PHÒNG GD&ĐT ............... TRƯỜNG ....................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: ................ |
............., ngày...tháng...năm... |
BÁO CÁO
CÔNG TÁC CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH
Thực hiện Công văn số ................ngày ................. của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo thực trạng và giải pháp thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh;
Thực hiện ................. ngày ............. của Phòng Giáo dục và Đào tạo ......... về việc báo cáo công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh;
Trường THCS .............. báo cáo về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh như sau:
1. Thực trạng và nhu cầu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp là hoạt động gắn liền với chương trình giáo dục hiên nay mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Hoạt động này giúp cho học sinh am hiểu về ngành nghề, nhu cầu lao động trong tỉnh và trong khu vực hiện nay; giúp cho học sinh xác định hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS và chọn nghề sao cho phù hợp. Song song với việc hướng nghiệp là việc phân luồng học sinh THCS theo năng lực học tập của từng học sinh. Đây là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ những năm qua góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực cho đất nước. Thực hiện chủ trương, chính sách đó Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Sở, phòng GD&ĐT định hướng cho các trường phổ thông thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp, tuyên truyền nâng cao nhận thức của PHHS, học sinh xác định đúng hướng đi sau TNTHCS sao cho phù hợp với năng lực học tập của bản thân. Mặc dù các trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng công tác phân luồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng yêu cầu.
2. Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh phổ thông trong những năm qua (từ năm học 2010-2011 đến nay)
Trường thực hiện đúng, đủ chương trình, thời lượng, chủ đề hướng nghiệp cho học sinh lớp trong năm học. Trong mỗi tiết giáo dục hướng nghiệp có liên hệ thực tế, giáo dục, từng bước hình thành sự nhận thức của các em đối với việc định hướng nghế nghiệp sau này; có phân tích đặc điểm, yêu cầu một số của ngành nghề hiện nay.
Trường thường xuyên tổ chức họp mặt PHHS thông tin kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ để PH năm bắt được năng lực học tập của con em mình. Trường cũng thông tin kết quả tuyển sinh lớp 10 và chỉ tiêu tuyển sinh của các trường PTTH trong huyện để phụ sinh lượng sức học của con em mà chọn trường sau TNTHCS. Đồng thời trường cũng giói thiệu, tư vấn nghề cho PH.
Sau khi có kết quả 2 mặt giáo dục cuối năm và xét công nhận TN THCS, trường phân luồng học sinh, tổ chức tuyên truyền, tư vấn bằng những thông tin của Trung tâm GDTX huyện, Trung tâm dạy nghề huyện, thông tin tuyển sinh của trường trung cấp nghề Thái Nguyên. Ngoài ra, nhóm giáo viên còn phân tích, hướng dẫn, động viên PH cho con em chọn nghề, tham khảo hồ sơ tuyển sinh của các đơn vị.
3. Thực trạng công tác phân luồng học sinh
- Trường thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách về phân luồng học sinh của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT ban hành.
Kết quả:
Năm học |
Quy mô phân luồng học sinh sau THCS |
||||
Tổng số học sinh hoàn thành chương trình giáo dục THCS |
Số học sinh vào THPT |
Số học sinh vào trung tâm GDTX |
Số học sinh vào TCCN |
Số học sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện; nguyên nhân;
- Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT là do một số học sinh có chất lượng học tập thấp, mức độ đầu tư, động cơ học tập còn hạn chế nên chưa đủ khả năng vào lớp 10 THPT.
- Vào trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề còn ít, cũng do PH nhận thức còn kém, chưa đồng thuận với quan điểm, chủ trương của ngành, còn lo sợ con em xa nhà tiếp cận xã hội quá sớm dễ bị cám dỗ rơi vào hư hỏng, khó quản lý, đặc biệt là đối với học sinh nữ.
- Học sinh chưa nhận thức đúng cho hướng đi trong tương lai cộng với hoàn cảnh kinh tế gia đình nên phải đi lao động, làm thuê phụ giúp gia đình sau khi TN. Do đó, trường không có điều kiện gặp gỡ để trao đổi, vận động các em.
- Do hoàn cảnh kinh tế gia đình của học sinh hạn hẹp, ngại đóng học phí khi vào học lớp 10 BT THPT; không đủ tiền cho việc học tập và ăn ở, không biết ra trường có khả năng tìm được việc làm hay không nên quyết định còn chưa đúng...
* Các giải pháp thực hiện phân luồng học sinh giai đoạn tới (2017-2021)
- Phân luồng học sinh sau trung học là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Để việc phân luồng học sinh có hiệu quả thì cần phải có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị mà gần nhất là Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Đây cũng là việc làm của toàn xã hội, chủ trương này phải được tuyên truyền sâu rộng đến từng cụm dân cư, vào nội dung chương trình sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, nhằm giúp cho mọi người nhận thức được việc định hướng nghề nghiệp cho con em sau trung học là cần thiết để hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau TN THCS.
- Tư vấn, tuyên truyền nhằm nâng lên nhận thức, hiểu biết của PHHS, của học sinh cuối cấp về công tác này. Từ đó, tạo sự đồng thuận của PH với quan điểm chủ trương của ngành, xóa đi tư tưởng mong muốn con em học xong trung học phải vào cao đẳng hoặc đại học, trong khi đó năng lực học tập của con em mình không có khả năng đạt tới. Với cuộc sống kinh tế hiện tại không vì ngái ngại học phí, tiền ăn ở vì đã có chính sách hỗ trợ vay vốn của Nhà nước; việc quản lý con em xa nhà chổ ở để học tập thì có các trường nghề quan tâm.
- Đối với trường dạy nghề thì tăng cường chất lượng đào tạo nghề, tạo thương hiệu trường để khi ra trường học sinh có được 1 nghề vững chắc tham gia vào lao động xã hội mà không phải học lại, đào tạo lại khi bắt tay vào nghề. Mở thêm các nghề theo nhu cầu của xã hội hiện nay, theo sở trường của học sinh để thu hút tạo niềm tin cho PH và học sinh. Đồng thời trường nghề phải có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, xí nghiệp trong ngoài tỉnh về việc tuyển chọn công nhân, tạo đầu ra ổn định, học sinh có việc làm ngay, không thất nghiệp. Hằng năm, trường nghề cũng cần có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho PH và học sinh các trường trung học để giúp cho các trường thuận lợi trong việc phân luồng học sinh sau khi TNTHCS.
- Thực trạng điều kiện đảm bảo chất lượng GDHN: Chương trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên (phụ lục gửi kèm).
Điều kiện thực hiện công tác GDHN, phân luồng học sinh |
||
Số cơ sở giáo dục và đào tạo tham gia công tác GDHN |
Số cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện công tác GDHN |
Số cán bộ quản lí, giáo viên được đào tạo, tập huấn về GDHN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Đề xuất, kiến nghị
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về GDHN để công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh được hiệu quả cao hơn.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT ...... - Lưu VT |
HIỆU TRƯỞNG |