ASEAN là gì? Các nội dung cơ bản quanh ASEAN?
16:09 - 02/07/2018
Tin pháp luật
Được thành lập vào ngày 8/8/1967, ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á, cho đến nay bao gồm 10 nước (trừ Đông Timor chưa kết nạp, hiện giữ vai trò 1 Quan sát viên).. Chi tiết xem nội dung bên dưới.
ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc, Thái Lan, với việc ký kết Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng Cốc) của 5 nước sáng lập ASEAN, cụ thể là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Sing-ga-po và Thái Lan. Sau đó, Bru-nây Đa-ru-sa-lam gia nhập ngày 7/1/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Mi-an-ma ngày 23/7/1997, và Cam-pu-chia ngày 30/4/1999, nâng tổng số các quốc gia thành viên của ASEAN lên 10 (trừ Đông Timor chưa kết nạp, hiện giữ vai trò 1 Quan sát viên).
7 mục tiêu của ASEAN theo Tuyên bố Bangkok:
1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa hình và thịnh vượng.
2) Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
3) Thúc đẩy hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính.
4) Giúp đỡ lẫn nhau thông qua đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.
5) Hợp tác có hiệu quả hơn, tận dụng nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả nghiên cứu các vấn đề về thương mại hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân.
6) Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á.
7) Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
Các ủy ban của ASEAN bao gồm:
- Ủy ban thường trực ASEAN (ASC):
Bao gồm chủ tịch là bộ trưởng ngoại giao của nước đăng cai hội nghị AMM sắp tới,tổng thư kí ASEAN và Tổng giám đốc của các ban thư ký ASEAN quốc gia.ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.ASC cũng xem xét các đề nghị về chương trình hợp tác SEOM và ủy ban hợp tác chuyên ngành nêu ra, thông qua các nước thành viên ASEAN là điều phối viên chuyển cho các nước đối thoại hoặc các tổ chức quốc tế đa phương để tìm vốn tài trự cho những đề nghị được coi là có triển vọng nhất.
- Các ủy ban hợp tác chuyên ngành:
Hiện có 6 ủy ban hợp tác chuyên ngành hay là ủy ban phi kinh tế về các lĩnh vực KH_CN,VH và Thông tin, Môi trường. Phát triển xã hội….chủ tịch của các ủy ban được luân phiên giữa các nước thành viên.mỗi ủy ban đều lập ra các tiểu ban hoặc nhóm làm việc phụ trách các phần việc cụ thể.
Hình ảnh minh họa: Thành viên các nước ASEAN (Nguồn: Việt Nam trong tôi)
Trong hơn 40 năm phát triển, ASEAN đã có nhiều biện pháp và sáng kiến nhằm thích ứng với những thay đổi trong môi trường thế giới và khu vực:
- 1971: Những thay đổi nhanh chóng trong khu vực và trên thế giới đặc biệt trong quan hệ giữa các nước lớn như: căng thẳng trong quan hệ Liên Xô - Trung Quốc, cải thiện quan hệ Trung Quốc - Mỹ, sự ra đời của học thuyết Nixon “Vấn đề của châu Á do châu Á tự giải quyết” làm dấy lên lo ngại khu vực sẽ bị đẩy vào một cuộc tranh chấp mới giữa các cường quốc, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực.
- 1976: Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, chiến tranh Đông Dương kết thúc và việc Mỹ rút khỏi khu vực đã thôi thúc các nước ASEAN tăng cường hợp tác nhằm gia tăng sức mạnh của Hiệp hội, theo đó ra Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Ba-Li I) thể hiện quyết tâm thúc đẩy hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.
- 1992: Cùng với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trinh ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực. Cũng trong năm 1992, ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình trước bối cảnh Chiến tranh lạnh đã kết thúc và môi trường an ninh khu vực đang có những biến chuyển sâu sác.
- 1993-1994: ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 26 (tháng 7 năm 1993). Diễn đàn ARF đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1994.
- 1995: ASEAN có hai bước tiến quan trọng: (1) Kết nạp Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995), bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN; (2) Ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ), hưởng ứng phong trào giải trừ quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh và hiện thực hóa Tuyên bố về khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN).
- 1996: Để cân bằng quan hệ ngày càng tăng cường giữa ASEAN với các nước Đông Á khác và với châu Mỹ qua khuôn khổ APEC, ASEAN đã thống nhất thành lập Diễn đàn Á - Âu (ASEM) và họp lần đầu tiên ngày 1-2 tháng 3 năm 1996 tại Băng-cốc, Thái Lan.
- 1997-1999: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 thúc đẩy tiến trình hợp tác Đông Á ra đời và được thể chế hóa năm 1999 với Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á tại hội nghị ASEAN+3 lần thử 3 ở Ma-ni-la, Phi-líp-pin. Trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, mở ra trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định, hài hòa và phát triển thịnh vượng.
- 1998: Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội (ngày 16-17 tháng 12 năm 1998), ASEAN đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn giai đoạn 1998-2004.
- 2002: Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnôm Pênh, quy định cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, cam kết sẽ hợp tác xây dựng lòng tin và hướng tới xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
- 2003: ASEAN tiến một bước nữa trong việc tăng cường liên kết khu vực khi cho ra đời Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II), xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột Cộng đồng An ninh(1), Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội.
- 2005: Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên được tổ chức tại Kua-la Lăm-pơ với sự tham gia của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôt-xtrây-li-a và Niu Di-lân.
- 2007: Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 là một bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN kể từ khi thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng.
- 2008: Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực ngày 15 tháng 12 năm 2008.
- 2009: Lộ trình Xây dựng Cộng đồng ASEAN và 3 Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng được ASEAN thông qua nhằm xác định các bước đi cụ thể hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Chia sẻ