Quyết định 29/2018/QĐ-UBND lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Vi phạm hành chính

Tóm lược

Quyết định 29/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức thực hiện cưỡng chế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội do thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 21/08/2018

Số hiệu: 29/2018/QĐ-UBND Ngày ban hành: 21/08/2018
Loại văn bản: Quyết định Ngày hiệu lực: 31/08/2018
Địa phương ban hành: Hồ Chí Minh Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Văn hóa - Xã hội,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: UBND TP Hồ Chí Minh Chủ tịch Nguyễn Thành Phong

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2018/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hồ Chí Minh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 2430/TTr-SVHTT ngày 22 tháng 5 năm 2018, Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2867/TTr-SNV ngày 01 tháng 8 năm 2018 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 6586/STP-VB ngày 13 tháng 7 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp tổ chức thực hiện cưỡng chế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công an;
- Bộ VHTT&DL - Vụ pháp chế;
- Bộ Tư pháp - Cục Kiểm tra VBQPPL;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP;
- Sở Nội vụ (3b);
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV, HCTC, TTCB;
- Lưu: VT, (VX-VP).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Phong

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 21 tháng 2 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (gọi chung là cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội) thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Đối tượng áp dụng

a) Đối tượng bị cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội là tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra mà không tự nguyện chấp hành.

b) Người có thẩm quyền, người được giao nhiệm vụ và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp, tổ chức thi hành cưỡng chế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

1. Việc cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền.

2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.

3. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại Khoản 2, Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.

Điều 3. Các biện pháp cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

1. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập;

2. Khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

3. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

4. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;

5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

Điều 4. Các trường hợp áp dụng cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

Đối tượng bị xử phạt bị áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội trong các trường hợp sau:

1. Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 hoặc quá thời hạn thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1, Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành.

2. Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt quyết định cho phép nộp tiền phạt nhiều lần nhưng quá thời hạn nộp tiền của lần cuối cùng mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

3. Quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Điều 5. Quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

Nội dung của Quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 10, Khoản 1, Điều 15, Khoản 1, Điều 21 và Điều 31 của Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 166/2013/NĐ-CP).

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.

Các cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội:

1. Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính đối với các trường hợp vi phạm hành chính do Đoàn 1 - Kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội thành phố xác lập.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính đối với các trường hợp vi phạm hành chính do Đoàn 2 - Kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội thành phố xác lập.

3. Công an thành phố có trách nhiệm trong việc chỉ đạo Công an quận, huyện, Công an phường, xã, thị trấn tham gia, phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khi có yêu cầu.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện đề xuất, tham mưu cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực trong lĩnh vực văn hóa - xã hội đối với các trường hợp vi phạm hành chính vượt thẩm quyền, thông qua cơ quan chuyên môn được giao tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định xử phạt; đồng thời chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa- xã hội.

5. Sở, ngành khác chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp hồ sơ lĩnh vực văn hóa - xã hội do vượt thẩm quyền của Thanh tra Sở, ngành chuyển đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định xử phạt.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI

Điều 7. Biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập là cá nhân quy định tại Điều 8 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

2. Cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:

a) Dự thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố văn bản yêu cầu chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cá nhân bị xử phạt và thực hiện tống đạt văn bản này đến cá nhân bị xử phạt hoặc niêm yết văn bản tại trụ sở, địa điểm kinh doanh của cá nhân bị xử phạt có chứng kiến của chính quyền cấp xã.

b) Phát hành văn bản yêu cầu cá nhân bị xử phạt cung cấp thông tin cá nhân, tổ chức quản lý tiền lương và thu nhập của cá nhân bị xử phạt. Cá nhân bị xử phạt có trách nhiệm cung cấp trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.

c) Khi biết thông tin về cá nhân, tổ chức quản lý tiền lương và thu nhập của cá nhân bị xử phạt, cơ quan tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phát hành văn bản yêu cầu cá nhân, tổ chức quản lý tiền lương và thu nhập của cá nhân bị xử phạt cung cấp thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội của cá nhân bị xử phạt trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.

d) Khi có thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội của cá nhân bị xử phạt, cơ quan tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập. Việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của Điều 11, Điều 12 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

đ) Trường hợp sau 03 ngày làm việc mà cá nhân bị xử phạt không cung cấp thông tin và cơ quan tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế không biết được thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội của cá nhân bị xử phạt thì tiếp tục tham mưu thực hiện các biện pháp cưỡng chế tiếp theo.

