Nghị định 168/2016/NĐ-CP ký ngày 27/12/2017 lĩnh vực lâm nghiệp

Tóm lược

Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước

Số hiệu: 168/2016/NĐ-CP Ngày ban hành: 27/12/2017
Loại văn bản: Nghị định Ngày hiệu lực:
Địa phương ban hành: Ngày hết hiệu lực:
Số công báo: Ngày đăng công báo:
Ngành: Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lĩnh vực: Lâm nghiệp,
Trích yếu: Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Nguời ký: Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nội dung văn bản

Cỡ chữ

CHÍNH PHỦ
______

Số: 168/2016/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016

 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ KHOÁN RỪNG, VƯỜN CÂY VÀ DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC TRONG CÁC BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG, LÂM NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định về khoán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây cao su, chè, cà phê, ca cao, quế và vưn cây lấy nhựa, tinh dầu, cây ăn quả lâu năm (sau đây viết chung là vườn cây), diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ (sau đây viết chung là Công ty nông, lâm nghiệp) được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; các Công ty nông, lâm nghiệp (sau đây viết chung là bên khoán).

2. Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thtrấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2006; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Luật đất đai năm 2013 nơi có đối tượng khoán (sau đây viết chung là bên nhận khoán).

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khoán rừng, vườn cây, mặt nước là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.

2. Hợp đồng khoán là văn bản thỏa thuận dân sự về nội dung khoán và các nội dung giao kết khác giữa bên khoán và bên nhận khoán.

3. Mặt nước là vùng đất ngập nước và được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc diện tích đất được nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

4. Khoán công việc, dịch vụ là hình thức khoán một hay nhiều công đoạn theo quy trình trng và chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, vườn cây, mặt nước hoc khoán theo thời vụ trng, thu hoạch của các công việc và dịch vụ.

5. Khoán ổn định là hình thức khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xut, vườn cây, mặt nước.

 

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KHOÁN

 

Điều 4. Tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán

1. Bên khoán quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:

a) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và phát triển rừng;

b) Có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Bên nhận khoán quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:

a) Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;

b) Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này;

c) Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;

d) Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán ln hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.

Điều 5. Hình thức khoán

1. Khoán công việc, dịch vụ

a) Khoán trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

b) Khoán sản xuất kinh doanh theo năm hoặc theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây và mặt nước trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

2. Khoán ổn định

a) Khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên theo biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Không áp dụng hình thức khoán này trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

b) Khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với diện tích rừng trồng, vườn cây, mặt nước thực hiện khoán.

Điều 6. Thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán

1. Thời hạn khoán

a) Thời hạn khoán công việc, dịch vụ: Theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

b) Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.

2. Hạn mức khoán

Đối với khoán công việc, dịch vụ hạn mức khoán do bên khoán và bên nhận khoán thỏa thuận. Trường hợp khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, bên khoán căn cứ vào quy mô diện tích khoán và nhu cầu của bên nhận khoán để thỏa thuận và xác định hạn mức khoán phù hợp, trong đó:

a) Hạn mức khoán cho cá nhân theo thỏa thuận, nhưng không quá 15 héc ta.

b) Hạn mức khoán cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhung không quá 30 héc ta.

c) Hạn mức khoán cho cộng đồng dân cư thôn theo thỏa thuận, nhưng tổng diện tích khoán không vượt quá tổng diện tích bình quân mỗi hộ gia đình trong cộng đồng không quá 30 héc ta tại thời điểm hợp đồng khoán.

3. Đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích

a) Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán được xác định theo suất đầu tư hoặc mức hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Việc chia sẻ lợi ích trên diện tích khoán áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng khoán.

b) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, thì bên khoán và nhận khoán căn cứ vào Điều kiện thực tế địa phương để thỏa thuận đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích phù hợp.

Điều 7. Trình tự, thủ tục khoán

1. Khoán công việc và dịch vụ: Bên khoán và nhận khoán thỏa thuận ký hợp đồng khoán theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Khoán ổn định lâu dài

a) Công bố công khai thông tin về khoán: Bên khoán phi hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng rãi, niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày làm việc về diện tích khoán, đối tượng khoán, thời gian nhận hsơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Hồ sơ nhận khoán

Đề nghị nhận khoán: Đối với cá nhân, hộ gia đình theo Mẫu số 02; cộng đồng dân cư thôn theo mẫu số 03.

Biên bản họp thôn (đối với cộng đồng dân cư thôn): Gồm nội dung thng nhất đề nghị nhận khoán; cngười đại diện giao kết hợp đồng.

Bản sao chụp sổ hộ khẩu; giấy chứng nhận hộ nghèo. Đối với cộng đồng dân cư thôn gồm danh sách các thành viên và bản sao chụp sổ hộ khu của các cá nhân và hộ gia đình trong cộng đồng.

c) Tiếp nhận và xét duyệt đề nghị nhận khoán

Bên nhận khoán gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho bên khoán 01 bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, bên nhận khoán thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 2 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này và niêm yết công khai danh sách đối tượng được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.

d) Ký kết hợp đồng: Sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán, bên khoán và bên nhn khoán tchức thương thảo và ký kết hợp đồng khoán theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán theo Mu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.

