Nghị định 97/2018/NĐ-CP 2018 Chính phủ ban hành

Tóm lược

Nghị định này quy định về quản lý, thực hiện việc cho vay lại, thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Số hiệu: 97/2018/NĐ-CP Ngày ban hành: 30/06/2018
Loại văn bản: Nghị định Ngày hiệu lực: 01/07/2018
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực:
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

CHÍNH PHỦ
-------

         Số: 97/2018/NĐ-CP 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30  tháng 6 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

Về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý, thực hiện việc cho vay lại, thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Bên vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

2. Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quản lý, thực hiện việc cho vay lại và thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được quy định trong Luật Quản lý nợ công, tại Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Thỏa thuận vay nước ngoài” là các hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay vốn ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ với bên cho vay nước ngoài.

2. “Hợp đồng cho vay lại” là hợp đồng hoặc hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại với bên vay lại về việc cho vay lại.

3. “Hợp đồng ủy quyền cho vay lại” là hợp đồng ký giữa Bộ Tài chính với cơ quan được ủy quyền cho vay lại để ủy quyền việc thực hiện cho vay lại, quản lý khoản vay lại và thu hồi nợ, bao gồm cả phương thức cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.

4, “Thời gian ân hạn” là khoảng thời gian theo đó bên vay lại đã nhận nợ và chưa phải trả gốc khoản vay lại nhưng phải trả đầy đủ các khoản lãi và phí phát sinh theo hợp đồng cho vay lại.

Điều 4. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm

1. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:

Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, để đăng ký kế hoạch vay lại cho 05 năm tiếp theo, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Bên vay lại) gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:

a) Đánh giá tình hình thực hiện, tình hình giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, dự kiến tổng số giải ngân trong giai đoạn 05 năm hiện tại;

b) Đăng ký nhu cầu giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, nhu cầu vay mới để cho vay lại giai đoạn 05 năm tiếp theo, kèm theo đánh giá sơ bộ về khả năng bố trí nguồn trả nợ

c) Ý kiến của cơ quan chủ quản về đăng ký nhu cầu giải ngân của các chủ dự án đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập.

2, Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng hạn mức cho vay lại thực hiện theo quy định của Nghị định về quản lý nợ chính quyền địa phương.

3. Căn cứ chỉ tiêu an toàn nợ công; chỉ tiêu tổng mức vay và bội chi của ngân sách địa phương trong kế hoạch tài chính 05 năm đối với phần cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Điều 5. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm

1. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:

Trước ngày 20/7 hằng năm, để xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm, Bên vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo về:

a) Đánh giá tình hình thực hiện, trị giá giải ngân, trả nợ cho vay lại của năm và lũy kể từ khi thực hiện khoản vay đến năm trước năm kế hoạch, trị giá chưa thực hiện; chi tiết theo từng dự án, từng năm;

b) Dự kiến trị giá sẽ thực hiện trong năm kế hoạch của các khoản cho vay lại đã ký kết, các khoản sẽ ký kết mới.

2. Xây dựng kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;

b) Nội dung kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ cho vay lại, đảm bảo khả năng trả nợ của chính quyền địa phương.

3. Căn cứ hạn mức cho vay lại 05 năm, nhu cầu đăng ký kế hoạch của các bên vay lại, chủ dự án; chỉ tiêu an toàn nợ công, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch cho vay lại hàng năm chi tiết theo từng nguồn vay, trình Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức cho vay lại hằng năm và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm. .

4. Trường hợp giải ngân vượt kế hoạch cho vay lại hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đảm bảo nguyên tắc:

a) Đối với cho đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại, theo tiến độ thực hiện dự án;

b) Đối với vốn cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc giải ngân không vượt quá mức vay hằng năm được Quốc hội quyết định.

Điều 6. Đồng tiền cho vay lại và thu nợ cho vay lại 1. Đồng tiền cho vay lại là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài.

2. Đồng tiền thu nợ cho vay lại là đồng tiền cho vay lại. Trường hợp bên vay lại trả nợ bằng Đồng Việt Nam, cơ quan cho vay lại áp dụng tỷ giá bán đồng tiền cho vay lại tại thời điểm trả nợ do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố để thu nợ.

Điều 7. Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại

1. Đối với bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại bằng thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.

2. Đối với bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:

a) Thời hạn trả nợ bằng thời gian hoàn vốn trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;

b) Thời gian ân hạn bằng thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động nêu trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;

c) Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại được tính từ khi bắt đầu thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.

3. Trong trường hợp có chênh lệch về thời hạn và thời gian ân hạn giữa khoản vay nước ngoài và khoản cho vay lại, nguồn thu hồi nợ cho vay lại chưa trả nợ nước ngoài được đưa vào Quỹ Tích lũy trả nợ.

