Người đồng tính, chuyển giới có được bố trí buồng giam riêng?

10:13 - 13/08/2018 Tin pháp luật
Theo quy định tại điều 18, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng. Ngoài ra, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình và phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi... cũng có thể được áp dụng quyền này.
Người đồng tính, chuyển giới có được bố trí buồng giam riêng       
Hình ảnh minh họa: Người đồng tính, chuyển giới có được bố trí buồng giam riêng
 
Người đồng tính hoặc chuyển giới khi bị bắt tạm giữ, tạm giam theo khoản 4 Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
 
“4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
 
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
 
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
 
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.”
 
Theo đó, người đồng tính, người chuyển giới được bố trí giam giữ ở buồng riêng.
 
Ngoài ra, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình, phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng, người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần… cũng được áp dụng quyền này.
 
Như vậy, người đồng tính có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.

Theo khoản 4 Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015:

“4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:

a) Người đồng tính, người chuyển giới;

b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;

c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.”

Theo đó, người đồng tính, người chuyển giới được bố trí giam giữ ở buồng riêng.

Ngoài ra, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình, phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng, người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần… cũng được áp dụng quyền này.

Quy định này đảm bảo rằng, mọi đối tượng đều nhận được sự đối xử bình đẳng trước pháp luật đồng thời bảo đảm quyền lợi của những đối tượng này.

Chia sẻ