3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị khấu trừ thực hiện theo Điều 12 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

Điều 8. Biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là các đối tượng được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

2. Cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:

a) Dự thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố văn bản yêu cầu chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thực hiện tống đạt văn bản này đến cá nhân, tổ chức bị xử phạt hoặc niêm yết văn bản tại trụ sở, địa điểm kinh doanh của cá nhân, tổ chức bị xử phạt có chứng kiến của chính quyền cấp xã.

b) Dự thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản gửi Cục thuế thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản, loại tài khoản, số dư tài khoản, ngày phát sinh giao dịch gần nhất đối với tất cả tài khoản của tổ chức, cá nhân bị xử phạt cho cơ quan tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.

c) Việc cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản được thực hiện như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt có tài khoản và có tiền gửi trong tài khoản đủ đảm bảo thực hiện quyết định cưỡng chế thì cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản theo quy định tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

- Trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt không có tài khoản hoặc có tài khoản mà số tiền gửi tại tài khoản không có thì cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện kê biên tài sản để bán đấu giá quy định tại Điều 9 Quy chế này.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có tài khoản và tiền gửi trong tài khoản không đủ đảm bảo thực hiện quyết định cưỡng chế thì cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản theo quy định tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP và thực hiện kê biên tài sản để bán đấu giá theo quy định.

3. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tài khoản thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Thủ tục thu tiền khấu trừ và trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 166/2013/NĐ-CP .

Điều 9. Biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá quy định tại Điều 18 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

2. Cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:

a) Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan tiến hành xác minh hoàn thành nhiệm vụ.

b) Báo cáo kết quả xác minh về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế và đề xuất áp dụng hay không áp dụng biện pháp kê biên tài sản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

Đồng thời dự thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của đối tượng bị cưỡng chế (trong trường hợp đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định áp dụng biện pháp kê biên tài sản). Nội dung quyết định cưỡng chế kê biên tài sản theo quy định tại Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên 05 ngày làm việc. Phối hợp với cơ quan chức năng cấp xã thực hiện biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của đối tượng bị cưỡng kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế.

c) Dự thảo kế hoạch tiến hành cưỡng chế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Chủ trì tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản theo kế hoạch được duyệt và theo quy định tại Điều 22, 23, 24, 25, 26 và 27 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

d) Việc kê biên tài sản trụ sở, địa điểm kinh doanh của đối tượng bị cưỡng chế tuân thủ Điều 19 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

3. Công an thành phố có trách nhiệm bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, trấn áp và xử lý các đối tượng chống người thi hành công vụ trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.

4. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế định giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Các cơ quan, tổ chức hữu quan khác có trách nhiệm tham gia thực hiện cưỡng chế theo kế hoạch cưỡng chế đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Điều 10. Biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản

Khi có căn cứ xác định bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế và biện pháp cưỡng chế theo Điều 7, Điều 8, Điều 9 Quy chế này vẫn chưa thu đủ số tiền phạt, chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế thì cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản theo quy định tại Điều 29, 30, 31, 32 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

Điều 11. Biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

1. Cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:

a) Dự thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố văn bản yêu cầu chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gửi cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và thực hiện tống đạt văn bản này đến cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc niêm yết văn bản tại trụ sở, địa điểm kinh doanh của cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có chứng kiến của chính quyền cấp xã.

b) Khi hết thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1, Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 mà tổ chức, cá nhân không chấp hành thực hiện, cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế dự thảo quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 33 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP và kế hoạch tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ký, phê duyệt.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo kế hoạch tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đã được phê duyệt và quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

2. Công an thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm tham gia thực hiện theo kế hoạch cưỡng chế đã được phê duyệt.

Điều 12. Chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định tại Điều 6 Quy chế này có trách nhiệm báo cáo và dự thảo văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chuyển quyết định cưỡng chế để tổ chức thi hành theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

Điều 13. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế

Cơ quan giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm dự thảo văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định chưa cho xuất cảnh đối với cá nhân bị cưỡng chế nếu chưa thực hiện hoặc cố tình trốn tránh thực hiện và gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó, Cơ quan giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải có trách nhiệm dự thảo văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để thực hiện.

Điều 14. Chi phí cưỡng chế

1. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế theo Điều 41 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP .

2. Hàng năm, cơ quan được giao tham mưu, chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố dự toán kinh phí cưỡng chế trong kinh phí được giao hàng năm của đơn vị. Việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Chương III

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện Quy chế này;

Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội để chấp hành.

Điều 16. Bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi Quy chế

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với các quy định pháp luật và thực tiễn thành phố./.

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
21/08/2018
Văn bản được ban hành
29/2018/QĐ-UBND
31/08/2018
Văn bản có hiệu lực
29/2018/QĐ-UBND

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản được dẫn chiếu (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản được căn cứ (0)
Văn bản hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Chỉ thị 07/CT-UBND TPHCM về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020

Chỉ thị 07/CT-UBND TPHCM về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 và công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2020-2021 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ban hành: 10/07/2020
Hiệu lực: 10/07/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
C

Công văn 2176/UBND-VX TP.HCM tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19

Công văn 2176/UBND-VX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ban hành: 11/06/2020
Hiệu lực: 11/06/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 1558/QĐ-UBND điều chỉnh Kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 tại TP. Hồ Chí Minh

Quyết định 1558/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh Kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ban hành: 12/05/2020
Hiệu lực: 12/05/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 1557/QĐ-UBND Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp từ năm học 2020-2021 tại TP.HCM

Quyết định 1557/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp từ năm học 2020-2021

Ban hành: 12/05/2020
Hiệu lực: 12/05/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