Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai

14:30 - 26/07/2018 Tin pháp luật
Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực 1.7.2014 đến 11.2017 quản lý đất đai ở Việt Nam đã xác lập được khung khổ pháp lý đầy đủ, kịp thời cho việc thi hành Luật Đất đai 2013 và đạt được nhiều thành quả quan trọng về xây dựng pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra kiểm tra giám sát quản lý sử dụng đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc tổ chức thi hành.
Luật đất đai năm 2013 ra đời, mở ra nhiều điểm sáng mới cho việc thực hiện các  thủ tục liên quan đến đất đai, tạo thuận tiện cho người dân khi làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Ngoài vấn đề quy định những điểm mới, luật đất đai 2013 còn giữ lại những nguyên tắc cốt lõi, đặc biết là vấn để quản lý đất đai, nhà nước luôn thống nhất quản lý. Điều này được thể hiện rõ trong điều 4, Luật đất đai 2013 " Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này." 
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai
Hình ảnh minh họa: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai
 
Nội dung quản lý đất đai, được quy định rõ tại  điều 22, luật đất đai 2013:
 
Điều 22. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
 
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
 
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
 
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
 
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
 
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
 
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
 
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
 
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
 
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
 
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
 
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
 
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
 
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
 
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
 
Dựa trên quy định trên thì người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với quyền sử dụng đất của mình. Các biện pháp bảo đảm của Nhà nước với người sử dụng đất bao gồm:
 
1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
 
2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
 
3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
 
4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
 
5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chia sẻ