Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam là gì?
17:12 - 18/06/2018
Tin pháp luật
Tổng thể các quy phạm pháp luật về quyền tự do và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước là quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam. Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam được dựa trên địa vị pháp lý hành chính và bảo đảm pháp lý hành chính đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân.
Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật về quyền tự do và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước và về những bảo đảm hành chính đối với các quyền, tự do và nghĩa vụ đó.
Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt nam được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
- Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xây dựng trên cơ sở và bảo đảm thực hiện các quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp quy định.
- Mọi công dân Việt nam không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi cư trú, bình đẳng trong việc hưởng quy chế pháp lý hành chính.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân là hai mặt không thể tách rời trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
- Công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội. Nhà nước không ngừng bảo đảm cho công dân có điều kiện phát triển toàn diện.
Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt nam:
1. Địa vị pháp lý hành chính của công dân Việt nam:
- Theo Hiến pháp 1992: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và của địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
- Địa vị pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân được các quy phạm pháp luật hành chính quy định.
- Địa vị pháp lý hành chính của công dân được thể hiện tông qua vai trò của công dân trong việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước cũng như là nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghgiã vụ pháp lý hành chính của công dân.
Việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của công dân rất đa dạng về hình thức và tính chất. Công dân có thể nhân danh quyền lực nhà nước (với tư cách là chủ thể quản lý hành chính nhà nước) hoặc nhân danh chính mình (với tư cách là đối tượng quản lý hành chính nhà nước).
a. Công dân tham gia trực tiếp vào quản lý hành chính nhà nước:
- Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nuớc với tư cách là chủ thể quản lý hành chính nhà nước: phù hợp với nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trong một số trường hợp cụ thể nhà nước còn trao quyền quản lý hành chính nhà nước cho công dân. Nhà nước thường trao quyền quản lý hành chính cho công dân đối với những công việc gần gủi với hoạt động bình thường của họ mà nhà nước xét thấy không cần phải trực tiếp quản lý.
- Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước với tư cách là đối tượng quản lý hành chính:
+ Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước cụ thể với tư cách là đối tươịng quản lý hành chính nhà nước: công dân có thể chủ động hoặc theo yêu cầu bắt buộc của nhà nước tham gia vào các quan hệ quản lý hành chính nhà nước cụ thể nhằm thực hiện những công việc nhất định trong quản lý hành chính nhà nước. các quan hệ hành chính nhà nước cụ thể giữa công dân và nhà nước thường được thiết lập trong các trường hợp:
* Trường hợp công dân thực hiện quyền của mình trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước;
* Trường hợp công dân thực hiện nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước;
* Trong các quan hệ quản lý hành chính nhà nước được thiết lập do việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân.
* Trường hợp công dân yêu cầu chủ thể quản lý hành chính nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
+ Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở chấp hành quy phạm pháp luật hành chính mà không đòi hỏi phải thiết lập các quan hệ quản lý hành chính nhà nước cụ thể.
b. Công dân tham gia gián tiếp vào quản lý hành chính nhà nước:
- Công dân tham gia gián tiếp vào quản lý hành chính nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước.
- Công dân tham gia gián tiếp vào quản lý hành chính nhà nước thông qua hoạt động của các tổ chức xã hội.
2. Những bảo đảm pháp lý hành chính đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân:
- Thủ tục hành chính;
- Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân.
- Chế độ trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân.
Chia sẻ