Quyết định 286/QĐ-BXD lĩnh vực Bộ máy hành chính

Tóm lược

Quyết định 286/QĐ-BXD lĩnh vực Bộ máy hành chính về phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Xây dựng ban hành ngày 14/03/2018

Số hiệu: 286/QĐ-BXD Ngày ban hành: 14/03/2018
Loại văn bản: Quyết định Ngày hiệu lực: 14/03/2018
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Xây dựng, Bộ máy hành chính,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Bộ Xây dựng Bộ trưởng Phạm Hồng Hà

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 286/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG LÃNH ĐẠO BỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc chung về phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Xây dựng

1. Nguyên tắc chung về phân công công tác của Lãnh đạo Bộ:

- Bộ làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ. Mọi hoạt động của Bộ đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của cơ quan Bộ.

- Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Thực hiện toàn diện nhiệm vụ được giao của Bộ. Thông suốt, kịp thời. Hạn chế tối đa sự chồng chéo, giao thoa hoặc bỏ sót công việc trong chỉ đạo, điều hành.

- Trong phân công công việc, phải đảm bảo đúng người, đúng việc trên nguyên tắc: một đơn vị, một người được giao thực hiện nhiều việc; một việc chỉ giao cho một đơn vị hoặc một người chịu trách nhiệm chính thực hiện.

- Phù hợp với số lượng, năng lực chuyên môn, sở trường, kinh nghiệm công tác của các Thứ trưởng.

2. Nguyên tắc cụ thể về phân công công tác của Lãnh đạo Bộ:

2.1. Bộ trưởng là Thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thtướng Chính phủ về quản lý nhà nước ngành Xây dựng và các nhiệm vụ được Chính phủ phân công. Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung mọi mặt hoạt động của Bộ; trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ lớn, quan trọng, mang tính chiến lược thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.

2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.

Đnghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.3. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên một số lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về quyết định của mình.

2.4. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công:

a) Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực được phân công phụ trách.

b) Chỉ đạo toàn diện các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách, cụ thể là:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Công tác cán bộ (riêng với chức danh người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu, Thứ trưởng tham gia theo Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng);

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư do đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư: Thứ trưởng chỉ đạo các bước, thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư;

- Công tác quản lý tài sản, tài chính (thường xuyên trao đi với Thứ trưởng được phân công phụ trách chung về quản lý tài sản, tài chính);

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

c) Kịp thời báo cáo Bộ trưởng những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Xây dựng với các Bộ, ngành, địa phương; những vấn đề do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng hoặc các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo;

Trong khi thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan tới lĩnh vực, cơ quan, đơn vị do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để giải quyết; trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan tới lĩnh vực, cơ quan, đơn vị do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, phụ trách thì Thtrưởng chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

d) Ngoài các lĩnh vực được phân công, các Thứ trưng có trách nhiệm trao đổi, tìm hiểu, nắm bắt tình hình chung về các lĩnh vực khác của Bộ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể giao Thứ trưởng giải quyết các công việc cụ thể ngoài lĩnh vực được phân công phụ trách.

e) Thứ trưởng không xử lý các vấn đề không được Bộ trưởng phân công.

2.5. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành các công việc cụ thể được phân công, Bộ trưởng, Thứ trưởng có thể phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; đồng thời thưng xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của mình.

2.6. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng sẽ trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng, sau đó bộ phận chuyên môn có trách nhiệm báo cáo lại Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đó.

2.7. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng, tùy theo tình hình thực tế, Bộ trưởng sẽ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ.

2.8. Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc theo Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ.

Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng

1. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ phân công; những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Công tác xây dựng Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ;

- Chỉ đạo chung việc xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của ngành Xây dựng; các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ;

- Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng, Chính phủ và Quốc hội;

- Công tác kế hoạch, chương trình công tác của Bộ;

- Công tác Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Công tác tổ chức cán bộ; Tổ chức bộ máy; quản lý công chức;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân;

- Công tác phòng, chống tham nhũng;

- Công tác thi đua - khen thưởng.

c) Thực hiện nhiệm vụ:

- Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Xây dựng;

- Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Bộ Xây dựng;

- Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng;

- Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch - Kiến trúc Bộ Xây dựng;

- Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Xây dựng;

- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng.

d) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Thanh tra Bộ.

e) Theo dõi, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng đối với các địa phương: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Thứ trưởng Lê Quang Hùng:

a) Thay mặt Bộ trưởng, chỉ đạo, điều hành công việc của Bộ theo ủy quyền của Bộ trưởng khi Bộ trưởng vắng mặt;

b) Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác:

- Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

- Quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm: lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; quản lý chất lượng, nghiệm thu, bảo trì công trình xây dựng; điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; cấp giấy phép xây dựng; tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư xây dựng do chủ đầu tư là các cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài Bộ gửi xin ý kiến Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật; Công tác an toàn, vệ sinh lao động ngành Xây dựng;

- Công tác khoa học công nghệ ngành Xây dựng;

- Phụ trách chung công tác xây dựng, bổ sung, điều chỉnh hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ và theo lĩnh vực phụ trách;

- Công tác hợp tác quốc tế ngành Xây dựng;

- Phụ trách chung về hiệp hội, hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

c) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực:

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng là chủ đầu tư;

- Công tác thông tin và truyền thông của Bộ;

- Chương trình công nghệ thông tin ngành Xây dựng;

- Công tác phòng chống thiên tai cứu hộ, cứu nạn; thực hiện nhiệm vụ Trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai cứu hộ, cứu nạn Bộ Xây dựng;

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực được phân công;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách;

- Công tác về thẩm định, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công;

- Thực hiện nhiệm vụ Phó chủ tịch thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng;

- Thường trực Hội đồng khoa học công nghệ Bộ Xây dựng;

- Tham gia các Ban chỉ đạo nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành khác liên quan đến các lĩnh vực phụ trách theo sự phân công của Bộ trưởng.

d) Theo dõi, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ, gồm: Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục Công tác phía Nam, Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Báo Xây dựng, Tạp chí xây dựng, Trung tâm Thông tin, Nhà Xuất bản xây dựng, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng chuyên ngành; Trường Đại học xây dựng Miền Trung; Trường Đại học xây dựng Miền Tây.

đ) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

e) Theo dõi, phụ hách công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng đối với các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc, bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

3. Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh:

a) Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác:

- Quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế xây dựng, lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức xây dựng và giá xây dựng công trình, độ dài thời gian xây dựng công trình, kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng, phương pháp đo bóc khối lượng công trình, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công; công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; hợp tác công tư - PPP trong lĩnh vực xây dựng;

- Quản lý nhà nước về lĩnh vực cơ khí ngành Xây dựng.

b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực:

- Chỉ đạo hoạt động khối doanh nghiệp; công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp và thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện Chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ;

- Chỉ đạo chung về công tác đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;

- Chỉ đạo công tác y tế ngành Xây dựng;

- Chỉ đạo chung về công tác phát triển nguồn nhân lực của Bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức khối cơ quan Bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và chuyên môn đô thị các cấp;

- Chỉ đạo chung về công tác quản lý tài chính, tài sản trong các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng;

- Công tác thực hiện kết luận của kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng đối với Bộ Xây dựng, các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng;

- Chỉ đạo chung về công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư;

- Chỉ đạo các chương trình xóa đói giảm nghèo của ngành Xây dựng;

- Công tác thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí;

- Công tác thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

- Công tác quản lý kinh tế xây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, các công trình trọng điểm quốc gia;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tcáo, tiếp công dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách;

- Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Bộ Xây dựng;

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực được phân công;

- Công tác xây dựng, bổ sung, điều chỉnh hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực được phân công, phụ trách;

- Công tác về thẩm định, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công;

- Các công việc có liên quan tới quản lý nhà nước của Ngành đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

- Tham gia ý kiến về việc thành lập doanh nghiệp nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; tham gia ý kiến về việc doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đăng ký hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

- Thực hiện nhiệm vụ: Ủy viên Ban chỉ đạo nhà nước, kiêm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo tại công trình trọng điểm quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tham gia các Ban Chỉ đạo nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành khác liên quan đến các lĩnh vực phụ trách theo sự phân công của Bộ trưởng.

c) Theo dõi, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ, gồm: Vụ Quản lý doanh nghiệp, Cục Kinh tế xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng; Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị; các đơn vị sự nghiệp y tế và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ.

d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

đ) Theo dõi, phụ trách công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng đối với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cu Long, bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

4. Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn:

a) Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác:

- Quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc;

- Quản lý nhà nước về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

- Phụ trách chung về công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng; công tác tiết kiệm năng lượng ngành Xây dựng.

b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực:

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực được phân công;

