ khắc dấu, loại dấu và đơn giá khắc dấu.
2. Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án quy định tại Điều 45 và Điều 46 Luật đầu tư:
a. Bao gồm các loại hồ sơ quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.
b. Nếu dự án đầu tư có gắn với thành lập doanh nghiệp hoặc lập chi nhánh thì tổ chức, cá nhân nộp thêm: Tờ khai đăng ký thuế theo quy định tại tiết b, điểm 1 của Điều 3 và Phiếu tự lựa chọn doanh nghiệp có dịch vụ khắc dấu, loại dấu và đơn giá khắc dấu.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án quy định tại Điều 45 và Điều 46 Luật đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến UBND tỉnh bao gồm các loại hồ sơ quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 3 Quy chế này.
Điều 5. Hồ sơ khắc dấu do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến Công an tỉnh gồm:
1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với lập chi nhánh, văn phòng đại diện) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với dự án đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp hoặc gắn với thành lập chi nhánh); các bản sao trên do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh cấp.
2. Phiếu giao nhận hồ sơ (thay giấy giới thiệu khắc dấu).
3. Chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (bản phô tô đã được Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông đối chiếu với bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
Điều 6. Hồ sơ đăng ký thuế do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến Cục thuế tỉnh gồm:
1. Tờ khai đăng ký thuế của doanh nghiệp.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với lập chi nhánh, văn phòng đại diện) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với dự án đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp hoặc gắn với thành lập chi nhánh); các bản sao trên do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh cấp.
Điều 7. Hồ sơ do Công an tỉnh chuyển đến doanh nghiệp khắc dấu gồm:
1. Giấy phép khắc dấu (do Công an tỉnh cấp).
2. Phiếu tự lựa chọn doanh nghiệp có dịch vụ khắc dấu, loại dấu và đơn giá khắc dấu.
Điều 8. Quy trình giải quyết các thủ tục.
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị giải quyết các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký thuế, đăng ký mẫu dấu và các khoản tiền chi phí khắc dấu, lệ phí theo quy định, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ sau đó chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn để tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện và xem xét hồ sơ dự án, trình UBND tỉnh (không qua bưu điện) cấp giấy chứng nhận đầu tư theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Sau khi có kết quả về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận hoạt động cho chi nhánh văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đầu tư được bộ phận chuyên môn và UBND tỉnh chuyển đến; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông, chuyển trực tiếp đồng thời hồ sơ khắc dấu đến Công an tỉnh và hồ sơ đăng ký thuế đến Cục Thuế tỉnh.
4. Nhận được hồ sơ khắc dấu của doanh nghiệp do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông chuyển đến, Công an tỉnh xem xét cấp giấy phép khắc dấu và chuyển giấy phép khắc dấu đến doanh nghiệp khắc dấu mà tổ chức, cá nhân đã lựa chọn để thực hiện việc khắc dấu.
Sau khi nhận được dấu đã khắc do doanh nghiệp khắc dấu chuyển đến. Công an tỉnh thực hiện thủ tục đăng ký lưu chiểu con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp và chuyển con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông.
5. Nhận được hồ sơ đăng ký thuế của doanh nghiệp do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông chuyển đến, Cục Thuế tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế và chuyển giấy chứng nhận đăng ký thuế đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông.
6. Sau khi nhận được kết quả giải quyết các thủ tục do bộ phận chuyên môn, UBND tỉnh, Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh chuyển đến, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông trả kết quả cho tổ chức, cá nhân gồm:
a. Bản chính Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
b. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế .
c. Bản chính Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
d. Con dấu của doanh nghiệp.
đ. Khi nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu chi nhánh hoặc người đứng đầu văn phòng đại diện phải trực tiếp ký vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn phòng đại diện; đóng dấu vào tờ khai đăng ký thuế; ký vào sổ giao nhận con dấu, phiếu trả kết quả.
e. Nếu có yêu cầu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi nhận kết quả giải quyết các thủ tục đăng ký thuế, cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
7. Việc luân chuyển hồ sơ, trả kết quả giữa các cơ quan được thực hiện trực tiếp trong ngày. Giao nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua Phiếu giao nhận hồ sơ và trả kết quả của Bộ phân tiếp nhận và trả kết quả liên thông với bộ phận chuyên môn, UBND tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh.
Điều 9. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả cho tổ chức, cá nhân là:
1. Đối với trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thời hạn tối đa là 13 ngày làm việc.
2. Đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc.
C ngày 11/9/2002 của Bộ Tài Chính, quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lề phí cấp chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đã đăng ký mẫu dấu).
3. Phí khắc dấu.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, chuẩn bị cơ sở vật chất của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh xây dựng Quy định về trình tự, thủ tục, luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan trong việc thực hiện Quy chế.
c. Niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các mẫu đề nghị giải quyết các thủ tục hành chính, các giấy tờ cần phải có trong hồ sơ quy định tại Điều 3 của Quy chế; trình tự, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính; Phí, lệ phí. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục theo quy định.
d. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”.
đ. Định kỳ báo tình hình thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” về Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh.
2. Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh.
a. Có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục, cung cấp các mẫu giấy tờ liên quan đến đăng ký thuế, khắc dấu và chuyển giao nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ (hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khắc dấu) cho cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b. Quyết định phân công trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ công chức tham gia thực hiện giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa liên thông".
3. Sở Tài Chính cấp kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”.
4. Các cơ quan thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" có trách nhiệm phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc, khiếu nại của tổ chức, cá nhân về đăng ký kinh doanh, khắc dấu và đăng ký thuế.
Điều 14. Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, giám sát thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan về thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” về UBND tỉnh.
Điều 15. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an tỉnh có trách nhiệm kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh để xem xét, giải quyết hoặc trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |