Nghị định 41/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành

Tóm lược

Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân

Số hiệu: 41/2014/NĐ-CP Ngày ban hành: 13/05/2014
Loại văn bản: Nghị định Ngày hiệu lực: 01/07/2014
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Công báo số 529+530, năm 2014 Ngày đăng công báo: 26/05/2014
Ngành: Công an Lĩnh vực: Công an nhân dân,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

CHÍNH PHỦ
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________

Số: 41/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Cần cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân; Thanh tra viên và Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thanh tra và thủ trưởng các cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và Cộng tác viên thanh tra, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nơi không có tổ chức thanh tra; đối tượng thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra của Công an nhân dân.

Điều 3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân

1. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:

a) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);

b) Thanh tra Tổng cục;

c) Thanh tra Bộ Tư lệnh;

d) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh). Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh);

đ) Thanh tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Thanh tra Công an huyện).

2. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Ở các đơn vị Vụ, Cục, Viện, Học viện, nhà trường Công an nhân dân và đơn vị thuộc Công an tỉnh nơi không có tổ chức Thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra và quyết định thành lập Đội Thanh tra, Tổ Thanh tra, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm nhiệm vụ thanh tra theo tiêu chí sau:

Thành lập Đội Thanh tra ở đơn vị có quân số từ 500 cán bộ, chiến sĩ trở lên; thành lập Tổ Thanh tra ở đơn vị có quân số từ 300 cán bộ, chiến sĩ đến dưới 500 cán bộ, chiến sĩ; bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách ở đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ đến dưới 300 cán bộ, chiến sĩ; bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm ở các đơn vị có quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ.

4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, biên chế và hoạt động của các cơ quan Thanh tra được quy định tại Điều này.

Điều 4. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc Bộ Công an quản lý.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân

Trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện và giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, Điều lệnh và các quy định của Bộ Công an; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

3. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 7. Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân

1. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo điều hành của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

2. Cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bố trí ở nơi không có tổ chức thanh tra để làm nhiệm vụ thanh tra hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Công an cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của cơ quan thanh tra Công an cấp trên trực tiếp.

3. Quan hệ giữa cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

4. Cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân phối hợp với Thanh tra các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan khác ở Trung ương, địa phương trong quá trình thanh tra các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

Chương 2.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC CƠ QUAN THANH TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Mục 1: THANH TRA BỘ

Điều 8. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Công an, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ; có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Công an nhân dân; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh Thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

3. Thanh tra Bộ có các đơn vị nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra.

3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng, Thanh tra viên, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân.

4. Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.

5. Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra.

2. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi trách nhiệm của mình.

3. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Trưng tập sĩ quan, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật của Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tham gia hoạt động thanh tra,

5. Quản lý đội ngũ Thanh tra viên, cán bộ, chiến sĩ thuộc biên chế; đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên trong Công an nhân dân; thống nhất với Thủ trưởng Công an các đơn vị, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an giao.

Mục 2: THANH TRA TỔNG CỤC, THANH TRA BỘ TƯ LỆNH

Điều 11. Vị trí, chức năng, tổ chức Thanh tra Tổng cục

1. Thanh tra Tổng cục là đơn vị thuộc Tổng cục, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng và sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Tổng cục; tiến hành thanh tra hành chính theo thẩm quyền đối với đơn vị, cá nhân thuộc Tổng cục; phối hợp thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an theo sự phân công, chỉ đạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

2. Thanh tra Tổng cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Tổng cục theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công an sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra Tổng cục và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

3. Thanh tra Tổng cục có các đơn vị nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm của Tổng cục trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra của Bộ trình Tổng cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

2. Tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ công an thuộc Tổng cục theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

3. Giúp Tổng cục trưởng quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Tổng cục.

4. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại và việc xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng và tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Tổng cục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng cục.

7. Giúp Tổng cục trưởng quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra cho Thủ trưởng và cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục.

8. Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra theo quy định của pháp luật.

9. Tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng và Chánh Thanh tra Bộ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

10. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác thanh tra đối với các đơn vị thuộc Tổng cục.

