Quản lý nhà nước về An ninh Quốc gia

10:39 - 06/07/2018 Tin pháp luật
Quản lý nhà nước về An ninh Quốc gia được quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung đưới đây để hiểu rõ hơn về quản lý nhà nước về An ninh Quốc gia.
Là một lĩnh vực rộng lớn trong toàn bộ công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, quan hệ tới các lợi ích sống của quốc gia và của dân tộc, tới các chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
 
Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quốc, toàn dân, các ngành, các cấp và của toàn xã hội, cần được tổ chức, phối kết hợp thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và chế độ xã hội chủ nghĩa.
 
Do đó, cần có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao, đó là Luật An ninh quốc gia, nhằm xác định rõ các nguyên tắc, chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, của các ngành, các cấp và của mọi công dân trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia.

 Quản lý nhà nước về An ninh Quốc gia

        Hình ảnh minh họa: Quản lý nhà nước về An ninh Quốc gia ( Nguồn: Internet) 

 

Nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia được quy định tại Điều 29 Luật An ninh Quốc gia 2004 như sau:
 
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
 
2. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
 
3. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.
 
4. Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, đào tạo cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh quốc gia; bồi dưỡng kiến thức bảo vệ an ninh quốc gia cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan, tổ chức; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
 
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
 
6. Hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia.
 
Lưu ý: Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật An ninh Quốc gia 2004.
Chia sẻ