Các giai đoạn tố tụng hành chính theo pháp luật hiện hành

13:30 - 18/06/2018 Tin pháp luật
Các giai đoạn tố tụng hành chính theo pháp luật hiện hành gồm: khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm, xét lại bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thi hành bản án hành chính.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức toà án, căn cứ pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Tố tụng hành chính được phân thành các giai đoạn chính sau:
 
1. Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính:
Khi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế tháy rằng quyết định, hành vi hành chính cũ thể nào đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà hành chính giải quyết. Trước khi khởi kiện, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan hành chính mà họ mà họ cho là trái pháp luật; trong trường jợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hnàh chính tại toà án có thẩm quyền.
Sau khi nhận được đơn kiện, Toà hành chính phải xem xét nếu xét thấy không tuộc trường hợp trả lại đơn thì Toà án thụ lý vụ việc kiện theo thẩm quyền.
 
2. Chuẩn bị xét xử:
Trong giai đoạn này, Toà hành chính thực hiện các công việc chuẩn bị, như yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, ....khi xét thấy cần thiết Toà có thể thu thập chứng cứ, xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định ... sau khi nhận thấy việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ, Toà hành chính phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án.
 
3. Xét xử sơ thẩm:
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử vụ án hành cính gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân.
Phiên toà có sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định thì tuỳ từng vụ án cụ thể mà Toà hành chính xét thấy cần có mặt hay không. Sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cũng được pháp lệnh quy định tại Điều 18.
Về thủ tục phiên toà, pháp lệnh cũng quy định giống như thủ tục bắt đầu phiên toà xét xử vụ án dân sự hoặc vụ án kinh tế.
Các quyết định của Hội đồng xét xử phải do các thành viên của hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
 
4. Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm:
Để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về quyền kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát để yêu cầu toà án cấp trên xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hành chính. Giai đoạn này có nhiệm vụ sửa chữa những sai lầm và vi phạm của toà án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất.
Tính chất của việc xét lại bản án và quyết định theo thủ tục phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án sơ thẩm và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hay kháng nghị. Bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án.
Về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm cũng tương tự như trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên do tính chất của giai đoạn này, cho nên phiên toà phúc thầm có những đặc thù so với phiên toà sơ thẩm.
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán. Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng tương tự như khi xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động ....
 
5. Xét lại bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm:
 
6. Thi hành bản án hành chính.
Chia sẻ