Điều 8. Lãi suất cho vay lại

Lãi suất cho vay lại được quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Quản lý nợ công bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.

Điều 9. Các khoản phí và chi phí liên quan của bên cho vay nước ngoài và phí ngân hàng trong và ngoài nước

1. Bên vay lại chịu trách nhiệm trả đầy đủ các khoản phí và chi phí liên quan cho bên cho vay nước ngoài theo thỏa thuận vay nước ngoài và các loại phí dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước liên quan đến khoản vay lại. Các loại phí theo thỏa thuận vay nước ngoài bao gồm phí thu xếp vốn, phí quản lý, phí cam kết, phí rút vốn, phí bảo hiểm, các khoản phí và chi phí khác theo quy định của Pháp luật (nếu có).

2. Đối với các khoản phí, chi phí phải trả bên cho vay nước ngoài, bên vay lại trả thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại để trả cho Bộ Tài chính. Đối với các loại phí dịch vụ ngân hàng, bên vay lại trả trực tiếp cho ngân hàng phục vụ.

Điều 10. Phí quản lý cho vay lại

1. Mức phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại, cụ thể như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chuyển trả cho cơ quan cho vay lại (Bộ Tài chính) 0,25%/năm;

b) Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trả cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại 0,25%/năm. Trong đó, cơ quan được ủy quyền cho vay lại được hưởng 0,15%/năm và chuyển trả cho Bộ Tài chính 0,1%/năm.

2. Việc quản lý và sử dụng phí cho vay lại thực hiện theo cơ chế tài chính của cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Việc quản lý và sử dụng phí cho vay lại của Bộ Tài chính thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 11. Dự phòng rủi ro cho vay lại

1. Dự phòng rủi ro cho vay lại theo quy định như sau:

a) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 0%/năm/dư nợ vay lại;

b) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công là 1%/năm/dư nợ vay lại;

- c) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp là 1,5%/năm/dư nợ vay lại.

| 2. Trích nộp dự phòng rủi ro cho vay lại:

a) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ;

b) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan.

Điều 12. Lãi phạt chậm trả

1. Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi phí và các chi phí liên quan khác theo quy định của pháp luật (nếu có), bên vay lại phải trả lãi phạt chậm trả theo mức quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Đối với các khoản chậm trả gốc, lãi, phí trong thỏa thuận vay nước ngoài, lãi suất phạt chậm trả được xác định theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Trường hợp tại thỏa thuận vay nước ngoài không quy định, lãi suất chậm trả bằng 150% lãi suất Chính phủ vây nước ngoài.

3. Đối với các khoản phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro chậm trả, lãi suất phạt chậm trả bằng 150% phí quản lý, dự phòng rủi ro quy định tại Điều 10, 11 của Nghị định này.

4. Số ngày quá hạn được tính kể từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trước ngày thực trả một ngày.

Điều 13. Số ngày của một năm để tính lãi, phí, dự phòng rủi ro cho vay lại

Số ngày của một năm để tính lãi, lãi chậm trả, các khoản phí trả cho bên cho vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại thực hiện theo quy định về số ngày của một năm khi tính lãi nêu tại thỏa thuận vay nước ngoài.

Điều 14. Nhận nợ

Bên vay lại nhận nợ khoản vay lại tại cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ với bên cho vay nước ngoài.

Điều 15. Thứ tự ưu tiên khi thu hồi nợ

1. Đối với các khoản trả gốc, lãi và phí quy định trong hợp đồng cho vay lại, bên vay lại phải hoàn trả trước khi hoàn trả các khoản nợ khác của bên vay lại.

2. Trong trường hợp bên vay lại chỉ trả được một phần các nghĩa vụ đến hạn, thứ tự ưu tiên thu hồi nợ như sau: phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi rọ cho vay lại, lãi phạt chậm trả, lãi quá hạn, lãi đến hạn, các khoản phí khác, gốc quá hạn, gốc đến hạn.

Điều 16. Bảo đảm tiền vay

1. Bên vay lại phải sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn bảo đảm tiền vay theo quy định tại khoản 4 Điều này. Biện pháp bảo đảm tiền vay phải được nêu rõ trong Hợp đồng cho vay lại.

2. Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ và các tài sản hợp pháp khác của bên vay lại. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được Bộ Tài chính chấp thuận trong trường hợp Chính phủ chịu rủi ro tín dụng hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại chấp thuận trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.

3. Trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 120% (một trăm hai mươi phần trăm) trị giá gốc của khoản vay lại. Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay giảm thấp hơn so với mức 120% giá trị dư nợ còn lại của khoản vay lại, bên vay lại có trách nhiệm bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo mức tối thiểu nêu trên.

