Nghị định 45/2018/NĐ-CP lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Tóm lược

Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Chính phủ ban hành ngày 13/03/2018

Số hiệu: 45/2018/NĐ-CP Ngày ban hành: 13/03/2018
Loại văn bản: Nghị định Ngày hiệu lực: 13/03/2018
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Lĩnh vực: Giao thông,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý.

2. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do tổ chức, cá nhân đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản).

3. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tng giao thông đường thủy nội địa.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

1. Mi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhim phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt đng kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

4. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cu hạ tầng giao thông đường thủy ni địa phải công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kim toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Mục 1. QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 4. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) gồm:

a) Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc lung trên h, đm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;

b) Hành lang bảo vệ luồng;

c) Cảng thủy nội địa;

d) Bến thủy nội địa;

đ) Khu neo đậu ngoài cảng;

e) Kè, đập giao thông;

g) Báo hiệu đường thủy nội địa;

h) Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.

2. Tài sản kết cấu hạ tng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật v bo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Điều 5. Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được giao cho đối tượng quản lý như sau:

1. Toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý (không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản.

Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng BGiao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa; cơ quan được giao quản lý tài sản ở địa phương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa.

2. Thẩm quyền giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ý kiến của các cơ quan có liên quan;

b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc trung ương quản lý không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.

3. Hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;

b) Biên bản rà soát, phân loại tài sản hoặc hồ sơ tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng: 01 bản chính;

c) Danh mục tài sản đề nghị giao quản lý (tên tài sản; số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;

d) Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

4. Trình tự, thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hiện có), hoặc 60 ngày kể từ ngày tài sản hoàn thành, đưa vào sử dụng (đối với tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm mới sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành), Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng tài sản hoàn thành việc rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản và lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Kinh phí tổ chức, thực hiện việc rà soát, phân loại tài sản được bố trí t ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền;

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về phương án giao quản lý tài sản đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về phương án giao quản lý tài sn.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ch tch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan báo cáo Thng Chính ph xem xét, quyết định phương án giao quản lý tài sản;

d) Nội dung chủ yếu của Quyết định giao quản lý tài sản gồm: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản; danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản; slượng tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán); trách nhiệm tổ chức thực hiện;

đ) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định giao quản lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản thuộc phạm vi quản lý theo quy định. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Thẩm quyền, trình t, thủ tục giao tài sản kết cu hạ tng giao thông đường thủy nội địa theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Mục 2. HỒ SƠ QUẢN LÝ, KẾ TOÁN TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 6. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm:

a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;

b) Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;

c) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cu hạ tầng giao thông đưng thủy nội địa có trách nhiệm:

a) Lập hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý;

b) Quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giao thông vận ti, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

Điều 7. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau đcùng thực hiện một hay một số chức năng nht định là một đối tượng ghi skế toán.

Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm:

a) Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được giao quản lý theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định này;

b) Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hằng năm theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc:

a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: Trường hợp đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán; trường hợp chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá quy ước để xác định giá trị tài sản làm nguyên giá ghi sổ kế toán; giá quy ước của tài sản (thuộc trung ương và địa phương) do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;

b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hoàn thành, đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm theo quy định, giá trị quyết toán được phê duyệt;

c) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A - B; giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt. Khi giá trị quyết toán của dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản phải thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi stheo quy định của pháp luật về kế toán;

d) Trường hợp tài sn kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán của dự án được kế toán tăng giá trị tài sản.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định chế độ kế toán, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

Mục 3. BẢO TRÌ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 8. Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải được bảo trì theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tuân theo trình tự, quy trình, kế hoạch và tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.

2. Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa:

a) Bảo trì theo chất lượng thực hiện:

Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đng kinh tế.

Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định mức giá khoán bảo trì cho từng tài sản thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Mức giá khoán bảo trì tài sản kết cu hạ tng giao thông đường thủy nội địa được xác định theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động bảo trì hoặc phương pháp chi phí bình quân của hoạt đng bảo trì 3 năm lin kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có) hoặc kết hợp hai phương pháp trên.

Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.

b) Bảo trì theo khối lượng thực tế:

Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì và được thanh toán theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.

c) Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

3. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thc bảo trì quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này đối với từng hoạt động bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật chuyên ngành, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

4. Việc lựa chọn tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thu, pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này thì việc lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

5. Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; trừ các trường hợp sau đây:

a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong thời gian cho thuê quyền khai thác mà doanh nghiệp thuê quyền khai thác thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng ký kết;

c) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác mà doanh nghiệp nhận chuyn nhượng thực hiện việc bảo trì theo Hợp đng ký kết.

Điều 9. Tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

1. Trình tự thủ tục lập, giao dự toán chi ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sn kết cấu hạ tng giao thông đường thủy nội địa hằng năm thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước:

a) Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kthuật, đơn giá bảo trì, khối lượng công việc cần thực hiện và kế hoạch bảo trì được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản lập dự toán chi ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sản kết cu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều 8 Nghị định này), trình Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Trên cơ sở Quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan, người có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải, y ban nhân dân cp tnh giao dự toán ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sản kết cu hạ tng giao thông đưng thủy nội địa cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc phạm vi quản lý;

c) Cơ quan được giao quản lý tài sản (ở trung ương và địa phương) tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sản kết cu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, thủ tục lập, giao dự toán chi ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tng giao thông đường thủy nội địa trung hạn 3 năm và 5 năm thực hiện theo quy định của pháp luật về kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm và kế hoạch tài chính 5 năm.

Điều 10. Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm

1. Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm là việc Nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện nạo vét, duy tu lung đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm để thanh toán kinh phí bảo trì tài sản. Hình thức bảo trì này được áp dụng đối với việc nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa có sản phẩm tận thu.

2. Việc bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm phải được lập thành dự án và tổ chc trin khai thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đu thu.

3. Kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa, giá trị sản phẩm tận thu được xác định như sau:

a) Kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa được xác định và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan;

b) Giá trị sản phẩm tận thu được xác định trên cơ sở khối lượng (trữ lượng) sản phm tận thu, giá sản phẩm tận thu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật; không bao gồm tin cấp quyn khai thác khoáng sản, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.

4. Kinh phí thực hiện bảo trì luồng đường thủy nội địa, giá trị sản phẩm tận thu quy định tại khoản 3 Điều này được điều chỉnh thay đi trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện:

a) Điều chỉnh quy mô, thiết kế luồng đường thủy nội địa theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Điều chỉnh khối lượng (trữ lượng) sản phẩm tận thu so với khối lượng (trữ lượng) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

5. Giá trị thanh toán Hợp đồng bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm là phần chênh lệch giữa kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa và giá trị sản phẩm tận thu theo Hợp đồng ký kết và giá trị điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều này (nếu có). Việc thanh toán Hợp đồng bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện như sau:

a) Trường hợp kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa nhỏ hơn giá trị sản phẩm tận thu thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch vào ngân sách nhà nước;

b) Trường hợp kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa lớn hơn giá trị sản phẩm tận thu thì Nhà nước thực hiện thanh toán phần chênh lệch cho doanh nghiệp. Kinh phí thanh toán phần chênh lệch được sử dụng từ nguồn kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa của năm thực hiện (nếu đã được bố trí) hoặc được tổng hợp, bổ sung vào kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa năm tiếp theo theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

6. Nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được đưa vào hồ sơ mời thầu, Hợp đồng kinh tế và các Phụ lục Hợp đồng ký kết giữa các bên (nếu có).

7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện bảo trì theo hình thức nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm; tiêu chí giám sát, nghim thu kết qunạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa và các nội dung khác có liên quan được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quy chế qun lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Mục 4. KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 11. Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

 

*Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
13/03/2018
Văn bản được ban hành
45/2018/NĐ-CP
13/03/2018
Văn bản có hiệu lực
45/2018/NĐ-CP

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Văn bản sửa đổi, bổ sung (0)
Văn bản bị đính chính (0)
Văn bản đính chính (0)
Văn bản hướng dẫn (0)
Văn bản được hợp nhất (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Ban hành: 28/09/2020
Hiệu lực: 15/11/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