Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội ban hành

Tóm lược

Nghị quyết về việc thông qua Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030".

Số hiệu: 04/2017/NQ-HĐND Ngày ban hành: 04/07/2017
Loại văn bản: Nghị quyết Ngày hiệu lực: 15/07/2017
Địa phương ban hành: Hà Nội Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực:
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: HĐND thành phố Hà Nội Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc

Nội dung văn bản

Cỡ chữ
HĐND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 _____________
 
Số: 04/2017/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________
 
Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 2017
 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NHẰM GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2017-2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

_____________________________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 4

(Từ ngày 03/7/2017 đến ngày 05/7/2017)

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21/11/2012;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Sau khi xem xét Tờ trình số 72/TTr-UBND ngày 21/6/2017 và Báo cáo bổ sung giải trình số 185/BC-UBND ngày 29/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về Đề án “ng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030”; Báo cáo thẩm tra của Ban Đô thị, Ban Pháp chế, ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030” với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu, đối tượng

1. Mục tiêu

Thực hiện các giải pháp vừa lâu dài vừa cấp bách, cụ thể để tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng môi trường sống của Nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt 30% - 35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 khoảng 50% - 55%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%.

Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đến năm 2030 đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 20% - 26% cho đô thị trung tâm; đạt 18% - 23% cho các đô thị vệ tinh và đạt 16% - 20% cho các thị trấn. Trong đó, diện tích đất cho giao thông tĩnh cần đạt 3% - 4%.

2. Yêu cầu

Đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng, quản lý phương tiện tham gia giao thông làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý các loại phương tiện giao thông đường bộ một cách cụ thể, khả thi.

Xây dựng lộ trình cụ thể triển khai các giải pháp và các điều kiện cần thiết nhằm tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ.

3. Đối tượng

Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. Các giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030

1. Giải pháp quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông

a) Biện pháp hành chính

Lập Quy hoạch phát triển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, trước mắt lập Quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi đến năm 2030 để đảm bảo quản lý số lượng xe taxi hợp lý.

Xe kinh doanh vận tải hành khách đến 9 chỗ ngồi ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động tương tự như xe taxi, quy định quản lý như taxi (quản lý số lượng, quản lý chất lượng, quản lý phạm vi hoạt động) và đưa vào trong Quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Đề xuất cấp hạn ngạch đối với xe taxi và các phương tiện hoạt động kinh doanh tương tự taxi (Uber, Grab...) trên địa bàn Thành phố theo quy hoạch phù hợp với điều kiện giao thông và năng lực của kết cấu hạ tầng.

Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn Thành phố phù hợp với kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông.

Đề xuất quản lý xe đạp điện tương tự như xe máy.

Rà soát và có biện pháp xử lý đối với xe máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

b) Biện pháp kinh tế

Quy định đối với chủ sở hữu xe ô tô trên địa bàn Thành phố lắp thiết bị phụ trợ để phục vụ công tác quản lý phương tiện và điều tiết giao thông (thiết bị thu phí tự động...). Chủ xe cơ giới đường bộ phải mở tài khoản để thực hiện việc thu phí tự động cũng như nộp phạt khi vi phạm giao thông.

Đấu giá quyền khai thác kinh doanh đối với số lượng xe taxi thay thế hàng năm và số lượng taxi tăng thêm theo quy hoạch.

2. Giải pháp quản lý chất lượng phương tiện tham gia giao thông

a) Biện pháp hành chính

Thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng theo đăng kiểm và niên hạn sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xử lý nghiêm theo đúng quy định đối với xe tự hoán cải, quá niên hạn không đăng ký, đăng kiểm lưu hành trên đường.

Đối với xe taxi và các loại hình hoạt động tương tự xe taxi: ban hành quy chế quản lý chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ và quy định tỷ lệ số lượng xe taxi sử dụng nhiên liệu sạch CNG, LPG, năng lượng điện...

Điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng trên địa bàn Thành phố (theo năm sản xuất) thông qua đăng ký, để đề xuất các biện pháp xử lý đối với xe không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Đề xuất quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy nhằm kiểm soát chất lượng xe máy hoạt động trên địa bàn Thành phố.

c) Biện pháp kinh tế:

Đề xuất mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành của phương tiện xe cơ giới đường bộ thông qua đăng kiểm phương tiện.

3. Giải pháp quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện tham gia giao thông

a) Biện pháp hành chính

Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND Thành phố Quy định về hoạt động các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố nhằm tổ chức giao thông khoa học hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông.

Rà soát, nghiên cứu ban hành quy định hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh, xe kinh doanh vận tải hành khách đến 9 chỗ ứng dụng công nghệ thông tin (Uber, Grab...) trên địa bàn Thành phố cho phù hợp cơ sở hạ tầng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh phù hợp với quy định của Luật pháp.

Xe tải cung ứng thực phẩm, chở hàng cho siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, khách sạn: chỉ được phép hoạt động vào ban đêm.

Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

Xe ba bánh phục vụ đi lại của thương binh và người khuyết tật khi tham gia giao thông phải được đăng ký, đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Dừng hoạt động xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người trên địa bàn Thành phố và có cơ chế hỗ trợ chuyển việc làm đảm bảo đời sống đối với thương binh có xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người đang hoạt động.

Quy định dừng hoạt động đối với xe xích lô trên địa bàn Thành phố.

