Mức xử phạt đối với hành vi buôn bán, làm giả tem mác mỹ phẩm

13:28 - 08/06/2018 Tin pháp luật
Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP Điều 13, với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30 triệu đồng.
Sáng 7/6, Đội quản lý thị trường số 17 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) phát hiện thấy điểm tập kết các loại mặt hàng mỹ phẩm giả trên phố Đội Cấn, quận Ba Đình vào sáng qua, ngày 7/6.
 
mức phạt với hành vi buôn bán mỹ phẩm giả
 
Buôn bán, làm giả mỹ phẩm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Lao động.
 
Theo thống kê, có khoảng hàng nghìn chai, lọ chưa dán nhãn mác, nhiều bao bì các sản phẩm sữa tắm trắng da, các loại bàn chải dành cho trẻ em bị nghi là hàng mua nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc từ nước ngoài có thể đang chuẩn bị được đóng gói, gắn tem giả của các nhãn hiệu nổi tiếng để bán ra thị trường. 
 
Tình trạng buôn bán mỹ phẩm giả ngày càng phổ biến và có dấu hiệu phức tạp hơn tại Việt Nam. Như vậy, hành vi buôn bán, làm giả mỹ phẩm sẽ được xử phạt thế nào?
 
Điều 25 Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định về khung hình phạt với “hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa” mức phạt cao nhất chỉ từ 7 - 10 triệu đồng.
 
Còn theo Nghị định  185/2013/NĐ-CP Điều 13, với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30 triệu đồng tùy theo số lượng và giá trị của hàng thật
 
Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999 (BLHS 1999) tùy thuộc vào tính chất, mức độ, loại hàng hóa vi phạm, hành vi buôn bán hàng giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà người vi phạm có thể bị xử phạt từ 6 tháng đến 15 năm tù. 
 
Chia sẻ