Dân chủ là gì? Chế độ dân chủ và nền dân chủ là gì?

14:44 - 04/01/2019 Tin pháp luật
Tìm hiểu dân chủ là gì, có mấy loại dân chủ. Nội dung của khái niệm dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khái niệm chế độ dân chủ và nền dân chủ là gì?

Dân chủ là gì?

 
Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trưc tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra.
 
Theo nghĩa đó, một khi quyền lực cai trị xã hội thuộc về một người (ví dụ theo chế độ phong kiến) thì xã hội đó là xã hội không có dân chủ mà là xã hội “quân chủ” (vấn đề chỉ còn là “quân chủ tập quyền” hay “quân chủ phân quyền” mà thôi).
 
Nếu lý giải theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì khái niệm “dân chủ” bao hàm ba nội dung chủ yếu sau đây:
 
+ Dân chủ là quyền lực của nhân dân (tức chủ thể quyền lực của xã hội thuộc về nhân dân). Theo nghĩa đó, một khi quyền lực cai trị xã hội thuộc về một người (ví dụ theo chế độ phong kiến) thì xã hội đó là xã hội không có dân chủ mà là xã hội “quân chủ” (vấn đề chỉ còn là “quân chủ tập quyền” hay “quân chủ phân quyền” mà thôi).
 
+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì không có dân chủ phi giai cấp. Trái lại, về thực chất (chứ không phải là trên phương diện tuyên ngôn – lời tuyên bố) dân chủ bao giờ cũng là dân chủ đối với một giai cấp xác định còn đối với giai cấp khác, giai cấp đối kháng với nó thì không có dân chủ. Bản chất giai cấp của dân chủ có cơ sở kinh tế của nó. Giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì mói có thể thực sự thực hiện được quyền làm chủ xã hội.
 
Ví dụ, khái niệm dân chủ trong xã hội chiếm hữu nô lệ là dân chủ cho giai cấp chủ nô chứ không phải cho giai cấp những người nô lệ (những người bị coi không phải là “người"), cũng không phải thực chất cho tầng lớp lao động tự do (nông dân, thợ thủ công,... trong xã hội chiếm hữu nô lệ).
 
+ Khái niệm dân chủ không phải là khái niệm bất biến, trái lại nó là một phạm trù có tính lịch sử và luôn gắn với sự tồn tại của các kiểu nhà nước trong mỗi điều kiện xác định. Bởi vậy, khái niệm “dân chủ" có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm "chế độ dân chủ và “nền dân chủ”. Nếu không thế thì trong thực tế xã hội, khái niệm dân chủ chỉ là một khái niệm thuần tuý tư tưởng, thiếu một nội dung hiện thực triển khai trong thực tiễn tổ chức xã hội.
 
dân chủ là gì
Dân chủ là gì? (Ảnh minh họa)

Có mấy loại dân chủ?

 
Dân chủ gồm có các dạng: dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, hoặc dân chủ nửa trực tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của hình thức quản lý của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” và thừa nhận quyền tự do trong chính kiến và bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về chính trị xã hội của công dân.
 
Chế độ dân chủ ra đời đánh dấu bước tiến bộ trong lịch sữ phát triển của loài người, trước hết là trong đấu tranh giai cấp nhằm chống lạichế độ quân chủ mà thực chất của nó là một người quyết định tất cả, là hình thức thống trị của một cá nhân. Có các loại: dân chủ tư sản,dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân, dân chủ đại diện, dân chủ thuần túy; dân chủ hình thức; dân chủ giả hiệu.
 

Chế độ dân chủ và nền dân chủ là gì?

 
Khái niệm chế độ dân chủ dùng để chỉ thiết chế xã hội nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân; còn khái niệm nền dân chủ dùng để chỉ hệ thống các thiết chế được xác lập và thực thi trong hiện thực xã hội theo mục tiêu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội đó. Theo nghĩa đó, khái niệm chế độ dân chủ và khái niệm nền dân chủ có cùng bản chất nhưng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng thay thế cho phù hợp.
 
Xem thêm:
 

 

ThanhNT
Chia sẻ