- Công tác xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và các thiết kế điển hình kiến trúc xây dựng trong lĩnh vực được phân công;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách;

- Công tác về thẩm định, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công;

- Tham gia các Ban chỉ đạo nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành khác liên quan đến các lĩnh vực phụ trách theo sự phân công của Bộ trưởng.

c) Theo dõi, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ, gồm: Cục Hạ tầng kỹ thuật, Viện Kiến trúc quốc gia; các trưng: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề trực thuộc Bộ.

d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

đ) Theo dõi, phụ trách công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng đối với các địa phương vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung, bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nng, Qung Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

5. Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh:

a) Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác:

- Quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển đô thị;

- Quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng;

- Phụ trách chung về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Xây dựng;

- Phụ trách chung về dự án ODA.

b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực:

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực được phân công;

- Trực tiếp giúp Bộ trưởng theo dõi công tác hành chính, công tác văn phòng, lề lối làm việc của khối cơ quan Bộ;

- Công tác xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động của cơ quan Bộ;

- Chủ tịch Hội đồng lương Cơ quan Bộ;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách;

- Công tác về thẩm định, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công, phụ trách;

- Công tác xây dựng, bổ sung, điều chỉnh hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực được phân công, phụ trách;

- Thường trực Hội đồng Quy hoạch - kiến trúc;

- Tham gia các Ban Chỉ đạo nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành khác liên quan đến các lĩnh vực phụ trách theo sự phân công của Bộ trưởng.

c) Theo dõi, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ, gồm: Văn phòng Bộ, Vụ Quy hoạch - Kiến trúc; Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội; Cục Phát triển đô thị, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia; Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam.

d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

đ) Theo dõi, phụ trách công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng đối với các địa phương vùng Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

6. Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh:

a) Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác:

- Quản lý nhà nước về lĩnh vực vật liệu xây dựng;

- Quản lý nhà nước về lĩnh vực nhà ở; công sở;

- Quản lý nhà nước về thị trường bất động sản.

b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực:

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực được phân công;

- Công tác cải cách hành chính của Bộ Xây dựng;

- Công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Xây dựng;

- Công tác quốc phòng - an ninh;

- Công tác tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; triển lãm và quảng bá công nghệ, sản phẩm của ngành Xây dựng;

- Công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Bộ Xây dựng;

- Thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Xây dựng;

- Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách;

- Công tác về thẩm định, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công;

- Công tác xây dựng, bổ sung, điều chỉnh hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực được phân công;

- Tham gia các Ban Chỉ đạo nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành khác liên quan đến các lĩnh vực phụ trách theo sự phân công của Bộ trưởng.

c) Theo dõi, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ, gồm: Vụ Pháp chế, Vụ Vật liệu xây dựng; Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, Viện Vật liệu xây dựng.

d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

e) Theo dõi, phụ trách công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng đối với các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 555/QĐ-BXD ngày 19/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ Xây dựng.

Bộ trưởng, các Thứ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng (để b/c);
- VP Chính phủ; VP Trung ương Đảng; VP Quốc hội; VP Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc các địa phương;
- Đảng ủy Bộ XD; Đảng
y khối cơ sở Bộ XD tại TP.HCM;
- Công đoàn XD Việt Nam;
- Lưu VT, TCCB (h3).

BỘ TRƯỞNG




Phạm Hồng Hà

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
14/03/2018
Văn bản được ban hành
286/QĐ-BXD
14/03/2018
Văn bản có hiệu lực
286/QĐ-BXD

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản được hướng dẫn (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

C

Công văn 2593/BXD-GĐ phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2020

Công văn 2593/BXD-GĐ của Bộ Xây dựng về việc phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2020

Ban hành: 01/06/2020
Hiệu lực: 01/06/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 1269/QĐ-BXD lĩnh vực Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị

Quyết định 1269/QĐ-BXD công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa của Bộ Xây dựng ban hành ngày 09/10/2018

Ban hành: 09/10/2018
Hiệu lực: 09/10/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 1156/QĐ-BXD lĩnh vực Xây dựng - Đô thị, Bất động sản

Quyết định 1156/QĐ-BXD công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng ban hành ngày 22/08/2018

Ban hành: 22/08/2018
Hiệu lực: 15/09/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
Q

Quyết định 1148/QĐ-BXD lĩnh vực Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị

Quyết định 1148/QĐ-BXD quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 20/08/2018

Ban hành: 20/08/2018
Hiệu lực: 20/08/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