4. Không yêu cầu bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại hoặc trong trường hợp bên vay lại không thực hiện được việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại và bên vay lại thực hiện các thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.

6. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 17. Trả nợ khoản vay lại

1. Bên vay lại chủ động bố trí nguồn trong kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách của bên vay lại để thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng cho vay lại. Việc trả nợ không phụ thuộc vào tình hình thực hiện các hợp đồng thương mại liên quan đến khoản vay lại.

2. Việc trả nợ khoản vay lại phải được bên vay lại bảo đảm trước khi trả các khoản nợ khác của bên vay lại.

3. Bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp mở tài khoản tập trung doanh thu của dự án vay lại và các nguồn thu hợp pháp khác tại cơ quan được ủy quyền cho vay lại để chuẩn bị nguồn cho việc trả nợ và duy trì số dư tối thiểu của tài khoản theo quy định tại Điều 35 Nghị định này. Việc mở tài khoản thực hiện trước khi giải ngân khoản vay lại.

4. Khi ký hợp đồng vay lại, Bên vay lại có trách nhiệm cam kết ủy quyền không hủy ngang cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại được tự động trích bất kỳ tài khoản nào của Bên vay lại để thu nợ trong trường hợp Bên vay lại không trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

5. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khoản trả nợ từ bên vay lại, cơ quan cho vay lại hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại chuyển toàn bộ số thu hồi nợ (gốc, lãi phí...) vào Quỹ Tích lũy trả nợ, sau khi trích lại phần phí quản lý cho vay lại được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này. Đối với các ngân hàng chính sách được ủy quyền cho vay lại nhiều khoản vay, thời hạn trả nợ cho Bộ Tài chính thực hiện hằng tháng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ.

Điều 18. Trả nợ trước hạn

1. Bên vay lại có thể thực hiện trả nợ trước hạn nếu thỏa mãn các điều kiện về trả nợ trước hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài và được Bộ Tài chính chấp thuận.

2. Trong trường hợp không có quy định về trả nợ trước hạn tại thỏa thuận vay nước ngoài, bên vay lại chỉ thực hiện trả nợ trước hạn nếu được Thủ tướng Chính phủ (trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng) hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại (trường hợp cơ quan này chịu rủi ro tín dụng) chấp thuận.

3, Để trả nợ trước hạn, bên vay lại gửi Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại đề nghị bằng văn bản chậm nhất 90 ngày trước ngày dự kiến trả nợ để Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại trao đổi với bên cho vay nước ngoài và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Bên vay lại chịu mọi loại phí, chi phí phát sinh khi trả nợ trước hạn.

Điều 19. Chuyển giao nghĩa vụ nợ

1. Bên vay lại chỉ được chuyển giao, chuyển nhượng nghĩa vụ nợ phát sinh từ các khoản vay lại trong trường hợp sau:

a) Có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng; hoặc

b) Có sự chấp thuận của cơ quan được ủy quyền cho vay lại và Bộ Tài chính đối với trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.

2. Khi có yêu cầu chuyển giao, chuyển nhượng nghĩa vụ nợ, bên vay lại báo cáo Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại nêu rõ lý do và chủ động thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương II

CHO VAY LẠI VỐN VAY ODA, VAY ƯU ĐÃI

Điều 20. Điều kiện được vay lại

Điều kiện được vay lại đối với Ủy ban nhân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý nợ công.

Điều 21. Tỷ lệ cho vay lại

1. Tỷ lệ cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi;

b) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi;

. c) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, tỷ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi;

d) Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), tỷ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vay ưu đãi;

đ) Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi;

e) Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn ưu đãi cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng cho từng thời kỳ ổn định ngân sách trước ngày 01 tháng 01 năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách.

2. Tỷ lệ cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và kinh phí đầu tư, tỷ lệ vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư, tỷ lệ vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư.

3. Tỷ lệ cho vay lại đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại toàn bộ vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư, nhưng không vượt quá 70% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Áp dụng tỷ lệ cho vay lại:

a) Tỷ lệ cho vay lại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này áp dụng đối với các nghĩa vụ nợ gốc theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;

b) Đối với các nghĩa vụ trả nợ bao gồm phí thu xếp vốn, phí quản lý, phí cam kết, lãi phạt chậm trả, phí trả nợ trước hạn và các chi phí khác phát sinh tính trên toàn bộ số vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư cho dự án, bên vay lại bố trí từ nguồn vốn của bên vay lại để chi trả.

  *Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
30/06/2018
Văn bản được ban hành
97/2018/NĐ-CP
01/07/2018
Văn bản có hiệu lực
97/2018/NĐ-CP

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản được HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản hết hiệu lực (0)
Văn bản căn cứ (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Ban hành: 28/09/2020
Hiệu lực: 15/11/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