Phạm tội khi say rượu không được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

08:53 - 24/08/2018 Tin pháp luật
Trong tình trạng say do rượu, người say rượu có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn năng lực nhận thức và điều khiển hành vi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên theo Điều 14 BLHS quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Theo quy định tại Điều 8 BLHS, tội phạm phải là hành vi trái pháp luật hình sự “do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”, tức là người phạm tội phải là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong khi thực hiện tội phạm.
 
Trong tình trạng say do rượu, người say rượu có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn năng lực nhận thức và điều khiển hành vi trong một khoảng thời gian nhất định.Tuy nhiên, người say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác được cho là đã tự đặt mình vào tình trạng say. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
 
Điều 13 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bộ luật này chỉ miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.
 
Mặt khác, quy định này còn có ý nghĩa trong việc giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn việc lợi dụng tình trạng say rượu, bia hoặc chất kích thích khác để thực hiện tội phạm.

Phạm tội khi say rượu không được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

       Hình ảnh minh họa: Phạm tội khi say rượu không được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
 
Say rượu có phải là tình tiết tăng nặng?
 
Như phân tích ở trên, say rượu không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trái lại, với một số tội danh nhất định, đây được coi là tình tiết tăng nặng. Cụ thể như sau:
 
- Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015)
 
Người nào phạm tội này trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì người phạm tội bị phạt tù từ 03 – 10 năm.
 
- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015)
 
Người nào phạm tội này trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định cũng bị phạt tù từ 03 – 10 năm.
 
- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272 Bộ luật Hình sự 2015).
 
Tương tự như trên, người nào phạm tội này trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định cũng bị phạt tù từ 03 – 10 năm.

 

HươngPT
Chia sẻ