Nghị định do Chính phủ ban hành số 25/2014/NĐ-CP

Tóm lược

Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Số hiệu: 25/2014/NĐ-CP Ngày ban hành: 07/04/2014
Loại văn bản: Nghị định Ngày hiệu lực: 22/05/2014
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo: 17/04/2014
Ngành: Công an Lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Vi phạm hành chính,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

CHÍNH PHỦ
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________-

Số: 25/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Xử vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Trong Nghị định này, công nghệ cao bao gồm công nghệ thông tin và viễn thông.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; các cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.

2. Vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là các đơn vị nghiệp vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao (gọi tắt là Cơ quan chuyên trách).

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

1. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tiến hành thường xuyên, liên tục, lấy phòng ngừa là chính; chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm.

3. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Cơ quan, tchức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao phải được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chính sách Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

1. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng hiện đại và huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho Cơ quan chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ, thu hút chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, viễn thông để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ cao, cử người đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về phòng, chống ti phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

3. Đảm bảo kinh phí phục vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ các nguồn sau đây:

a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước quy định hiện hành;

b) Tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

c) Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Chương 2.

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Điều 6. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

1. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:

a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

b) Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong việc bảo vệ và giữ gìn an ninh, trật tự;

c) Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ, tác hại của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

d) Kiến thức, kỹ năng tự phòng, chống các nguy cơ của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; kỹ năng ứng phó khi bị tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu;

đ) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chng tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sdụng công nghệ cao;

e) Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục:

a) Gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp;

b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;

d) Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt cộng đồng;

đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; tầng lớp thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong nhà trường phổ thông và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác liên quan đến công nghệ cao; các hiệp hội, câu lạc bộ trong lĩnh vực công nghệ cao và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.

Điều 7. Quản lý hành chính về an ninh, trật tự

1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sdụng công nghệ cao và có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:

a) Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn;

b) Quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

c) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;

d) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hoạt động phòng ngừa của Cơ quan chuyên trách

1. Tổ chức, triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan tại các địa bàn, lĩnh vực phụ trách nhằm phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Tng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, đề xuất các chủ trương, biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

3. Hướng dn các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Điều 9. Cá nhân tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

1. Tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình.

3. Phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất; phối hp chặt chẽ với Cơ quan chuyên trách trong quá trình xác minh làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao, cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan cho Cơ quan chuyên trách khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Chấp hành quy đnh của pháp luật về thời hạn bảo quản, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu điện tử phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

3. Cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu, dữ liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao cho Cơ quan chuyên trách khi có yêu cầu theo quy định tại Điểm c, d, đ Khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

4. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chuyên trách, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Điều 11. Cơ quan thông tin đại chúng tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

1. Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; phản ánh tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; nêu gương các điển hình tiên tiến, mô hình có hiệu quả trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Lồng ghép nội dung phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao vi các chương trình thông tin, tuyên truyền khác.

Chương 3.

PHÁT HIỆN, XỬ LÝ TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Điều 12. Tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

1. Cá nhân có trách nhiệm tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay với Cơ quan điều tra, Cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hp phát hiện tội phạm, hoặc các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan thanh tra chuyên ngành, Cơ quan chuyên trách thông qua hoạt động thanh tra chủ động phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thanh tra chuyên ngành đề nghị Cơ quan chuyên trách phi hợp tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhằm phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Điều 14. Biện pháp tổ chức, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao của Cơ quan chuyên trách

1. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cơ quan chuyên trách được tiến hành các biện pháp sau đây:

a) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu, xác minh, làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

b) Sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát, phát hiện, thu thập, phục hi và phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử phục vụ phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

d) Yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động của tài khoản và thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật;

đ) Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cng kết nối, các điều kiện kỹ thuật cần thiết để Cơ quan chuyên trách triển khai các phương tiện, biện pháp kỹ thuật kiểm tra, giám sát, thu thập dữ liệu điện tử; yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động của chủ thuê bao và thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

e) Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thm quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp viễn thông ngăn chặn, đình chỉ việc truy nhập hệ thống thiết bị, mạng lưới, sử dụng và cung cấp dịch vụ;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 15. Xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

Người thực hiện hành vi phạm tội hoặc các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý hành chính; nếu gây thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 4.

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Điều 16. Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

1. Đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về dẫn độ đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu dẫn độ và tổ chức thi hành quyết định dẫn độ đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; phi hợp thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp vhình sự trong phòng ngừa, đu tranh chng tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

3. Phối hp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Phối hợp thực hiện các yêu cầu về điều tra tội phạm liên quan đến lĩnh vực sử dụng công nghệ cao theo nguyên tắc có đi có lại với các nước.

5. Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

6. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

7. Tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

8. Thực hiện tương trợ tư pháp, dẫn độ trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao.

9. Hỗ trợ về cơ svật chất, kỹ thuật, công nghệ, tăng cường năng lực cho Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Điều 17. Từ chối hợp tác quốc tế

Cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và các cơ quan, tchức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối yêu cầu hợp tác khi các yêu cầu đó có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ tổ chức thực hiện và theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Tchức, chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân thc hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

3. Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hành chính về an ninh, trật tự và phối hợp thanh tra, xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.

4. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đề xuất việc ký kết các điều ước quốc tế, chủ động ký kết các thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

5. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các biện pháp tổ chức, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao của Cơ quan chuyên trách; chủ trì, phối hp với các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành các nội dung có liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Quân đội nhân dân thực hiện công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong phạm vi nh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý.

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tchức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc trao đổi thông tin, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các điều kiện kỹ thuật cần thiết để Cơ quan chuyên trách triển khai các phương tiện, biện pháp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hướng dẫn chi tiết thi hành về trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trong việc bảo quản, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu điện tử về người sử dụng dịch vụ công nghệ cao phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hướng dẫn huy động tiềm lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan tổ chức phòng, chống tội phạm và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về thương mại điện tử trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Điều 22. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động tài khoản của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật đphục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong hoạt động thanh toán của ngân hàng.

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trong việc trao đi thông tin, tchức công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để chế tạo thiết bị, xây dựng giải pháp, hệ thống phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Điều 25. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định tại Nghị định này.

2. Trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình, kịp thời phối hợp, hỗ trợ Cơ quan chuyên trách trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

3. Phối hợp, hỗ trợ và thực hiện yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Viện Kim sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thm quyền trin khai và đôn đốc thực hiện các chính sách, đường lối, chiến lược, kế hoạch phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

3. Cân đối, phân bổ kinh phí địa phương cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2014.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
-
Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
07/04/2014
Văn bản được ban hành
25/2014/NĐ-CP
17/04/2014
Ngày đăng công báo
25/2014/NĐ-CP
22/05/2014
Văn bản có hiệu lực
25/2014/NĐ-CP

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Ban hành: 28/09/2020
Hiệu lực: 15/11/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