Lỗi không bằng lái ô tô phạt bao nhiêu 2018

14:47 - 08/06/2018 Tin pháp luật
Xử phạt 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển và chủ phương tiện trong trường hợp không bằng lái xe ô tô, đồng thời, có thể bị tạm giữ phương tiện 7 ngày. Căn cứ Điểm b, Khoản 7, Điều 21; Điểm , Khoản 7, Điều 30 và Điểm , Khoản 1, Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Theo quy định mới nhất của luạt giao thông đường bộ, về việc không bằng lái ô tô phạt bao nhiêu năm 2018, mức phạt không có giấy phép lái xe ô tô năm 2016 hiện vẫn đang được áp dụng theo Luật giao thông đường bộ năm 2008 và theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
 
Trong đó có nhiều mức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau đối với mỗi trường hợp người điều khiển ô tô không có bằng lái xe ô tô hoặc không thể xuất trình được giấy phép lái xe ô tô phù hợp với loại phương tiện đang điều khiển trong thời điểm được người có thầm quyền yêu cầu dừng xe lại và xuất trình giấy tờ xe.
 
Căn cứ theo Luật giao thông đường bộ năm 2008: Tại khoản 1 điều 58 quy định rõ “Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp”. Điều 8 của Luật này cũng quy định nghiêm cấm “Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định”.
  

CAGT kiểm tra và phạt lỗi không bằng lái xe.

Hình ảnh minh họa: CSGT đang kiểm tra và phạt hành chính đối với lỗi không bằng lái xe 2018 (Nguồn: baogiaothong)

Trích dẫn Điểm b, Khoản 7, Điều 21; Điểm , Khoản 7, Điều 30 và Điểm , Khoản 1, Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
 
Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;
 
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô),Khoản 1 Điều 62 của Luật Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng);
Như vậy,  dựa vào Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì đối với lỗi không bằng lái xe ô tô thì cả người điều khiển và chủ phương tiện đều bị xử phạt :
- Đối với người điều khiển thì bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
- Đối với chủ phương tiện thì nếu là cá nhân sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; còn nếu là tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Chia sẻ