Rà soát, xác định các khu vực đủ điều kiện phát triển không gian đi bộ gắn với các khu vực danh lam thắng cảnh, khu vực bảo tồn, phát triển du lịch trên địa bàn các quận thuộc Thành phố.

Tiếp tục rà soát điều chỉnh, giờ học, giờ làm việc và kinh doanh dịch vụ theo Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND thành phố Hà Nội nhằm giảm mật độ phương tiện tham gia giao thông trong giờ cao điểm.

b) Biện pháp kinh tế

Rà soát, sửa đổi, ban hành giá dịch vụ trông giữ phương tiện theo hướng lũy tiến theo giờ, theo khu vực.

Lập Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào.

Khuyến khích các trường học tổ chức đưa đón học sinh bằng ô tô phù hợp với hệ thống vận tải hành khách công cộng.

4. Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng

a) Biện pháp hành chính

Xây dựng kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu về phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Xây dựng và triển khai đề án nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng vận tải hành khách bằng xe buýt tạo sự kết nối hợp lý và thuận tiện.

Rà soát sửa đổi Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.

Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp với các tuyến đường nâng cao chất lượng hiệu quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân.

b) Biện pháp kinh tế

Nghiên cứu ban hành các quy định khuyến khích thu hút đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, BRT, Mono rail, buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm phát triển nhanh, đồng bộ.

Rà soát, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, tiếp tục trợ giá đối với vận tải hành khách công cộng.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới đầu tư phương tiện theo hướng hiện đại hóa và phương tiện có mức phát thải đạt tiêu chuẩn Euro4, Euro5, sử dụng nhiên liệu sạch.

Có chính sách hỗ trợ khuyến khích đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho các nhóm đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đối tượng cán bộ công chức, viên chức, người lao động để thu hút nâng cao tỷ lệ sử dụng vận tải hành khách công cộng góp phần giảm phương tiện giao thông cá nhân.

Giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng vi phạm các quy định trong quá trình khai thác.

5. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý

Xây dựng đề án giao thông thông minh trong tổng thể đề án Thành phố thông minh tập trung vào những nội dung cụ thể: xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông và các phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông.

Thành lập trung tâm quản lý điều hành giao thông chung của Thành phố, đảm bảo chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

Xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe nhằm tối ưu nhu cầu đỗ xe (công nghệ tìm kiếm điểm đỗ xe thông minh - iParking...).

Nghiên cứu ứng dụng các thiết bị đầu cuối đảm bảo việc thực hiện kết nối giao thông thông minh giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân được hiệu quả.

Ban hành bổ sung quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để đưa vào quản lý đối với xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh.

Ban hành quy định phải lắp đặt thiết bị trả phí tự động trên tất cả các ô tô, mỗi chủ phương tiện phải mở tài khoản để phục vụ công tác thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố và quản lý phương tiện trên địa bàn Thành phố.

6. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

Rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy của Thành phố đảm bảo phù hợp với các nội dung Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030”.

Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi và hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý phương tiện giao thông đường bộ. Ban hành quy định an toàn kỹ thuật giao thông đường bộ và ô nhiễm môi trường đối với các loại phương tiện giao thông đường bộ.

Rà soát, sửa đổi và ban hành quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, chính quyền các cấp trong công tác quản lý về giao thông vận tải đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật và Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030” tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện. Từng bước xây dựng văn hóa giao thông, ý thức sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường.

III. Lộ trình thực thực hiện các giải pháp

Triển khai đồng bộ, linh hoạt các nhóm giải pháp chia thành 03 giai đoạn:

Giai đoạn 2017 - 2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

Giai đoạn 2017 - 2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.

Giai đoạn 2017 - 2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao UBND Thành phố:

Hoàn thiện, phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Xây dựng kế hoạch, phân công rõ trách nhiệm cho các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả.

Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng các Đề án, đề xuất cụ thể để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi tổ chức thực hiện, Hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo HĐND Thành phố tại kỳ họp cuối năm.

2. Xác định nguồn kinh phí thực hiện các giải pháp của Đề án được huy động từ nguồn ngân sách và thu hút từ nguồn vốn xã hội hóa thông qua hình thức đối tác công tư (PPP); hàng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện và lập dự toán ngân sách báo cáo HĐND Thành phố để xem xét, quyết nghị.

3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp tuyên truyền vận động, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 04/7/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/7/2017./.

 
CHỦ TỊCH
 
(Đã ký)
 
Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

* Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
04/07/2017
Văn bản được ban hành
04/2017/NQ-HĐND
15/07/2017
Văn bản có hiệu lực
04/2017/NQ-HĐND

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

N

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND Hà Nội ban hành Quy định khu vực không được phép chăn nuôi

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nôi về việc ban hành Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn Thành phố Hà Nôi

Ban hành: 07/07/2020
Hiệu lực: 01/08/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐND Hà Nội ban hành 2018

Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục - phổ thông công lập của thành phố Hà Nội và mức thu học phí đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2018-2019.

Ban hành: 05/07/2018
Hiệu lực: 05/07/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
N

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND Hà Nội 2018

Quy định mức hỗ trợ bằng tiền đối với người dân trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường khu vực xung quanh các khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ban hành: 05/07/2018
Hiệu lực: 01/08/2018
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội

Về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố.

Ban hành: 05/12/2017
Hiệu lực: 01/01/2018
Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