2. Trình Tổng cục trưởng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc do yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quyết định thanh tra theo thẩm quyền, lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Thanh tra viên và Cộng tác viên Thanh tra Công an nhân dân để tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật.

3. Kiến nghị Tổng cục trưởng, báo cáo Chánh Thanh tra Bộ xử lý việc chồng chéo, trùng lặp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra trong phạm vi Tổng cục.

4. Kiến nghị Tổng cục trưởng, báo cáo Chánh Thanh tra Bộ để kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục trưởng khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.

5. Kiến nghị Tổng cục trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của Tổng cục trưởng có hành vi vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được phát hiện qua công tác thanh tra theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị đó.

6. Kiến nghị Tổng cục trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ để chỉ đạo, giải quyết.

7. Xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại xử lý tố cáo theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong nội bộ theo quy định của pháp luật.

9. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Tổng cục thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

10. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

11. Đề xuất, phối hợp đề xuất cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra Tổng cục và Thanh tra viên ở các đơn vị thuộc Tổng cục.

12. Quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan Thanh tra Tổng cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

Điều 14. Thanh tra Bộ Tư lệnh

1. Thanh tra Bộ Tư lệnh là đơn vị cấp phòng thuộc Bộ Tư lệnh do Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Tư lệnh quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong nội bộ; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý của Bộ Tư lệnh; xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại và xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Bộ Tư lệnh.

2. Thanh tra Bộ Tư lệnh có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư lệnh và Thanh tra viên theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư lệnh thực hiện như Thanh tra Tổng cục được quy định tại Điều 12 Nghị định này trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Tư lệnh; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tư lệnh thực hiện như Chánh Thanh tra Tổng cục được quy định tại Điều 13 Nghị định này trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Tư lệnh.

Mục 3: THANH TRA CÔNG AN TỈNH, THANH TRA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TỈNH, THANH TRA CÔNG AN HUYỆN

Điều 15. Vị trí, chức năng, tổ chức Thanh tra Công an tỉnh

1. Thanh tra Công an tỉnh là đơn vị cấp phòng thuộc Công an tỉnh, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Giám đốc Công an tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn tổ chức, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Giám đốc Công an tỉnh quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiến hành thanh tra hành chính đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc Công an tỉnh, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an trên địa bàn tỉnh.

2. Thanh tra Công an tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra do Giám đốc Công an tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

3. Thanh tra Công an tỉnh có các đội công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Công an tỉnh

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Công an các đơn vị thuộc tỉnh.

3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra chuyên trách, kiêm nhiệm thuộc phạm vi quản lý của Giám đốc Công an tỉnh; đề xuất giám đốc Công an tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các ngạch Thanh tra viên thuộc quyền quản lý của Công an tỉnh.

4. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền quản lý của Giám đốc Công an tỉnh trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Công an tỉnh.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

6. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Công an tỉnh.

7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Công an tỉnh giao.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Công an tỉnh

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra.

2. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định.

3. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương thuộc quyền quản lý của Giám đốc Công an tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Công an tỉnh.

4. Trưng tập cán bộ của Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Công an tỉnh theo quy định.

6. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Công an tỉnh giao.

Điều 18. Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh

1. Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh là đơn vị cấp phòng chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn tổ chức, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các ngạch Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thuộc phạm vi trách nhiệm của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này trong phạm vi quản lý của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh.

Điều 19. Thanh tra Công an huyện

1. Thanh tra Công an huyện được tổ chức dưới hình thức Đội Thanh tra, Tổ Thanh tra hoặc cán bộ thanh tra chuyên trách; Thanh tra Công an huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Công an huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Công an tỉnh.

2. Thanh tra Công an huyện có trách nhiệm giúp Trưởng Công an huyện quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân thuộc Công an huyện; xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại và việc xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền Công an huyện; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Công an huyện.

3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Thanh tra Công an huyện.

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
13/05/2014
Văn bản được ban hành
41/2014/NĐ-CP
26/05/2014
Ngày đăng công báo
41/2014/NĐ-CP
01/07/2014
Văn bản có hiệu lực
41/2014/NĐ-CP

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Ban hành: 28/09/2020
Hiệu lực: 15/11/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