Điều 8. Hồ sơ khoán

1. Hồ sơ khoán đối vi khoán công việc và dịch vụ: Hợp đồng khoán.

2. Hồ sơ khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh

a) Hồ sơ nhận khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

b) Hợp đng khoán.

c) Sơ đồ khu vực có diện tích thực hiện khoán. Trong đó, thể hiện rõ vị trí, ranh giới và hiện trạng diện tích khoán.

d) Biên bản giao, nhận khoán.

đ) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

3. Hồ sơ khoán được lưu giữ tại bên khoán và nhận khoán.

Điều 9. Quyền và trách nhiệm của bên khoán và nhận khoán

1. Quyền và trách nhiệm của bên khoán

a) Quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định lựa chọn bên nhận khoán theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, chịu trách nhiệm trước pháp Luật về khoán.

b) Công bố công khai diện tích khoán, đối tượng nhận khoán đối với hình thức khoán ổn định trước khi tiến hành khoán và niêm yết danh sách hộ nhận khoán được ký hợp đồng khoán.

c) Thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và giao kết tại hợp đồng khoán.

d) Có trách nhiệm chia sẻ các lợi ích hình thành trên diện tích khoán (nếu có); hỗ trợ các hoạt động về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán.

đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán. Hàng năm hoặc khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng khoán, bên khoán tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện và thanh toán theo hợp đồng hoặc thanh lý và quyết toán hợp đồng khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên.

e) Được hủy bỏ hợp đồng khoán nếu bên khoán vi phạm hợp đồng khoán hoặc vi phạm pháp Luật.

2. Quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán

a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm về khoán.

b) Được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên khoán trong trường hợp vi phạm hợp đồng khoán.

c) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành qulao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng.

d) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp Luật

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp

Các Ban qun lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các Công ty nông, lâm nghiệp căn cứ vào các quy định khoán tại Nghị định này, tổ chức rà soát, phân loại đối tượng khoán, nội dung khoán thực hiện khoán theo quy định tại Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 và giải quyết, xử lý hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2017, cụ thể như sau:

1. Trường hợp bên nhận khoán thực hiện đúng hợp đồng khoán, sdụng đúng mục đích, đúng đối tượng thì được tiếp tục nhận khoán đến hết thời hạn theo hợp đồng đã ký.

2. Trường hợp bên nhận khoán thực hiện không đúng hợp đồng khoán, sử dụng diện tích được nhận khoán sai mục đích, diện tích khoán bị chuyển nhượng trái pháp Luật, thì bên khoán thanh lý hợp đồng khoán và tổ chức thu hồi diện tích khoán.

Điều 11. Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo, triển khai và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.

b) Chỉ đo các Ban quản lý rừng đc dụng, rừng phòng hộ, các Công ty nông, lâm nghiệp do Bộ là đại diện chquản lý và chủ sở hữu tổ chức thực hiện khoán theo quy định tại Nghị định này.

c) Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Các bộ, ngành quản lý các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc sở hữu vốn nhà nước tại các Công ty nông, lâm nghiệp

a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nội dung khoán quy định tại Nghị định này.

b) Tchức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Nghị định này và định kgửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Rà soát quỹ đất theo phân kỳ quy hoạch sử dụng đất tại các khu vực dự kiến triển khai thực hiện khoán.

b) Chđạo, tổ chức triển khai thực hiện nội dung khoán quy định tại Nghị định này tại địa phương.

c) Chỉ đạo các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các Công ty nông, lâm nghiệp do tnh là chủ quản lý và chủ sở hữu tổ chức thực hiện khoán theo quy đnh tại Nghị định này.

d) Tuyên truyền, phổ biến pháp Luật về công tác khoán.

đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị định này tại địa phương và đnh kỳ gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2017.

2. Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 về Ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định s 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thtướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân ti cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

*Xem phụ lục danh mục và toàn bộ nội dung đầy đủ hơn quý độc giả tải tài liệu về máy hoặc xem bản gốc bên dưới.  

 

 

BẢN GỐC

BẢN GỐC

In Chia sẻ

Lịch sử hiệu lực

Ngày
Trạng thái
Văn bản nguồn
Phần hết hiệu lực
27/12/2016
Văn bản được ban hành
168/2016/NĐ-CP
15/02/2017
Văn bản có hiệu lực
168/2016/NĐ-CP

Lược đồ

Mở tất cả
Đóng tất cả
Văn bản hiện thời (0)
Văn bản HD, QĐ chi tiết (0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản dẫn chiếu (0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần (0)
Văn bản bị đình chỉ (0)
Văn bản liên quan khác (0)
Văn bản đình chỉ (0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được hợp nhất (0)
Văn bản đình chỉ 1 phần (0)
Văn bản được bổ sung (0)
Văn bản hợp nhất (0)
Văn bản bổ sung (0)
Văn bản được sửa đổi (0)
Văn bản sửa đổi (0)

Văn bản liên quan theo cơ quan ban hành

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Ban hành: 28/09/2020
Hiệu lực: 15/11/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Văn bản liên quan theo người ký

N

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 05/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Ban hành: 19/10/2020
Hiệu lực: 01/07/2022
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
N

Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 01/12/2020
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
C

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Công văn 8393/VPCP-NC 2020 của Văn phòng Chính phủ về sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Ban hành: 07/10/2020
Hiệu lực: 07/10/2020
Trạng thái: Còn hiệu lực

Tóm lược

Nội dung

Tải về

Lịch sử

Lược đồ